Góp phần định hướng chuẩn mực văn hóa

(LĐTĐ) Trong nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập quốc tế ở mức toàn diện như hiện nay, đi kèm đó là những giá trị văn hóa cũng đang bị đảo lộn. Bên cạnh giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, những xu hướng văn hóa mới, cách nhìn mới đã góp phần làm chệch chuẩn mực văn hóa. Với vai trò của mình,  báo chí đã, đang và sẽ tích cực vào cuộc để định hướng lại chuẩn mực văn hóa, góp phần làm cho xã hội trở nên nhân văn hơn, quan hệ giữa người và người trở nên nhân ái hơn…
gop phan dinh huong chuan muc van hoa Tôn vinh giá trị văn hóa, du lịch đặc sắc của biển đảo Việt Nam
gop phan dinh huong chuan muc van hoa Kỳ 1: Nhiều nét văn hóa thiểu số bị mai một, biến đổi
gop phan dinh huong chuan muc van hoa Chấn hưng những giá trị tốt đẹp văn hóa dân tộc

Bắt đầu từ văn hóa ứng xử

Là Thủ đô nghìn năm văn hiến, văn hoá Hà Nội hội tụ kết tinh, tinh tuý văn hoá của mọi miền đất nước. Văn hoá Hà Nội với các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể đã trở thành một biểu tượng của văn hoá Việt Nam.

Xưa các cụ từng nói: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Văn hóa ứng xử là sự thể hiện triết lý sống, lối sống, lối suy nghĩ, hành động, lời ăn tiếng nói... của mỗi người trong các mối quan hệ khác nhau.

gop phan dinh huong chuan muc van hoa
Ảnh minh hoạ: P.B

Nó có thể tác động rất mạnh mẽ tới các mối quan hệ đó, làm cho tốt đẹp hơn hoặc xấu đi nhanh chóng. Giống như người ta vẫn thường thấy, một nụ cười lịch sự kèm theo lời xin lỗi khi xảy ra va chạm giao thông có thể giúp chúng ta dễ dàng bỏ qua cho nhau. Nhưng một cái cười đểu, một cái nhìn đểu nhau giữa những người không quen biết trên đường phố cũng có thể làm xảy ra những vụ án mạng.

Về cơ bản đa phần người dân Thủ đô vẫn giữ được truyền thống thanh lịch của người Tràng An, của người dân đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến. Tuy nhiên, không thể phủ nhận không ít người có những hành vi vô ý thức diễn ra hàng ngày ở mọi thành phần, lứa tuổi trong xã hội. Khi ra đường, chúng ta phải chứng kiến những hình ảnh phản cảm khi những người tham gia giao thông cố tình đi lấn làn, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, phóng nhanh, vượt ẩu…

Ở những nơi công cộng khác như các bến tàu xe, nhà ga, công viên, hành lang bệnh viện và nhiều nơi khác, hình ảnh người hút thuốc lá trước biển “cấm hút thuốc” không phải hiếm. Sau các ngày lễ lớn, nhiều tuyến phố và các công trình văn hóa tràn ngập rác thải. Rồi, vì lợi nhuận một số người bán hàng không ngần ngại “chặt chém”, chèo kéo khách, bán cho khách “bún mắng, cháo chửi”… Mặc dù, những hiện tượng này không đại diện cho văn hoá Hà Nội, nhưng cái xấu phơi bày ra trước mắt khiến mọi người rất khó chịu.

Nhận thức được vai trò và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, thành phố Hà Nội đã rất quyết tâm trong việc xây dựng con người Hà Nội thanh lịch, văn minh, như việc ban hành Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố và Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của UBND Thành phố về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội.

