Giữ lửa truyền thống Thanh niên xung phong

(LĐTĐ) Cách đây gần 72 năm, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, lực lượng Thanh niên xung phong ra đời bởi sự chỉ đạo thành lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đúng dịp kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022) chúng tôi đã tìm gặp ông Vũ Trọng Kim - một nhân chứng sống cựu thanh niên xung phong (TNXP); và được ôn lại nhiều câu chuyện hay về lực lượng này trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc.
Cân nhắc bổ sung danh hiệu “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” Huyện đoàn Ba Vì trao tiền hỗ trợ xây dựng nhà cho Cựu Thanh niên xung phong

Lực lượng xung kích trong kháng chiến

Thanh niên xung phong Việt Nam được thành lập vào ngày 15/7/1950, với tiền thân là Đội TNXP công tác Trung ương. Lực lượng này là những thanh niên trẻ, khỏe, là con em bần cố nông và trí thức lao động, có phẩm chất tốt, có tinh thần hăng hái được Đảng đoàn Thanh vận Trung ương và Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam huy động và tổ chức.

Giữ lửa truyền thống Thanh niên xung phong
Thanh niên xung phong góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Tìm hiểu về những công lao đóng góp to lớn của lực lượng TNXP trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc; chúng tôi có cơ hội được gặp ông Vũ Trọng Kim, là cựu thanh niên xung phong vẫn còn đang hoạt động chính trị vì lợi ích nước nhà; và đang giữ cương vị Chủ tịch Trung ương Hội Cựu TNXP Việt Nam.

Ôn lại những năm tháng cứu quốc hào hùng của dân tộc, ông Trọng Kim tâm sự, lực lượng TNXP trở thành đề tài để các thế hệ trẻ, tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ những năm kháng chiến chống Pháp ác liệt và gay go, các đội TNXP nhận nhiệm vụ góp phần cùng bộ đội và toàn dân chiến thắng địch trên chiến trường.

“Với đội ngũ ban đầu chỉ có 225 cán bộ, đội viên, ngay sau đó đã lên đến ba, bốn chục ngàn người và huy động cả 18.000 người khi bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong số đó, có 8.000 được điều động, bổ sung vào quân đội nhân dân Việt Nam trên chiến trường chống giặc Pháp”, ông Trọng Kim nói.

Suy nghĩ về vai trò của TNXP, ông Trọng Kim tự hào: “Trong suốt những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, lực lượng TNXP ở tiền tuyến cũng như hậu phương đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách. Họ mang trong mình khí phách hiên ngang xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước và tinh thần Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh. TNXP đã góp phần làm nên những chiến công hiển hách lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Ông Trọng Kim chia sẻ, với trận đánh Điện Biên Phủ, có thể nói rằng, cống hiến của TNXP không chỉ nằm ở số lượng, mà còn ở hiệu quả, năng suất, chất lượng phục vụ chiến đấu, trực tiếp tham gia chiến đấu.

Những con đường vận tải chiến lược được làm bởi lực lượng TNXP như đường 42 Tuần Giáo - Điện Biên (nay là Quốc lộ 279), đường Hữu nghị 12 Điện Biên - thị xã Lai Châu (nay là Quốc lộ 12)… đã vận chuyển hàng chục nghìn tấn vật chất từ hậu phương lên tiền tuyến, góp phần vào chiến thắng của lịch sử dân tộc.

Lực lượng TNXP chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 - 1975 có trên 271.000 đội viên đã có mặt ở tất cả các chiến trường, các địa bàn trọng điểm của cả nước. Họ làm nhiệm vụ mở đường, bảo đảm giao thông; phục vụ chiến đấu, tham gia chiến đấu; tháo gỡ bom mìn; cáng tải thương binh, tử sĩ; vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, hậu cần; thu dọn chiến trường.

Đặc biệt trên hệ thống đường Trường Sơn lịch sử, có 46.000 TNXP làm nhiệm vụ ở tất cả 5 tuyến trục dọc và 21 tuyến trục ngang, điển hình là các con đường 12, 15A, 15B, đường 20 Quyết Thắng, đường 10 (20/7) Đông Trường Sơn, các trọng điểm phà Long Đại, phà Xuân Sơn…

Thanh niên xung phong đã bám trụ hàng chục năm ròng rã cùng với bộ đội, công nhân giao thông và nhân dân địa phương để giữ vững mạch máu giao thông chủ đạo cho chiến trường miền Nam.

