Hà Nội: Có một “bảo tàng nghề” tích hợp không gian văn hoá sáng tạo

(LĐTĐ) Đình Kim Ngân với sự hiện diện, trường tồn trên mảnh đất của phố Hàng Bạc (Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một bằng cứ để giúp cho việc nghiên cứu về sự hình thành một đường phố, một phố nghề, một làng nghề tại Kinh thành Thăng Long. Nơi đây từ lâu đã được coi là một “bảo tàng nghề” tích hợp không gian văn hóa sáng tạo mà các nhà nghiên cứu, nghệ nhân làng nghề, du khách lấy làm “điểm hẹn” văn hóa.
Nét Paris lãng mạn trong lòng phố cổ Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự phố đi bộ Hồ Gươm dịp cuối tuần Giữ phố “hàng” nơi phố cổ Hà Nội

Ở Thăng Long - Hà Nội, tín ngưỡng thờ tổ nghề khá đậm nét. Có lẽ không có đô thị nào ở Việt Nam nhiều đình đền thờ tổ nghề như ở đây. Các cụ ta thường nói: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, xưa đã vậy và nay cũng vậy. Trau dồi tay nghề, phát triển, sáng tạo cho hàng hóa thêm tinh xảo là nguyện ước của mọi người thợ thủ công.

Hà Nội: Có một “bảo tàng nghề” tích hợp không gian văn hoá sáng tạo
Đình Kim Ngân được coi là một “bảo tàng nghề” tích hợp không gian văn hóa sáng tạo. (Ảnh: Bảo Thoa)

Truyền thống đạo lý lâu đời của người Việt Nam là “uống nước, nhớ nguồn”. Các ngành thợ thủ công ở Thăng Long đều rước các vị tổ nghề ở quê hương ra kinh đô để thờ vọng, để tri ân các bậc tổ sư. Tín ngưỡng thờ tổ nghề là một biểu hiện của tín ngưỡng thờ tổ tiên, từ lòng biết ơn những vị đã tạo dựng cho mình cuộc sống.

Trong tín ngưỡng dân gian, người Việt cũng như người thợ thủ công còn tin rằng các vị tổ nghề, thần linh và người thợ thủ công có mối liên hệ vô hình và thường phù hộ, độ trì cho mình trong những vui buồn trên con đường phát triển nghề nghiệp. Ngôi đình Kim Ngân tọa lạc tại số 42 - 44 phố Hàng Bạc là nơi thờ ông tổ Bách Nghệ và cụ Lưu Xuân Tín, thượng thư Bộ lại triều Lê, ông tổ nghề đúc bạc của làng Châu Khê.

Vào dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã trùng tu đình Kim Ngân. Từ khi trùng tu đến nay, ngôi đình này mở cửa phục vụ nhân dân và khách tham quan, bên cạnh việc phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân trong khu phố cổ và khách thập phương, ngôi đình còn là nơi trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về nghề và tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian góp phần phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Khu Phố cổ Hà Nội.

Hà Nội: Có một “bảo tàng nghề” tích hợp không gian văn hoá sáng tạo
Các nghệ nhân làng nghề truyền thống trình diễn quy trình đúc bạc nén để du khách trải nghiệm. (Ảnh: Bảo Thoa)

Nơi đây du khách có thể chiêm ngưỡng không gian truyền thống của ngôi đình làng với những chạm khắc sinh động, giàu mỹ cảm. Những ai quan tâm tới các giá trị lịch sử sẽ vừa được nghiên cứu phong cách nghệ thuật kiến trúc xưa, vừa được dâng nén hương thơm tưởng nhớ những vị tổ nghề.

Bà Trần Thị Thúy Lan, Phó Trưởng ban Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội cho biết, đình Kim Ngân là một di tích kiến trúc - nghệ thuật có giá trị tiêu biểu, nơi thờ ông tổ bách nghệ. Đình Kim Ngân được Bộ Văn hóa công nhận là di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia năm 2012 với giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc tiêu biểu của một ngôi đình tổ nghề trong khu phố cổ.

Từ năm 2012, đình Kim Ngân đã được Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm giao cho Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội, nay là Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội quản lý và tổ chức phát huy các giá trị di sản. Từ đó đến nay, đình Kim Ngân luôn được tổ chức nhiều các hoạt động như giới thiệu quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống: Biểu diễn âm nhạc, tổ chức các hoạt động văn hóa giới thiệu về nghề truyền thống, các buổi tọa đàm, các sự kiện văn hóa nhân dịp Tết cổ truyền, ngày Di sản văn hóa Việt Nam.