Sự vào cuộc của truyền thông

Tuy vậy, để 2 Bộ quy tắc ứng xử thực sự đi vào đời sống, vai trò của báo chí rất quan trọng. Báo chí góp một phần không nhỏ để trả lại nét văn hóa ứng xử vốn có của người Hà Nội, hình thành những chuẩn mực ứng xử lành mạnh trong xã hội hiện đại, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh bằng cách tuyên truyền, cổ động cho các cuộc vận động xây dựng văn hóa ứng xử, ban hành các Bộ quy tắc ứng xử, nêu những tấm gương điển hình để cái tốt được lan toả, cái xấu bị đẩy lùi.

Hội Nhà báo Hà Nội cũng tổ chức giải thưởng báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh. Hội Nhà báo Hà Nội cũng thường xuyên tổ chức các buổi toạ đàm, các buổi tập huấn liên quan đến xây dựng con người Hà Nội văn minh, thanh lịch.

Tháng 12/2018, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành Quy tắc sử dụng Mạng xã hội của người làm báo Việt Nam. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đang xây dựng Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội nhằm nâng cao chuẩn mực đạo đức cho người dùng mạng xã hội Việt Nam. Đó là những việc làm rất ý nghĩa mà báo chí đã và đang phản ánh.

Trong những năm qua, với vai trò là cơ quan ngôn luận của LĐLĐ thành phố Hà Nội, cùng với báo chí Thủ đô, báo Lao động Thủ đô đã tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền về Quy tắc ứng xử tại nơi công cộng và trong các cơ quan hành chính.

Theo đó nhiều chuyên trang trên báo giấy và báo điện tử về chuẩn mực trong văn hóa ứng xử của người Hà Nội đã được xây dựng và thực hiện như: Người Hà Nội văn minh, Văn minh đô thị, Hà Nội trên đường phát triển, Nếp sống, Điểm đến…

Các bài viết tập trung vào việc tuyên truyền, phổ biến về 2 Bộ Quy tắc ứng xử ở nơi công cộng và trong các cơ quan hành chính do UBND Thành phố ban hành; tuyên truyền xây dựng nếp sống văn hóa tại các khu dân cư, trường học, bệnh viện, cơ quan, các tụ điểm sinh hoạt công cộng và trên mạng xã hội.

Bên cạnh đó, báo cũng đã làm rất tốt nhiệm vụ lên án những hành vi lệch chuẩn về văn hóa ứng xử trên rất nhiều lĩnh vực như trong giáo dục (giữa thầy với trò, giữa phụ huynh học sinh với nhà trường), trong y tế (hành hung bác sĩ, nạn phong bì trong bệnh viện), ứng xử khi tham gia giao thông, tham gia lễ hội, ứng xử nơi công cộng, ứng xử với khách du lịch, ứng xử trên mạng xã hội… Nhiều vụ việc từ góc độ văn hóa ứng xử, báo đã có cách tiếp cận rất đa diện, đa chiều, tạo sự đồng thuận lớn trong xã hội.

Vừa qua, Hà Nội vinh dự trở thành thành phố được đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều. Sau những ngày diễn ra hội nghị, ấn tượng để lại trong lòng các nhà lãnh đạo, các phóng viên báo chí và khách quốc tế là sự thân thiện, cởi mở, là lòng hiếu khách của mỗi người dân Thủ đô. Hà Nội cũng đẹp hơn, văn minh hơn trong những ngày diễn ra sự kiện. Có được điều đó cũng một phần nhờ sự vào cuộc của các cơ quan báo chí của Thủ đô và cả nước. Đủ cho thấy sức mạnh của báo chí, truyền thông đối với việc thay đổi nhận thức của chính quyền và người dân với văn hóa ứng xử ra sao.

Có thể nói, công tác tuyên truyền và định hướng của báo chí đã đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhận thức và hành vi của cộng đồng. Trong những chuyến tác nghiệp gần đây, phóng viên đã nhận thấy có sự chuyển biến rõ nét trong ý thức xây dựng lối sống có văn hóa trong cộng đồng dân cư.

