Hà Nội tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm an toàn thực phẩm

(LĐTĐ) Chiều 4/6, Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm (ATTP) thành phố Hà Nội tổ chức giao ban trực tiếp và trực tuyến công tác ATTP với các quận, huyện, thị xã. Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác ATTP Thành phố Trần Sỹ Thanh chủ trì giao ban.
Phát hiện gần 200kg thịt gà không rõ xuất xứ tại Thái Nguyên Tăng cường kiểm tra, xử phạt các cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế: Kiên quyết không mua hàng của các cơ sở không đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Tham dự giao ban còn có các đồng chí: Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND Thành phố, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo công tác ATTP Thành phố; Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế; Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế; cùng các thành viên Ban Chỉ đạo công tác ATTP thành phố Hà Nội.

Hà Nội tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm an toàn thực phẩm
Chủ tịch UBND Thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác ATTP Thành phố Trần Sỹ Thanh trao tặng Bằng khen cho các tập thể có đóng góp trong Tháng hành động vì ATTP.

Phát biểu tại giao ban, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, trong Tháng hành động vì ATTP, Thành phố đã thành lập 706 đoàn kiểm tra, giám sát về ATTP, trong đó cấp thành phố có 17 đoàn liên ngành; cấp quận, huyện, thị xã có 82 đoàn; cấp xã, phường, thị trấn có 607 đoàn.

Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã triển khai các hoạt động Tháng hành động vì ATTP với chủ đề "Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới".

Các đoàn kiểm tra liên ngành của Thành phố tổ chức kiểm tra đột xuất, định kỳ 33 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống; số cơ sở đạt: 16/33 cơ sở (tỷ lệ 48,5%); số cơ sở không đạt: 17/33 cơ sở (tỷ lệ 51,5%).

Đoàn kiểm tra liên ngành Thành phố xử lý 14 cơ sở vi phạm theo quy định của pháp luật với tổng số tiền phạt 151 triệu đồng; lấy 2 mẫu thực phẩm xét nghiệm chỉ tiêu hóa lý, vi sinh, kết quả 2/2 mẫu đạt (tỷ lệ đạt 100%); xét nghiệm nhanh: 124/128 mẫu (tỷ lệ đạt 96,9%).

Các sở, ngành liên quan thành viên Ban Chỉ đạo công tác ATTP Thành phố đã chủ động thành lập các đoàn kiểm tra theo chức năng nhiệm vụ được phân công. Tổng số cơ sở được kiểm tra là 817 cơ sở, số cơ sở bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP là 683 cơ sở, với tổng số tiền phạt hơn 4,6 tỷ đồng.

Các quận, huyện, thị xã tăng cường hoạt động kiểm tra và xử lý các cơ sở vi phạm trong Tháng hành động vì ATTP. Tổng số cơ sở được kiểm tra, giám sát là 11.692 cơ sở, trong đó 10.385 cơ sở có kết quả đạt (tỷ lệ 88,8%); tổng số cơ sở vi phạm 996 cơ sở với số tiền phạt hơn 4,2 tỷ đồng.

Toàn thành phố kiểm tra, giám sát 12.509 cơ sở, trong đó số cơ sở đạt điều kiện ATTP theo quy định là 10.522 cơ sở (tỷ lệ đạt 84,1%).

Tổng số cơ sở vi phạm là 1.814 cơ sở, trong đó, số cơ sở bị xử lý là 1.679 cơ sở, số cơ sở bị nhắc nhở, khắc phục tại chỗ là 135 cơ sở. Số cơ sở bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực ATTP là 1.679 cơ sở, với tổng số tiền phạt hơn 8,8 tỷ đồng. Số cơ sở bị hủy sản phẩm là 280 cơ sở, buộc tiêu huỷ số lượng hàng hoá trị giá trên 2,7 tỷ đồng.

Hà Nội tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm an toàn thực phẩm
Toàn cảnh buổi giao ban.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương nhấn mạnh, Thành phố cũng tăng cường hoạt động thông tin, tuyên truyền về ATTP, đặc biệt là trong Tháng hành động vì ATTP, trong đó tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức về ATTP cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức chiến dịch truyền thông hoạt động trong Tháng hành động vì ATTP. Các quận, huyện, thị xã tổ chức tập huấn cho người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng; tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh xã, phường, thị trấn; treo băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi, áp phích về công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Đặc biệt, qua đợt kiểm tra trong Tháng hành động vì ATTP cho thấy, cần có sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt các ban ngành tham mưu, triển khai nhanh chóng, cần tập trung vào công tác kiểm tra đột xuất, cơ sở kinh doanh ngoài giờ hành chính; đẩy mạnh công tác truy xuất nguồn gốc thực phẩm đến tận nơi trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, đầu tư kinh phí xét nghiệm đánh giá nguy cơ ô nhiễm thực phẩm để cảnh báo cho cộng đồng.

Đồng thời, Thành phố tiếp tục cần đẩy mạnh nhiều hơn nữa trong công tác tuyên truyền, vận động thực hiện các quy định về ATTP một cách thực tế, hiệu quả để nâng cao nhận thức, thực hành cho người sản xuất, chế biến, kinh doanh, người tiêu dùng thực phẩm.

Ông Vũ Cao Cương yêu cầu các quận, huyện chủ động xây dựng kế hoạch hành động trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, hậu kiểm về bảo đảm ATTP trong lĩnh vực được phân công; xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm trong lĩnh vực ATTP; tập trung kiểm tra, giám sát, truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học và bếp ăn tập thể khu công nghiệp và chế xuất.

Kiểm soát ATTP đối với cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố xung quanh cổng trường học trên toàn thành phố; nâng cao chất lượng, đảm bảo ATTP dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, giảm thiểu nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động thông tin, truyền thông về ATTP, khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, công khai các cơ sở vi phạm trên phương tiện truyền thông đại chúng.

Tại giao ban, đại diện các sở, ngành và quận, huyện tại các điểm cầu đã báo cáo công tác triển khai thực hiện trong Tháng hành động vì ATTP; thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm tại địa phương.

Nhân dịp này, UBND thành phố Hà Nội đã trao tặng Bằng khen cho 10 tập thể và 7 cá nhân có đóng góp trong Tháng hành động vì ATTP.

Phát biểu chỉ đạo tại giao ban, đồng chí Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND Thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác ATTP Thành phố cho biết, qua các hoạt động của Tháng hành động vì ATTP, nhiều quận huyện đã làm tốt công tác đảm bảo ATTP. Tuy nhiên, vẫn còn có những địa phương triển khai chưa tốt. Do đó, công tác kiểm tra ATTP cần được coi như nhiệm vụ chính trị thực hiện thường xuyên chứ không chỉ riêng trong Tháng hành động vì ATTP.

Các hoạt động vi phạm ATTP sẽ âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe, tầm vóc của thế hệ giống nòi, do đó cần sự vào cuộc quyết liệt của tất cả hệ thống chính trị.

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, những hoạt động này cần được triển khai kiên trì, 5 năm, 10 năm, 20 năm... sẽ dần thay đổi được thói quen, nhận thức của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe. Đặc biệt, các hoạt động tuyên truyền ATTP cần được đưa vào trường học để giáo dục thế hệ tương lai; đẩy mạnh bổ sung kinh phí truyền thông trên báo, đài, mạng xã hội... tổ chức các cuộc thi viết về ATTP.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội phối hợp thực hiện toàn diện kế hoạch công tác năm 2024

Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội phối hợp thực hiện toàn diện kế hoạch công tác năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 9/1, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai công tác năm 2025.
Quận Long Biên: Thêm 3 Nghiệp đoàn lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở được thành lập

Quận Long Biên: Thêm 3 Nghiệp đoàn lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở được thành lập

(LĐTĐ) Ngày 9/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã công bố quyết định kết nạp đoàn viên và thành lập Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở phường Giang Biên.
Hà Nội: Cháy lán tạm tại ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu

Hà Nội: Cháy lán tạm tại ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu

(LĐTĐ) Tối 9/1/2025 đã xảy ra cháy 5 lán tạm có diện tích khoảng 300m2, tại ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Hàng loạt dự án giao thông tại TP.HCM sẽ khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025

Hàng loạt dự án giao thông tại TP.HCM sẽ khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Hàng lọat dự án giao thông trọng điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ khánh thành và đưa vào phục vụ người dân trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

(LĐTĐ) Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, hiện nay, khung pháp luật về doanh nghiệp, doanh nhân cơ bản đã tương đối đồng bộ. Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách là rào cản cho sự phát triển.
LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Nhiều đổi mới sáng tạo trong hoạt động Công đoàn

LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Nhiều đổi mới sáng tạo trong hoạt động Công đoàn

(LĐTĐ) Chiều 9/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Nam Từ Liêm đã tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ và phát động phong trào thi đua năm 2025.
Transerco sắp thí điểm vận hành xe buýt điện

Transerco sắp thí điểm vận hành xe buýt điện

(LĐTĐ) Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) thông tin, đến nay công tác đầu tư phương tiện và hạ tầng phục vụ xe buýt điện đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo sẵn sàng cho việc khai trương.

