Hà Nội "gỡ khó" cho các bệnh viện trong đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế
Theo bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, việc Quốc hội thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Luật Đấu thầu và Bộ Y tế ngay sau đó ban hành Thông tư 13/2023/TT-BYT quy định khung giá và phương pháp định giá khám bệnh theo yêu cầu do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước cung cấp, Thông tư 14/2023/TT-BYT quy định trình tự, thủ tục xây dựng giá gói thầu mua sắm hàng hóa cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập, đã tạo điều kiện cho các cơ sở y tế tổ chức thực hiện trong thu giá dịch vụ y tế, mua sắm đấu thầu góp phần cho hoạt động tự chủ bền vững.
Hội thảo “Nâng cao năng lực quản lý bệnh viện” với sự tham gia của lãnh đạo các cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội và trực tuyến tới 300 đầu cầu. |
Tuy nhiên, hiện nay, các cơ sở khám, chữa bệnh vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn khi triển khai thực tiễn Thông tư 13, 14 trước khi Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) có hiệu lực từ năm 2024. Tới Thông tư 13, các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đều gửi tới Sở Y tế những bất cập, khó khăn xác định rõ mức hao phí trong quá trình tính giá dịch vụ theo yêu cầu và xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật.
Theo bà Trần Thị Nhị Hà, đây là nội dung các bệnh viện phải có Hội đồng xác định giá dịch vụ theo yêu cầu để tính đúng, tính đủ với dịch vụ y tế, tạo sự đồng thuận với người dân, vừa phục vụ hoạt động phát triển của bệnh viện. “Chúng tôi cũng mong muốn khi Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) có hiệu lực, các cơ quan chức năng sẽ có văn bản dưới luật hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)”, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nói.
Đối với Thông tư 14, theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, các bệnh viện hiện khó khăn trong quá trình thực hiện xác định giá kế hoạch cho gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế. “Chúng tôi đang tập hợp những khó khăn này để có văn bản kiến nghị Bộ Y tế trong quá trình thực hiện. Tại hội thảo, chúng tôi cũng mời các thành viên ban soạn thảo thông tư, các chuyên gia giải đáp thắc mắc cho lãnh đạo các bệnh viện hiểu về Thông tư 13, 14 một cách thống nhất và nhất quán để triển khai Thông tư trong các cơ sở khám, chữa bệnh”, bà Trần Thị Nhị Hà bày tỏ.
Tuy nhiên, để việc này khả thi, ngành Y tế cần sự đồng thuận của người dân cũng như sự am hiểu của giám đốc bệnh viện, để biến quy định thành hoạt động thực tiễn phù hợp với từng mô hình bệnh viện. Sở Y tế Hà Nội cũng đang tích cực phối hợp với Bộ Y tế đưa ra hướng dẫn cụ thể nhất với các bệnh viện trên địa bàn.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết vướng mắc mà một số đơn vị y tế đang gặp phải. Ví dụ như có những loại thuốc bệnh viện không thể trúng thầu do vấn đề giá. Về xác định giá trị thương hiệu, 100% các bệnh viện tại Hà Nội không thể triển khai được xã hội hóa vì không làm được hướng dẫn xác định tài sản công, đặc biệt xác định giá trị thương hiệu.
Về vấn đề duyệt danh mục kỹ thuật phụ thuộc 2 yếu tố: Con người đã được đào tạo chưa; cơ sở hạ tầng đáp ứng không? Ví dụ, những cơ sở y tế chưa mua được máy móc thì làm thế nào để đưa hóa chất vào danh mục thầu được duyệt. Hoặc có cơ sở y tế, trang thiết bị Y tế đang hỏng, bây giờ có xin thầu hóa chất kèm theo máy được không?
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, các bệnh viện đang quan tâm 2 việc làm sao mua hàng hóa với giá hợp tình, hợp lý và thứ 2 là mua được hàng hóa đạt chất lượng mình muốn, chọn hàng hóa tốt từ hồ sơ thầu mà không vi phạm.
Nhưng khó nhất hiện nay là giám đốc các bệnh viện không thể biết hết các loại giá của hàng hóa đấu thầu tập trung, chủ yếu các loại giá này được trình từ các các phòng, ban cấp dưới. Khi giá hàng hóa mua sắm đấu thầu tập trung mà đắt, các giám đốc bệnh viện phải giải trình.
“Hiện các cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ Y tế đã ban hành giá khám bệnh, thiết nghĩ, cơ quan Nhà nước cũng cần quan tâm ban hành giá trang thiết bị y tế, công bố khung giá cụ thể và mỗi năm cập nhật lại về giá. Từ đó, các bệnh viện có thể căn cứ mức giá mà mua được sản phẩm phù hợp”, ông Nguyễn Duy Ánh bày tỏ.
Theo bà Trần Thị Nhị Hà, các văn bản mới đã tạo hành lang cho cơ sở y tế phát triển, thu hút người dân. Khi ngành Y tế đạt được chất lượng dịch vụ đi kèm giá dịch vụ, người dân sẽ tin vào cơ sở y tế trong nước, không cần phải đi nước ngoài điều trị.
Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng y tế Thủ đô, đưa Hà Nội trở thành trung tâm y tế lớn tiên tiến hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề nghị cần nâng cao năng lực, vai trò của giám đốc bệnh viện trong tình hình mới.
Ngành Y tế Hà Nội sẽ có chiến lược xây dựng hệ thống y tế tốt, nâng cao năng lực người đứng đầu, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phù hợp với danh mục kỹ thuật của các cơ sở khám, chữa bệnh.
“Hiện, trong Luật Thủ đô, về việc phát triển kỹ thuật mới ngang tầm các nước trên thế giới, chúng tôi đang có đề xuất cho phép ngành y tế Hà Nội có thể thông qua Hội đồng thành phố để công nhận những kỹ thuật mới này, sớm đưa kỹ thuật mới hiện đại thế giới về Hà Nội. Để đáp ứng nhu cầu người dân, chúng tôi phải xây dựng đội ngũ cán bộ y tế chuyên sâu về chuyên môn, có tầm quản lý, quản trị đơn vị theo quan điểm chỉ đạo của Trung ương và Bộ Y tế”, bà Trần Thị Nhị Hà nói.
5 chuyên đề được trình bày tại hội thảo là: Luật đấu thầu và một số lưu ý trong mua sắm thuốc và thiết bị y tế; Hướng dẫn xây dựng giá gói thầu mua sắm hàng hóa và cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực thiết bị y tế tại cơ sở y tế công lập; phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước cung cấp; những điểm mới trong Luật khám bệnh, chữa bệnh và giải pháp phát triển bệnh viện; thực hiện chính sách tự chủ tài chính trong phát triển bệnh viện và kinh nghiệm thực tiễn tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38