Giá trị văn hóa trong đồng bào dân tộc thiểu số: Làm sao để bảo tồn và phát huy?

Kỳ 1: Nhiều nét văn hóa thiểu số bị mai một, biến đổi

(LĐTĐ) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Văn hoá không đứng ngoài phát triển. Nó nằm bên trong, là nhân tố nội sinh, vừa là mục tiêu, vừa là động lực và hệ điều hành phát triển”. Bản sắc văn hóa dân tộc là hạt nhân sáng tạo của tinh thần dân tộc, truyền từ đời này sang đời khác, bảo đảm cho sự trường tồn của dân tộc. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ của cộng đồng, tuy nhiên cho đến nay, một số nơi đã lạm dụng khai thác làm lệch lạc, méo mó, biến dạng các di sản.
ky 1 nhieu net van hoa thieu so bi mai mot bien doi Chợ nổi Cái Răng – nét văn hóa đặc trưng miền Tây sông nước
ky 1 nhieu net van hoa thieu so bi mai mot bien doi Tranh dân gian làng Sình, sản phẩm độc đáo mang đậm nét văn hóa tâm linh xứ Huế
ky 1 nhieu net van hoa thieu so bi mai mot bien doi Tắm lá mùi ngày Tết- nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Việt

Sự du nhập văn hóa nước ngoài và quá trình đô thị hóa nhanh chóng hiện nay, ngoài những lợi ích đem lại cho con người cũng gây ra nhiều bất cập, trong đó có nguy cơ làm mai một, biến đổi của không ít giá trị văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số như: Trang phục, kiến trúc, lối sống của giới trẻ, văn hóa ứng xử trong cộng đồng; việc phục dựng, tổ chức lễ hội còn bất cập; tình trạng thương mại hóa, biến tướng, lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi có chiều hướng gia tăng...

ky 1 nhieu net van hoa thieu so bi mai mot bien doi
Ảnh: Mạnh Tiến

Trong nhiều năm qua, ngành văn hóa đã có những nỗ lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong đồng bào dân tộc thiếu số. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã thực hiện nhiều công tác thiết thực như điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật; phục dựng bảo tồn các lễ hội truyền thống đặc sắc có nguy cơ mai một, tạo môi trường văn hoá lành mạnh, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, tạo điều kiện để phát triển mô hình văn hóa - du lịch.

Đến nay đã có hơn 80 lễ hội truyền thống tiêu biểu của các dân tộc Mường, Thái, Tày, Cơ Tu, Mông, Nùng, Dao, Ba Na, Chứt, Khmer, XTiêng, Khơ Mú, Lào, Giáy, Lô Lô, Co, Mạ, Bố Y, Pà Thẻn, Ơ Đu, Tà Ôi, Hà Nhì, Cống, Shi La, Rơ Măm, Ê Đê, Bru-Vân Kiều, …. được phục dựng bảo tồn và phát triển đúng mục đích, phù hợp với từng dân tộc.

Theo TS. Vũ Thị Thanh Minh (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân tộc), kinh tế thị trường cũng có tác động không nhỏ đến sự mai một của các nghề thủ công truyền thống.

Sản phẩm thổ cẩm công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều, vì vậy công việc trồng bông, trồng lanh, dệt vải vốn phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức không còn giữ vai trò quan trọng đối với người phụ nữ như trước đây, nhất là lớp trẻ.

Hơn 30 làng, bản, buôn của 25 dân tộc như S’tiêng, Chăm, Ba Na, K’ho, M’Nông, Ê Đê, Vân Kiều, Khơ mú, Mường, Thái, Mông, Lô Lô, Tày, Dao, Khmer, Jrai, Ơ Đu, Chứt, Mạ, Bố Y, H’rê… được hỗ trợ đầu tư bảo tồn, phát huy giá trị các thiết chế văn hóa truyền thống, lễ hội, làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc, trang phục truyền thống, nghề truyền thống, những nét đẹp trong phong tục tập quán của các dân tộc.