Với lực lượng “3 sẵn sàng, 5 xung phong” với gần 4,5 vạn TNXP hàng chục năm ròng kề vai sát cánh cùng bộ đội trên khắp các chiến trường miền Nam. Tại các địa bàn trọng điểm, ác liệt như: Miền Đông Nam Bộ; miền Tây Nam Bộ, Tây Ninh; đường 1C “Gang thép - lịch sử”; Chiến dịch Phước Long - Sông Bé; Núi Thành (Quảng Nam); chiến dịch Quảng Đà và các chiến dịch khác ở Liên khu 5…

Chỉ riêng ở tuyến đường 1C, TNXP Liên phân đội I đã suốt 9 năm hoạt động dũng cảm, gan dạ chiến đấu, vượt qua mưa bom bão đạn của địch để vận chuyển 10.000 tấn quân trang, vũ khí; tiếp nhận đưa về đất Mũi cả chục ngàn quân; phối hợp cùng bộ đội bắn rơi hơn 100 máy bay, diệt 50 xe tăng và hàng ngàn tên địch, giữ vững đường huyết mạch từ khu 9 về Trung ương Cục miền Nam.

Chủ tịch Trung ương Hội Cựu TNXP Việt Nam Vũ Trọng Kim nhấn mạnh: “Với những đóng góp to lớn đó, lực lượng TNXP Việt Nam luôn xứng đáng với danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân và những phần thưởng cao quý như: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Thành đồng Tổ quốc của Đảng, Nhà nước trao tặng”.

TNXP cả nước đã mở được 102 con đường chiến lược với tổng chiều dài 4130 km, vận chuyển 10 vạn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực cho chiến trường. Trực chiến, chốt giữ, bảo đảm trên 3.000 trọng điểm giao thông quan trọng thường xuyên bị địch đánh phá ác liệt. San lấp trên 100.000 hố bom; đào 1.135 km hầm hào, xây dựng 8 bệnh viện dã chiến và 272 kho tàng; phá, dỡ thu gom trên 100.000 quả bom các loại.

TNXP cũng đã góp phần bắn rơi 15 máy bay Mỹ, bắt sống 13 phi công và gần 1.000 tên địch (trong đó có 286 lính Mỹ), phục vụ bộ đội trên 1.000 trận đánh lớn nhỏ; trực tiếp chiến đấu 40 trận, bổ sung hơn 16.000 người sang quân đội.

Là những người cáng tải, chăm sóc 2.077 thương binh, tử sĩ, TNXP đã đưa 18.000 lượt bộ đội qua sông, cung cấp cho Lực lượng vũ trang và Trung ương Cục miền Nam trên 500 cán bộ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét: “Tôi luôn coi TNXP như bộ đội, vì trong phẩm chất của TNXP có phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ”.

Trong 15.000 người được kết nạp vào Đảng có 52 người là Dũng sĩ diệt Mỹ và 1.432 người là Dũng sĩ Quyết Thắng. Đồng thời TNXP đã có 6.051 người hy sinh; 42.455 người bị thương, 18.000 người và con đẻ bị nhiễm chất độc da cam.

Giữ lửa truyền thống

Chiến thắng trong mùa Xuân năm 1975 mở ra một trang sử mới; TNXP tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang trong kháng chiến, thi đua thực hiện các phong trào như: “Ba xung kích làm chủ tập thể”, “Thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước”, “5 xung kích, 4 đồng hành”, “Thanh niên tình nguyện, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,” “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Trung ương Hội Cựu TNXP Việt Nam cho biết, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, TNXP chuyển sang thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng phát triển kinh tế, tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Cùng hỗ trợ nước bạn Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, cùng bạn thanh niên Lào tiếp tục hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ.

Cũng theo ông Vũ Trọng Kim, thời bình, các thế hệ cựu TNXP luôn giúp nhau xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống, thắt chặt nghĩa tình đồng đội. Phải kể đến phong trào “Cựu Thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi - Vì nghĩa tình đồng đội” do Trung ương Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam phát động, đã đáp ứng nguyện vọng của cựu TNXP, đóng góp vào công tác xã hội và cải thiện đời sống gia đình hội viên.

“Cùng với đó, chúng tôi luôn động viên nhau để thực hiện các chính sách đối với TNXP các thời kỳ theo tinh thần phát huy vai trò nhân chứng lịch sử nhằm thực hiện tốt chính sách của Đảng và nhà nước cho cựu TNXP”, nhiều đồng chí vượt khó học tập vươn lên thành người cán bộ trung kiên, thấm đậm bản chất vốn có của mình, Chủ tịch Trung ương Hội Cựu TNXP Việt Nam nói thêm./.

Quang Linh

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Xem thêm
Phiên bản di động