Chấn hưng những giá trị tốt đẹp văn hóa dân tộc
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa khu phố cổ Hà Nội | |
Đình Tường Phiêu – nơi lưu giữ những giá trị văn hóa xứ Đoài | |
Những giá trị văn hóa tâm linh sẽ về đúng bản ngã |
Kiên quyết bài trừ mê tín dị đoan
Về nội dung không ít nơi lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để thực hiện các hành vi mê tín dị đoan, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho hay: Theo Khoản 4, Điều 3, Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16.12.2009 quy định chi tiết thi hành một số qui định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh hoạt động văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 6.11.2009: “Hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa có nội dung mê tín dị đoan là những hoạt động làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu đến nhận thức”.
Trò chơi Cờ người tại Lễ hội Cổ Loa. Ảnh: MQ |
Mê tín dị đoan là niềm tin thái quá của con người về một điều gì đó và việc thể hiện niềm tin này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng.
Cũng theo Khoản 4, Điều 3, Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL: “Hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa có nội dung mê tín dị đoan bao gồm: Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép, lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình, gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa, đốt đồ mã ở nơi công cộng và các hình thức mê tín dị đoan khác” .
Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam là hành trình vinh quang nhưng cũng rất nhiều thách thức. Để đi đến đích “phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của đất nước” cần có cộng đồng trách nhiệm, sự chung tay, đồng lòng của các bộ, ngành, các cấp chính quyền; sự vào cuộc, ủng hộ, hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân để văn hóa lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống, góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế… Tất cả những quan tâm của Quốc hội sẽ tạo điều kiện phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. |
Vì vậy, theo Bộ trưởng, những biểu hiện trên có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau: Do trình độ dân trí, nhận thức của một bộ phận người dân chưa cao, chưa lý giải được nhiều hiện tượng bí ẩn của cuộc sống từ góc nhìn khoa học, nên bị lệ thuộc vào các thế lực thần bí, siêu nhiên; do nhầm lẫn, đánh đồng giữa hành vi thực hành tín ngưỡng, tôn giáo với các hiện tượng mê tín dị đoan; do sự tác động mặt trái của cơ chế thị trường trong việc chạy theo những giá trị chức quyền, của cải, tiền tài, vật chất, từ đó nảy sinh ham muốn cầu xin thần thánh mang lại lợi ích cho bản thân.
Bên cạnh đó, sự lan truyền nhanh chóng những hành vi lệch lạc trong thực hành tín ngưỡng qua các phương tiện truyền thông đã gây bất ổn trong gia đình và xã hội; một số kẻ xấu lợi dụng sự mê muội để trục lợi tâm linh, “buôn thần, bán thánh”; công tác phòng chống mê tín dị đoan chưa đạt hiệu quả như mong muốn, việc thực thi pháp luật không nghiêm.
Đây cũng là thói quen truyền thống chưa thay đổi được trong xã hội hiện đại. Việc bài trừ mê tín dị đoan khỏi đời sống xã hội khó có thể giải quyết trong thời gian ngắn nhưng không thể không làm và phải thường xuyên, liên tục đồng thời cần có sự phối hợp, cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội.
Chấn chỉnh lệch chuẩn văn hóa
Về vấn đề lệch chuẩn văn hóa trong đời sống đương đại của một số bộ phận, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết: Nghị quyết số 33-NQ/TW là một văn kiện quan trọng đối với sự phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đây là kim chỉ nam cho hoạt động của ngành văn hóa, thể thao và du lịch hiện nay và cả trong những năm sắp tới. Đối với công tác quản lý nhà nước về văn hóa, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, tôi nhận thấy đã có những chuyển biến quan trọng.
Trên thực tế, hệ thống pháp luật ngành được tiếp tục hoàn thiện. Bộ đã tham mưu, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 21 nghị định, 8 quyết định liên quan đến cơ chế, chính sách trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch; ban hành và phối hợp ban hành theo thẩm quyền 109 thông tư, thông tư liên tịch.
Hoạt động này đã tác động sâu rộng đến đời sống của nhân dân, tích cực thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về văn hóa, ghi nhận và cụ thể hóa các quyền và nghĩa vụ của nhân dân về văn hóa; đồng thời cũng tạo điều kiện cho nhân dân - những chủ thể của văn hóa tham gia tích cực vào hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa; đóng vai trò là phương tiện để thực hiện chủ trương của Đảng về xã hội hóa hoạt động văn hóa, thu hút đầu tư cho văn hóa, gia đình, từng bước triển khai chủ trương phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
Chuyển biến này đến từ việc cả xã hội đã có ý thức tốt hơn về vị trí và vai trò của văn hóa đối với sự phát triển con người nói riêng, đất nước nói chung. Từ nhận thức đúng đắn hơn, các cấp, các ngành và các địa phương đã đầu tư tốt hơn cho văn hóa. Tất nhiên, bên cạnh những mặt đã làm được, vẫn còn những mặt hạn chế, đáng lưu ý đó là bộ máy tổ chức cồng kềnh, nhiều cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, do đó không phân định cụ thể trách nhiệm rõ ràng dẫn đến kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao chưa cao; thủ tục hành chính còn rườm rà, năng lực, phẩm chất, ý thức, kỷ cương, kỷ luật của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, yếu kém… Đây là những vấn đề Bộ sẽ quan tâm giải quyết trong thời gian sắp tới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa.
Văn hóa là một lĩnh vực khó và nhạy cảm, liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bất cứ một vấn đề gì xảy ra cũng có thể có những lý do xuất phát từ văn hóa. Trong thời gian vừa qua, có nhiều hiện tượng thể hiện sự xuống cấp đạo đức xã hội, cần có tiếng nói của ngành văn hóa, tuy nhiên, ở nhiều trường hợp, ngành văn hóa của các địa phương (và cả Trung ương) chưa vào cuộc kịp thời. Song bất luận thế nào chúng ta cũng phải chấn chỉnh những biểu hiện, khuynh hướng lệch chuẩn văn hóa.
Sớm hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về văn hóa
Theo Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, trong những năm gần đây, sự quan tâm của cử tri đối với vấn đề văn hóa ngày càng nhiều hơn. Điều này chứng tỏ, trong quá trình phát triển của đất nước, văn hóa đang xuất hiện những vấn đề nhất định, cũng như thể hiện sự mong mỏi của cử tri cả nước đối với sự phát triển văn hóa, con người Việt Nam.
Nhưng phát triển văn hóa không phải là câu chuyện riêng của ngành văn hóa mà cần có sự chung tay, tổng hòa nỗ lực của cả hệ thống chính trị, xã hội. Chính vì vậy, ngành Văn hóa mong muốn Quốc hội sớm hoàn thiện các công cụ pháp lý bảo đảm cho hoạt động quản lý của ngành như Luật Thư viện, Luật Nghệ thuật biểu diễn, Luật Hiến tặng và bảo trợ hay sửa đổi một số luật đang cần điều chỉnh cho phù hợp hơn với bối cảnh đất nước hiện nay.
Đầu tư cho văn hóa cũng là đầu tư cho phát triển, tạo hiệu ứng phát triển cho các lĩnh vực khác nhưng ngân sách đầu tư cho lĩnh vực văn hóa hiện nay còn rất khiêm tốn. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu, trình Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Chúng tôi rất mong QH quan tâm phân bổ nguồn lực cho các chương trình mục tiêu phát triển văn hóa để tạo điểm nhấn cho đầu tư đối với những lĩnh vực trọng điểm.
PV
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51