Nhiều lớp truyền dạy văn hóa truyền thống phi vật thể của dân tộc thiểu số có số dân rất ít người (dưới 10.000 người) được mở ra tại các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Nghệ An, Kon Tum, Điện Biên, Lào Cai, Thái Nguyên, Quảng Bình…Đến nay, đã có 134/271 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là của các dân tộc thiểu số; 276/617 nghệ nhân ưu tú là người dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, song song với những giá trị đã được phục dựng, lưu giữ, thì tốc độ “biến dạng” cũng trở nên nhanh chóng. Sự du nhập văn hóa nước ngoài và quá trình đô thị hóa hiện nay, ngoài những lợi ích đem lại cho con người cũng gây ra nhiều bất cập, trong đó có nguy cơ làm mai một, biến đổi của không ít giá trị văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số như: Trang phục, kiến trúc, lối sống của giới trẻ, văn hóa ứng xử trong cộng đồng; việc phục dựng, tổ chức lễ hội còn bất cập; tình trạng thương mại hóa, biến tướng, lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi có chiều hướng gia tăng...

Điển hình như việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hoá phi vật thể đã được UNESCO vinh danh đang gặp phải tình trạng “ngoài lề hoá”, “sân khấu, làm mới và thương mại hoá di sản”, cùng với những bất cập trong thực hành, truyền dạy và công tác nghệ nhân.

Tại Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong đồng bào dân tộc thiểu số” diễn ra ngày 31/5 tại Hà Nội vừa qua, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Trịnh Thị Thủy cho rằng: Dù đạt được một số kết quả quan trọng nhưng còn nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết. Đó là việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển kinh tế xã hội có nơi làm tốt nhưng cũng có nơi lạm dụng, khai thác lệch lạc.

Trên thực tế, vẫn còn một số nơi việc khai thác làm lệch lạc, méo mó, biến dạng các di sản văn hóa. Thêm vào đó, một bộ phận lớp trẻ hiện nay không còn có ý thức bảo tồn các giá trị văn hóa của chính dân tộc mình…Bởi vậy, việc đánh giá thực trạng công tác bảo tồn, xác định mục tiêu định hướng, và đề xuất giải pháp kiến nghị về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong tình hình mới là hết sức cần thiết.

Câu chuyện của TS. Bàn Thị Quỳnh Dao (Viện Văn học) là một điển hình. TS. Quỳnh Dao có cha là người Dao Tiền và mẹ là người Kinh. Cha của bà là người Dao đầu tiên có bằng tiến sỹ tại Nga, thông thạo cả tiếng Nga và tiếng Trung nhưng vẫn không quên tiếng Dao của mình. Nhưng tới lượt TS. Quỳnh Dao và anh em của bà, mọi sự đã thay đổi. Sống giữa những người Kinh, bà và các anh em của bà không dám nói tiếng Dao vì "rất sợ mọi người nhận ra mình là người dân tộc thiểu số".

Thế hệ những người Dao "thoát ly" khỏi bản làng như gia đình TS. Quỳnh Dao đã vậy, nhưng ngay trong chính cộng đồng người Dao ở giữa bản làng cũng không còn mấy người đọc được và biết chữ Nôm Dao nữa. Ngay cả những thầy cúng cũng chỉ truyền khẩu các bài dân ca chứ không biết đọc, viết chữ Dao.

Mỗi địa phương đều có các trường dân tộc nội trú, nhưng việc dạy ngôn ngữ dân tộc ở đây không được coi trọng. "Liệu người Dao chúng tôi có mất ngôn ngữ của mình không?", câu hỏi của TS. Quỳnh Dao khiến nhiều nhà văn hóa, nhà khoa học trăn trở.

Không chỉ mất dần ngôn ngữ, theo TS. Vũ Thị Thanh Minh (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân tộc), kinh tế thị trường cũng có tác động không nhỏ đến sự mai một của các nghề thủ công truyền thống. Sản phẩm thổ cẩm công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều, vì vậy công việc trồng bông, trồng lanh, dệt vải vốn phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức không còn giữ vai trò quan trọng đối với người phụ nữ như trước đây, nhất là lớp trẻ.

Hầu như các loại trang phục hiện nay của đồng bào dân tộc được mua sẵn ngoài chợ với mẫu mã đa dạng, hiện đại. Bên cạnh đó, nhiều nghi lễ được phục dựng nhưng đã khá xa so với nguyên bản. Những sinh hoạt văn hóa vốn là cơ sở gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng nay đã mất dần không gian xã hội để tiếp tục tồn tại.

Theo khảo sát của PGS.TS Phạm Văn Lợi về nhà ở của người Cơ Tu tại thôn Agrồng, xã Atiêng, Tây Giang, Quảng Nam, nhiều ngôi nhà sàn của đồng bào đã có sự thay đổi về loại hình. Ví như từ nhà dài sang nhà ngắn, từ nhà sàn xuống nhà đất, từ nhà có nóc mái hình mai rùa sang nhà hai mái hoặc bốn mái, có mái phụ hình thang cân. Đồng thời, kết cấu của ngôi nhà truyền thống cũng có sự biến đổi với sự xuất hiện của vì kèo, sử dụng kĩ thuật liên kết bằng mộng luồn và mộng thắt kết hợp với các loại đinh kim loại thay thế cho liên kết bằng ngoãm và dây buộc; từ việc sử dụng cỏ tranh, lá mây hay lồ ô, tre… sang sử dụng các loại vật liệu mới như tôn và prôximăng…

Nhắc đến một dân tộc là nhắc đến nét văn hóa của dân tộc ấy. Bản sắc văn hóa dân tộc trong mối quan hệ với xã hội là dân tộc tự khẳng định mình trước cộng đồng nhân loại. Trong mối quan hệ với thiên nhiên là sống hài hòa, hợp tác với thiên nhiên để xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho con người. Vì vậy, bản sắc văn hóa của dân tộc phải được bảo tồn, tôn vinh mà mục đích của nó không chỉ vì dân tộc mình mà vì sự đa dạng, phong phú và lợi ích của xã hội.

Vì vậy, trong thời gian dài, nói đến giữ gìn, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là nói để mà nói chứ không phải nói để mà làm, bởi mỗi nơi làm một cách khác nhau, đặc biệt trong thời đất nước mở cửa, đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường, thì làm một cách tùy tiện, xô bồ, lộn xộn với cái gọi là “về nguồn”, “trở về với truyền thống văn hóa dân tộc” nhưng thực chất là bị biến dạng theo lợi nhuận, kinh doanh.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tin khác

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

(LĐTĐ) Sau một thế kỷ đầy biến động, đám cưới của thế kỷ 21 đã mang dáng vẻ rất khác khi xưa. Nhiều gia đình chuộng việc tổ chức đám cưới ở các trung tâm tiệc cưới, các dịch vụ như chụp ảnh, quay phim, trang trí đám cưới mọc lên như nấm. Sự phát triển của kinh tế kéo theo quy mô của tiệc cưới cũng to hơn. Các gia đình cầu kỳ hơn trong các tiểu tiết như hoa trang trí, trang điểm, tráp cưới,..
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động. Với phương châm “Tăng tốc, sáng tạo, về đích”, ngành đã bám sát và triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

(LĐTĐ) Tối 21/12 tới, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt "Con đường lịch sử" với quy mô hoành tráng, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1. Chương trình do Bộ Quốc phòng và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa chấp thuận đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố về thiết kế Hội Hoa xuân Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

(LĐTĐ) Ba tháng cuối năm luôn là mùa cao điểm cưới hỏi. Người người nhà nhà nhộn nhịp chuẩn bị lễ cưới, cỗ cưới, ảnh cưới, mừng cưới,... Trong những sự tất bật và không khí náo nức của những đám cưới, chúng ta nhận ra nhiều thứ đã thay đổi trong vòng chuyển động bất tận của xã hội này, và đám cưới cũng thế.
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024

Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức sáng 18/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã nhấn mạnh những thành tựu, kết quả tích cực của lĩnh vực VHTTDL Thủ đô đã đạt được trong năm qua.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 18/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị.
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại

Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại

(LĐTĐ) Múa rối nước - loại hình nghệ thuật độc đáo của văn hóa Việt Nam, đã tồn tại suốt hàng nghìn năm nay và gắn liền với nền văn minh lúa nước. Trong nhịp sống hiện đại, những nghệ nhân vẫn ngày đêm thổi hồn vào con rối, mang đến niềm vui cho người xem và giữ sức sống cho một nghệ thuật độc đáo của dân tộc.
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ

Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ

(LĐTĐ) Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt" do Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức đã giới thiệu tới công chúng những dấu mốc lịch sử của lực lượng quân đội qua 80 năm, đặc biệt, tôn vinh 9 vị tướng tiêu biểu từng bị thực dân Pháp giam cầm tại các nhà tù. Sau khi thoát khỏi "ngục tù", trải qua rèn luyện và chiến đấu gian khổ, họ đã trở thành những nhà lãnh đạo quân sự tài ba, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Xem thêm
Phiên bản di động