Tin khác

Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp

Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp

(LĐTĐ) Ô nhiễm không khí đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng tại các thành phố lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Việc chủ động theo dõi chất lượng không khí và thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe là cần thiết để giảm thiểu tác động xấu từ ô nhiễm không khí, đặc biệt đối với những người dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, người mắc bệnh mãn tính.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không hoang mang với vi rút cúm HMPV

Bộ Y tế khuyến cáo người dân không hoang mang với vi rút cúm HMPV

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, vi rút HMPV gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc không phải loại nguy hiểm, vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, người dân cũng không được chủ quan trong việc phòng bệnh.
Tích cực tháo gỡ để Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đi vào hoạt động trong năm 2025

Tích cực tháo gỡ để Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đi vào hoạt động trong năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 8/1, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã thông tin về tiến độ Dự án xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức hiện nay vẫn chậm tiến độ, chưa thể đưa vào vận hành.
Người đàn ông phải cắt bỏ tinh hoàn vì tự ý sử dụng kháng sinh điều trị

Người đàn ông phải cắt bỏ tinh hoàn vì tự ý sử dụng kháng sinh điều trị

(LĐTĐ) Do tự ý sử dụng thuốc kháng sinh và điều trị sai cách khi đau tinh hoàn, người đàn ông 49 tuổi phải cắt bỏ tinh hoàn, đối mặt nguy cơ suy sinh dục sớm.
Vết thương của cầu thủ Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu

Vết thương của cầu thủ Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu

(LĐTĐ) Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec vết thương của tiền đạo Nguyễn Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu. Kết quả hội chẩn ghi nhận, cầu thủ Xuân Son bị gãy kín phức tạp 1/3 giữa thân hai xương cẳng chân, có mảnh rời lớn.
BHYT sẽ chi trả 50% khi khám ngoại trú trái tuyến

BHYT sẽ chi trả 50% khi khám ngoại trú trái tuyến

(LĐTĐ) Người tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT) khám chữa bệnh ngoại trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, Trung ương sẽ được quỹ BHYT thanh toán 50% mức hưởng.
Ngừng tim do dùng phải “hạt sang rởm” chữa viêm dạ dày

Ngừng tim do dùng phải “hạt sang rởm” chữa viêm dạ dày

(LĐTĐ) Sau khi uống một loại bột được bào chế từ hạt cây được cho là “hạt sang” để chữa viêm dạ dày, người phụ nữ rơi vào tình trạng ngừng tim ngoại viện, tổn thương não nghiêm trọng. Tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, người bệnh được xác định ngộ độc strychnin, một chất có trong hạt mã tiền.
Bộ Y tế theo dõi sát tình hình dịch bệnh vi rút gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc

Bộ Y tế theo dõi sát tình hình dịch bệnh vi rút gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc

(LĐTĐ) Chiều 5/1, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có báo cáo nhanh thông tin về các trường hợp mắc bệnh do vi rút gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc.
Không chủ quan trước những biến chứng nguy hiểm của cúm A

Không chủ quan trước những biến chứng nguy hiểm của cúm A

(LĐTĐ) Thời tiết giao mùa tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút và các tác nhân gây bệnh sinh sôi, khiến mọi người dễ mắc bệnh cúm. Nhiều người nhầm lẫn giữa cảm cúm thông thường và cúm A nên chủ quan và từ đó gây ra những hậu quả khôn lường. Việc xét nghiệm sớm, tuân thủ hướng dẫn điều trị và tiêm vắc xin là cách hiệu quả để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro.
Hà Nội ghi nhận thêm 101 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 101 trường hợp mắc sởi

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày (27/12 đến 3/1), toàn Thành phố ghi nhận 101 trường hợp mắc sởi tại 28 quận, huyện, thị xã; tăng 25 trường hợp so với tuần trước.
Xem thêm
Phiên bản di động