Đình làng chốn thị thành

(LĐTĐ) Hà Nội đã và đang phát triển để xứng tầm khu vực. Song ẩn trong sự phát triển là những giá trị văn hóa tín ngưỡng mà tổ tiên để lại. Đây là những hồn cốt để tạo nên bản sắc văn hóa rất riêng của Hà Nội.
dinh lang chon thi thanh Độc đáo ngôi đình cổ xứ Đoài có tuổi đời 350 năm
dinh lang chon thi thanh Lan tỏa tình yêu văn hóa Việt
dinh lang chon thi thanh Đình làng Mai Động
dinh lang chon thi thanh
Đình Kim Ngân là nơi thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa di sản của Thủ đô. Ảnh: Minh Phương

Những “khoảng nghỉ” quý giá trong đô thị

Khu phố cổ hiện nay vẫn còn lưu giữ danh sách của gần 70 ngôi đình, chiếm một tỷ lệ lớn trong số 112 công trình tôn giáo tín ngưỡng đã từng có tại đây. Theo nhà văn hóa Hữu Ngọc, các ngôi đình trong khu phố cổ phản ánh yếu tố lịch sử của một khu đô thị có nguồn gốc nông thôn – nông nghiệp. Hà Nội là tập hợp chung của các làng xã. Tên các phố của Hà Nội xưa chính là tên của các làng xã do các gia đình cùng nghề thủ công tạo nên.

Ví dụ, phố Hàng Gai là đa số do các gia đình làm lưới gai đánh cá. Phố Hàng Đồng là đa số các gia đình làm đồng… Và ở mỗi khu phố này, người dân sẽ lập một ngôi đình chung thờ thành hoàng làng hoặc ông tổ nghề. Những ngôi đình làng đã này trở thành một phần không thể thiếu trong không gian của các cộng đồng làng nghề quần tụ với nhau trong suốt nhiều thế kỷ ở Thủ đô.

Chức năng chính của các ngôi đình trong khu phố cổ là thờ thành hoàng – vị thần bảo hộ cho người dân trong khu vực. Có nhiều ngôi đình thờ chính các vị thần được tôn vinh là Thành hoàng của kinh thành Thăng Long như thần sông Tô Lịch, thần rừng Thiết Lâm.., lại có những ngôi đình thờ nhân thần là các vị vua, vị quan hay những người có công cai quản, trị vì đất nước như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, vua Lê Lơi, đại thần Nguyễn Trung Ngạn hay tướng quân Trần Lựu ở đình Thanh Hà…

Ngoài ra, phần lớn các ngôi đình được lập ra để thờ tổ nghề của các làng nghề tứ trấn lên đất kinh thành để lập nghiệp. Đến nay, còn rất nhiều ngôi đình thờ tổ nghề nổi tiếng vẫn còn giữ được như đình Hàng Quạt (thờ tổ nghề quạt), đình Lò rèn (thờ tổ nghề rèn), đình Kim Ngân (thờ tổ nghề vàng bạc), đình Phả Trúc Lâm (thờ tổ nghề da), đình Hoa Lộc Thị (thờ tổ nghề nhuộm vải), đình Hà Vĩ (thờ tổ nghề sơn), đình Tú Thị (thờ tổ nghề thêu), đình Trang Lâu (thờ tổ nghề mộc), đình Hàng Thiếc (thờ tổ nghề thiếc), đình Kiếm Hồ (thờ tổ nghề vôi), đình Hài Tượng (thờ tổ nghề giấy), đình Nhị Khê (thờ tổ nghề tiện)… Các ngôi đình thờ tổ nghề đó đã trở thành ngôi nhà chung, nơi kết nối hội tụ những người cùng họ tộc, cùng quê góp phần tăng thêm tính gắn kết của các mối quan hệ cộng đồng.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Sơn – giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam cho biết, tuy về mặt chức năng thì các ngôi đình trong khu phố cổ vẫn thờ thành hoàng, thờ tổ nghề, là nơi kết nối những giá trị truyền thống của cộng đồng nhưng cũng có thể nhận thấy về mặt vóc dáng qui hoạch kiến trúc cũng như cấu trúc không gian của những ngôi đình này lại có những đặc điểm hết sức khác biệt so với những ngôi đình truyền thống ở các vùng quê Bắc Bộ. Dễ nhận ra về cơ bản các ngôi đình đều không có hồ nước cũng như sân đình rộng rãi trước mặt.

