Cân nhắc bổ sung danh hiệu “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”

(LĐTĐ) Ngày 18/1, trong chương trình Phiên họp thứ 7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 6, cho ý kiến sửa đổi 8 luật Phiên họp thứ 6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét một số cơ chế, chính sách phòng, chống dịch Covid-19

Dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) đã được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ hai. Qua thảo luận, các đại biểu tán thành về sự cần thiết ban hành và cơ bản nhất trí với nhiều nội dung chủ yếu của Dự thảo Luật.

Cân nhắc bổ sung danh hiệu “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết luận nội dung thảo luận. (Ảnh: VPQH)

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đã báo cáo về 6 nội dung lớn xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cụ thể, việc bổ sung danh hiệu thi đua “Xã tiêu biểu”, “Phường, thị trấn tiêu biểu”; việc bổ sung “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”; Huy hiệu và kