Giữ phố “hàng” nơi phố cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Việc chuyển đổi cơ chế thị trường và mở rộng giao lưu văn hóa, thương mại quốc tế đã khiến một số hộ dân kinh doanh trên các phố cổ của phường Hàng Gai (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chuyển đổi, thay thế dần mặt hàng từ sản phẩm nghề thủ công truyền thống sang các sản phẩm cao cấp đáp ứng nhu cầu thị trường. Nghề thủ công truyền thống lâu đời ở khu phố cổ vẫn còn được một số ít người gìn giữ, phát triển, gắn với đặc trưng tên gọi của phố “hàng”.
Hà Nội mở rộng tuyến phố đi bộ Hàng Gai - Cầu Gỗ dịp cuối tuần Cần giải quyết dứt điểm khiếu kiện Kẻ vạch vôi để thực hiện giãn cách xã hội ở chợ Yên Thái, cách làm hay được người dân ủng hộ Quận Hoàn Kiếm triển khai điểm bán hàng lưu động đầu tiên tại phường Hàng Gai

“Phố hàng” không còn “vừa sản xuất vừa kinh doanh”

Phường Hàng Gai là một trong 10 phường thuộc phố cổ quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), toàn phường hiện có gần 500 hộ kinh doanh với nhiều ngành nghề thương mại - dịch vụ - du lịch xen kẽ trên 9 tuyến phố, 2 ngõ. Đặc biệt, những ngành nghề truyền thống thủ công lâu đời vẫn còn gìn giữ như: hàng tơ, lụa, thêu, may quần áo lễ hội, gò hàn tôn thiếc, gương kính… Trong đó có những ngành nghề truyền thống thủ công phát triển thịnh vượng.

Có những dòng họ xây dựng nên thương hiệu uy tín kể từ những thập niên trước và sau năm 1950, như ở phố Hàng Nón, Hàng Quạt có cửa hàng “Thọ Ninh - 6 Hàng Nón”, “Thọ Xương - 18 Hàng Quạt”, “Thọ Minh - 80 Hàng Quạt”, “Thọ Hưng Thành - 10 Hàng Nón”; sản phẩm như y phục áo tượng, trang phục thêu hầu đồng, quần áo lễ hội truyền thống, nghi môn, nón quai thao, mũ áo triều phục thương hiệu “Tân Mỹ”, “Lê Minh”; sản phẩm hàng tơ, lụa...

Giữ “phố hàng” cho phố cổ Hàng Gai
Phố Hàng Thiếc vẫn còn nhiều gia đình giữ được nghề truyền thống gò hàn tôn. (Ảnh: Bảo Thoa)

Ông Nguyễn Mạnh Linh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Hàng Gai cho biết, giai đoạn những năm 1960 - 1980, đất nước khó khăn và đang trong thời kỳ bao cấp, những mặt hàng này không được duy trì do những yếu tố khách quan, do vậy, chủ yếu còn lại những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống như gò hàn tôn phố Hàng Thiếc, gương kính Hàng Nón - Hàng Thiếc, đồ gỗ phố Tô Tịch - Hàng Quạt.

Thời kỳ Đổi mới cuối thập niên năm 1980 - 1990, việc chuyển đổi cơ chế thị trường và mở rộng giao lưu văn hóa, thương mại quốc tế đã tạo ra cơ hội, tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội địa phương và nhiều hộ dân cư, đặc biệt là các cá nhân, đã đón bắt xu thế phát triển của khu đô thị trung tâm thuộc khu phố cổ…

Vì vậy, một số hộ dân kinh doanh đã chuyển đổi, mở rộng, thay thế dần mặt hàng, từ sản phẩm nghề thủ công truyền thống sang các sản phẩm cao cấp đáp ứng nhu cầu thị trường và người tiêu dùng như: Đồ thờ sành sứ Trung Quốc, mỹ phẩm, tranh hội họa…

Đồng thời, khách sạn, nhà hàng được đầu tư xây dựng mở rộng trên các tuyến phố của phường... nên lưu lượng người qua lại địa bàn, tham gia vào thị trường du lịch - mua sắm tăng lên, trong đó có số lượng đáng kể khách nội địa cũng như du khách nước ngoài.