Do đặc điểm của đô thị nên các ngôi đình thường có hình ống đặc trưng, diện tích hạn chế với mặt tiền thường nhỏ hẹp đã làm biến đổi cấu trúc của ngôi đình truyền thống một cách đáng kể. Không những bị thu hẹp về quy mô, giản lược về cấu trúc mà nghệ thuật kiến trúc, trang trí của các ngôi đình làng trong phố cổ cũng không quá đặc sắc ở mức tuyệt tác như nhiều ngôi đình ở miền quê (như đình Bảng, đình Tây Đằng, Chu Quyến). Tuy nhiên, các ngôi đình vẫn giữ được hồn cốt của nghệ thuật chạm khắc dân gian truyền thống.

Không gian gắn kết cộng đồng

Ngoài những giá trị về mặt kiến trúc cũng như những giá trị hữu hình về mặt vật thể còn có thể thấy được những giá trị phi vật thể quý giá từ những ngôi đình trong khu phố cổ. Đó là giá trị lịch sử của những ngôi đình này đã minh chứng cho sự hình thành và phát triển của một vùng đất Kinh kỳ sầm uất, trên bến dưới thuyền của kinh thành Thăng Long xưa.

Hà Nội vốn là kho sử sống, trong đó mỗi ngôi đình nơi 36 phố phường chính là những pho sử di sản mang đến cho hiện tại, tương lai sự gắn kết cộng đồng. Đặc biệt hơn như nhắc nhở mỗi chúng ta, dù nơi đây, dù mảnh đất này có biến thiên về cấu trúc xã hội, kiến trúc, văn hóa ra sao thì vẫn còn đó những ngồi đình cho ta tưởng nhớ đến công lao trời biển của tiên tổ, của các bậc tiền nhân lập làng, lập phố.

Những ngôi đình thờ tổ nghề còn mang một ý nghĩa văn hoá truyền thống độc đáo khi phản ánh được hầu hết các làng nghề thủ công xưa. Chúng như những gạch nối lịch sử hết sức quan trọng để chúng ta có thể hiểu được mối liên hệ từ quá khứ đến hiện tại, cho chúng ta có một cái nhìn toàn cảnh xuyên suốt chiều dài lịch sử của đô thị ngày hôm nay…

Một tín hiệu đáng mừng là thời gian gần đây, chính quyền Thành phố Hà Nội đã quan tâm cải tạo, trùng tu hết sức công phu đình Kim Ngân, đình Quán Đế… Đình Kim Ngân hiện giờ là một “địa chỉ đỏ” về văn hoá – du lịch của Thủ đô khi thường xuyên là nơi tổ chức những hoạt động văn hoá di nghệ thuật như hát chầu văn, triển lãm thư pháp, triển lãm nghệ thuật sắp đặt…

Đình Quán Đế hiện giờ là trung tâm cung cấp thông tin về di sản trong phố cổ. Những ngôi đình này thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tìm hiểu về giá trị văn hoá của Thủ đô. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã từng khuyến cáo bảo tồn di sản văn hóa mà không đem lại lợi ích cho cộng đồng thì bảo tồn sẽ không bền vững. Di sản văn hóa không chỉ đem lại nguồn lợi khi phát triển du lịch bền vững, mà còn đưa giá trị văn hóa, hình ảnh, đất nước, con người sở hữu di sản đến với bạn bè quốc tế.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Trì cho biết vừa triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh, thiếu niên có hành vi gây rối trật tự trên địa bàn. Nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 14-19, mang hung khí là tuýp sắt hàn dao phóng lợn di chuyển với tốc độ cao, hò hét gây khiếp sợ cho người dân...
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

(LĐTĐ) Vụ hỏa hoạn tại nhà dân ở số 43, tổ 12 Thạch Bàn, quận Long Biên. Xác định có 2 nạn nhân mắc tại vị trí tầng 2 và tầng 3 của ngôi nhà, lực lượng chức năng đã nhanh chóng triển khai phương án cứu nạn; trong thời gian ngắn 2 nạn nhân đã được đưa đến nơi an toàn.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...

Tin khác

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, huyện Thanh Trì đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của 10 dự án, phê duyệt phương án thu hồi đất được một phần của 20 dự án, đạt 130% so với thời điểm cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động