Cụ thể là người dân cũng đã có ý thức hơn trong việc giữ gìn môi trường xung quanh, không xả rác thải bừa bãi, đổ rác đúng nơi quy định. Nhiều tổ dân phố, khu dân cư, làng xóm còn niêm yết những điều nên và không nên làm trong ứng xử ở những nơi công cộng để mọi người tuân thủ. Nhiều nơi còn lập ra những tổ tự quản, tổ tuyên truyền pháp luật cùng tham gia đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, nhắc nhở người dân tham gia giao thông an toàn, tránh xảy ra va chạm không đáng có...

Cũng nhờ sự vào cuộc quyết liệt của báo chí, tình trạng hống hách, cửa quyền đã không còn ngang nhiên tồn tại ở các cơ quan hành chính, những bộ phận thường xuyên tiếp xúc với người dân... Rất nhiều người dân Thủ đô giờ đây cảm thấy yên tâm và thoải mái khi đến các cơ quan công quyền để làm việc.

Hiện nay đã có các quy định liên quan đến Văn hóa ứng xử của nhà báo, như 10 quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam đều do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành. Ngoài ra các nhà báo với tư cách là cán bộ nhân viên trong các cơ quan nhà nước, đoàn thể còn phải tuân thủ những quy định, nội quy về "văn hóa công sở" nơi mình làm việc.

Với tư cách là người truyền tin, người định hướng, dẫn dắt dư luận xã hội hướng đến những giá trị tiến bộ, văn minh, mỗi khi đăng tải thông tin phục vụ công chúng trên các phương tiện thông tin đại chúng, mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí cần nêu cao trách nhiệm trong việc lựa chọn chủ đề, cân nhắc nội dung, hình thức thể hiện thông tin, văn phong về văn hóa giải trí làm sao vừa bảo đảm nhu cầu của công chúng, trong đó có công chúng trẻ, vừa góp phần hình thành, xây dựng những giá trị chân- thiện- mỹ để kiến tạo môi trường thông tin lành mạnh, nhân văn, bổ ích, qua đó vun đắp chuẩn mực văn hóa ứng xử trong xã hội.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

(LĐTĐ) Được sự cho phép của Bộ Thông tin và Truyền thông và để phụng sự độc giả được tốt hơn, từ ngày 2/11/2024, Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình chính thức ra mắt bộ nhận diện mới và thay đổi cơ cấu một số chuyên mục.
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

(LĐTĐ) Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029, tối 1/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng với chủ đề "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024.
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

(LĐTĐ) Sau thành công của tiểu thuyết đầu tay "Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh" (2021), tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh vừa cho ra mắt tác phẩm thứ hai mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". Đây là một trong số ít tác phẩm văn học Việt Nam viết về đề tài đại dịch, được hoàn thành sau 3 năm ấp ủ và chắt lọc của tác giả.
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công của hai kỳ Festival trước, Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24/11 đến ngày 30/11/2024, tại thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, với chủ đề "Dòng chảy di sản". Qua đó, không chỉ tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất cố đô Hoa Lư, mà còn là cơ hội để kết nối, lan tỏa những giá trị di sản văn hóa quốc gia.
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

(LĐTĐ) Chiều 30/10, tại Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Thứ trưởng Tạ Quang Đông đã trao quyết định bổ nhiệm NSND Nguyễn Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam giữ chức vụ Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn theo Quyết định số 3199/QĐ-BVHTTDL.
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024

Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Chung kết xếp hạng và trao giải Cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 đã diễn ra tại sân khấu ngoài trời Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội (quận Hà Đông). Cuộc thi do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức.
Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm

Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm

(LĐTĐ) Ngày 26/10, triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” đã được tổ chức tại Nhà xuất bản Kim Đồng (số 55 Quang Trung, Hà Nội). Triển lãm đã giúp người tham quan sống lại rất nhiều khoảnh khắc đáng nhớ cùng chàng thám tử nhí Conan.
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX

Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX

(LĐTĐ) Ngày 26/10, tại Nhà Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Thái Nguyên, Báo Thanh tra tổ chức lễ khai mạc Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống vẻ vang của ngành Thanh tra Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động