Tuy nhiên, nghề thủ công truyền thống lâu đời ở khu phố cổ vẫn còn được một số ít người dân tiếp tục gìn giữ, phát triển, gắn với đặc trưng tên gọi của phố “Hàng”, như nhiều thế đã làm từ xưa đến nay, đúng tính chất “vừa làm sản phẩm vừa kinh doanh”, “Buôn có bạn, bán có phường”; tuy không còn tấp nập như xa xưa.

Còn lại, đa số các hộ dân của phường, trong đó có cả người nơi khác đến thuê cửa hàng kinh doanh mặt hàng thủ công truyền thống nhưng lấy nguồn hàng nơi khác. Cửa hàng của họ là để giới thiệu giao dịch buôn bán sản phẩm phục vụ thị trường người tiêu dùng nội địa, chứ không còn đặc điểm vừa sản xuất, vừa kinh doanh” như trước.

Giữ “phố hàng” cho phố cổ Hàng Gai
Một số hộ dân kinh doanh đã chuyển đổi, mở rộng, thay thế dần mặt hàng, từ sản phẩm nghề thủ công truyền thống sang các sản phẩm cao cấp đáp ứng nhu cầu thị trường và người tiêu dùng. (Ảnh: Bảo Thoa)

Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân như: Đất chật người đông; việc sản xuất đồ gia dụng như gò hàn tôn thiếc, hay mành đan tre nứa, thực hiện ở cửa hàng nhỏ, kinh doanh kết hợp với sinh hoạt gia đình, khiến nảy sinh các vấn đề liên quan đến trật tự đô thị…

Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng cũng thay đổi, như chuyển từ mành đan tre, nứa sang vải rèm, bạt nhựa; vật dụng gia đình tôn sắt thay bằng đồ nhựa; thêu tay chuyển sang thêu máy công nghiệp… Đồng thời, kinh tế thị trường mở cửa cho những sản phẩm truyền thống đã được nhiều nơi khác kinh doanh có điều kiện thâm nhập vào phường Hàng Gai.

Xây dựng tuyến phố chuyên doanh, phố nghề

Thực hiện Đề án “Xây dựng tuyến phố chuyên doanh, phố nghề”, nhiều năm qua, phường Hàng Gai đã duy trì các mô hình hoạt động kinh doanh phục vụ du lịch trên địa bàn phường đối với ngành nghề thủ công truyền thống, tập trung vào những nội dung trọng điểm như: Tuyên truyền, quảng bá ngành nghề thủ công truyền thống; thực hiện nếp ứng xử, giao tiếp văn minh trong kinh doanh; tự giác, tự nguyện thực hiện bài trí cửa hàng, cửa hiệu với những mặt hàng có chọn lựa, nâng cao chất lượng mặt hàng; bán hàng đảm bảo niêm yết giá; nhân viên bán hàng có trình độ ngoại ngữ, kiến thức trong giao tiếp, ứng xử văn minh.

Đồng thời, phường cũng động viên khuyến khích những hộ dân kết hợp sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủ công truyền thống tiếp tục gìn giữ, phát huy nghề truyền thống vốn có, nhằm bảo tồn phát huy các giá trị của chúng, phục vụ du lịch và phát triển kinh tế hộ dân, như: Phố Hàng Gai với hàng tơ, lụa; phố Hàng Thiếc với nghề kính, gò hàn tôn thiếc; phố Hàng Quạt - Hàng Nón với trang phục lễ hội dân tộc, hát văn, hầu đồng, hay nhạc cụ dân tộc…

Giữ “phố hàng” cho phố cổ Hàng Gai
Cần gắn biển thương hiệu tuyến phố và logo cho các cửa hàng để tạo nên thương hiệu cho mỗi con phố, từng cửa hàng, và đưa vào các tour du lịch mang tính chuyên nghiệp. (Ảnh: Bảo Thoa)

Năm 2001, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã lựa chọn tuyến phố Hàng Gai - Hàng Bông làm điểm xây dựng tuyến phố Văn minh đô thị, đến nay việc này vẫn được Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm chỉ đạo và phường Hàng Gai duy trì thực hiện tốt, được các tầng lớp nhân dân đồng tình.

Điều này góp phần khôi phục lại những nét văn hóa truyền thống, bảo tồn giá trị khu phố cổ gắn với làng nghề truyền thống và đảm bảo cho phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch theo hướng văn minh, hiệu quả, cải thiện điều kiện sống cho người dân trên địa bàn phường.