Hà Nội: Có một “bảo tàng nghề” tích hợp không gian văn hoá sáng tạo
Trong đình còn trưng bày nhiều sản phẩm làng nghề truyền thống. (Ảnh: Bảo Thoa)

Lễ hội đình Kim Ngân và Hội nghề Kim hoàn được tổ chức 5 năm một lần với quy mô cấp quận và thực hiện theo đề án “Nghiên cứu tổ chức Lễ hội truyền thống trong khu Phố cổ và khu vực Hồ Hoàn Kiếm” của Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm. Đây cũng là một dấu ấn văn hóa hết sức sinh động, có ý nghĩa thiết thực góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân về truyền thống yêu nước, tôn vinh những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, giá trị văn hóa lịch sử quốc gia Khu Phố cổ Hà Nội, hướng mọi người về với cội nguồn dân tộc, bày tỏ tấm lòng thành kính đối với công đức của các vị tổ nghề.

“Quá trình khôi phục phố nghề kim hoàn được thực hiện gắn với sự vận động phát triển chung của nền kinh tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố của quận một cách bền vững. Khôi phục các giá trị văn hóa phải đi liền với phát triển kinh tế, đảm bảo lợi ích vật chất và tinh thần của người dân trên tuyến phố”, bà Trần Thị Thúy Lan khẳng định.

Hà Nội: Có một “bảo tàng nghề” tích hợp không gian văn hoá sáng tạo
Và là nơi giao lưu văn hóa giữa các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân làng nghề. (Ảnh: Bảo Thoa)

Thời gian quan các điểm di tích như Đình Kim Ngân cũng như các không gian văn hóa sáng tạo đang được phát triển mạnh tại Khu Phố cổ cung cấp, tạo điều kiện cho các nghệ sĩ, họa sĩ, nghệ nhân, thợ thủ công cùng với những người thực hành sáng tạo có một môi trường sống động, lành mạnh nơi mọi người có thể tiếp cận và tận hưởng những giá trị văn hóa.

Tại các không gian văn hóa này, bên cạnh các giá trị văn hóa truyền thống, các sáng tạo về văn hóa được khuyến khích tự do biểu đạt nghệ thuật và thúc đẩy sáng tạo thưởng thức và tiếp cận văn hóa. Có thể nói, nơi đây chính là một “bảo tàng nghề” tích hợp không gian văn hoá sáng tạo của Thủ đô Hà Nội.

Trong thời gian qua, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội đã tập trung quản lý hiệu quả công trình di tích, phát huy các giá trị di sản trong Khu Phố cổ, tổ chức thành công nhiều hoạt động văn hóa, các không gian văn hóa sáng tạo gắn với việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Khu Phố cổ đã trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng nay (16/7), tại trụ sở UBND quận Hà Đông, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; biểu dương, khen thưởng 63 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023 và 85 gia đình “CNVCLĐ tiêu biểu” năm 2024.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…

Tin khác

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Cận cảnh khu di tích lầu Bảo Đại xuống cấp trước khi được trùng tu

Cận cảnh khu di tích lầu Bảo Đại xuống cấp trước khi được trùng tu

(LĐTĐ) Khu biệt thự cổ hơn 100 năm tuổi nằm trong di tích lầu Bảo Đại (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) hiện nay đang xuống cấp, hư hỏng ở nhiều hạng mục.
Ứng xử đẹp với di tích nhìn từ mô hình kiểu mẫu xã Dương Xá

Ứng xử đẹp với di tích nhìn từ mô hình kiểu mẫu xã Dương Xá

(LĐTĐ) Từ năm 2023 đến nay, Khu di tích thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đón hàng nghìn khách tới tham quan, làm lễ, đặc biệt là các chuyến tham quan về nguồn tìm hiểu các di tích lịch sử của người dân. Đó là nhờ một phần đóng góp không nhỏ của các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện trong thực hiện mô hình danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử kiểu mẫu.
Nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn Thủ đô

Nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn Thủ đô

(LĐTĐ) Nhằm triển khai có hiệu quả Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025”, trong 6 tháng đầu năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền cổ động trực quan, triển khai nhiều hoạt động văn hoá - thể thao - gia đình đạt được kết quả đáng ghi nhận.
Xem thêm
Phiên bản di động