Việc xây dựng duy trì bảo tồn phát huy các giá trị Di sản văn hóa phi vật thể là ngành nghề thủ công truyền thống trong những năm qua trên địa bàn phường Hàng Gai, đến nay cho thấy một số kết quả khả quan, tích cực, góp phần làm thay đổi diện mạo phường, nâng cao hiệu quả phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch.

Tuy nhiên, việc kinh doanh trên tuyến phố vẫn còn hạn chế như: còn tồn tại một số ít cửa hàng chưa đảm bảo được tiêu chí “văn minh thương mại”; nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm truyền thống chưa được chú trọng trong việc tuyên truyền và quảng bá giới thiệu; người bán hàng chưa đủ trình độ ngoại ngữ để giao tiếp; sản phẩm chưa thu hút được nhiều đối tượng khách du lịch. Điều này đòi hỏi sự chung tay từ các cấp chính quyền đến người dân, các hộ kinh doanh trên địa bàn phường.

Giữ “phố hàng” cho phố cổ Hàng Gai
Quận Hoàn Kiếm có nhiều tài nguyên du lịch và đang ngày càng trở thành điểm đến ưa thích của du khách trong nước và quốc tế khi thăm khu phố cổ. (Ảnh: Bảo Thoa)

Để tiếp tục thực hiện và phát huy mọi nguồn lực, đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch theo hướng văn minh, hiệu quả, bền vững, gắn với xây dựng môi trường văn hóa, bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc, cảnh quan đô thị, di tích lịch sử của khu phố cổ và các ngành nghề thủ công truyền thống thuộc quận Hoàn Kiếm theo Đề án số 21 của Quận ủy Hoàn Kiếm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Hàng Gai đã đưa ra những kiến nghị đến các cấp có thẩm quyền và các ngành chức năng, trong đó nhấn mạnh việc tổ chức gắn biển thương hiệu tuyến phố và logo cho các cửa hàng để tạo nên thương hiệu cho mỗi con phố, từng cửa hàng, và đưa vào các tour du lịch mang tính chuyên nghiệp;

Tổ chức các lớp bổ túc kiến thức về kinh doanh, văn minh thương mại, giới thiệu sản phẩm và giao tiếp ứng xử, cho những hộ kinh doanh, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo ấn tượng về dịch vụ chuyên nghiệp cho du khách, nhất là khách nước ngoài. Tăng cường chỉ đạo việc kiểm tra xuất xứ nguồn gốc hàng hóa để chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, nhằm tạo sự tin tưởng của du khách về chất lượng, đồng thời quảng bá được sản phẩm của Việt Nam.

Xem xét bố trí thêm các điểm giao thông tĩnh đảm bảo phù hợp để phục vụ cho hoạt động dịch vụ, du lịch trong khu phố cổ thuộc quận Hoàn Kiếm, nhất là tuyến phố đi bộ khu vực Hồ Hoàn Kiếm, vào 3 ngày cuối tuần.

Cùng với đó là thực hiện Đề án “Nghiên cứu tổ chức lễ hội truyền thống trong khu phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm”. Theo ông Nguyễn Mạnh Linh: “Những năm qua phường Hàng Gai đã cùng với các trường học trên địa bàn phường tổ chức cho học sinh thăm quan và tìm hiểu di tích lịch sử cội nguồn thờ phụng những người có công với đất nước, trong đó di tích Đình thờ tổ nghề trên địa bàn phường.

Do vậy, để hoạt động dịch vụ, du lịch mang tính bền vững, thì đi đôi với việc giới thiệu ngành nghề truyền thống, chúng ta cũng cần giới thiệu luôn cả các điểm di tích văn hóa - lịch sử như Đình thờ tổ nghề”.

Quận Hoàn Kiếm có nhiều tài nguyên du lịch và đang ngày càng trở thành điểm đến ưa thích của du khách trong nước và quốc tế khi thăm khu phố cổ. Nâng cao chất lượng thương mại, dịch vụ, du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giới thiệu những giá trị của ngành nghề truyền thống khu phố cổ, tuyến phố chuyên doanh trên địa bàn quận Hoàn Kiếm luôn là lĩnh vực được kỳ vọng sẽ đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của Thủ đô.

Bảo Thoa

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

(LĐTĐ) Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô phát triển bền vững và đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội mong muốn huyện Mê Linh quan tâm đẩy mạnh kết nối cung - cầu; thiết lập các kênh phân phối mới như thương mại điện tử; có giải pháp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm tổ chức du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm địa phương…
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 18/11, Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024), 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động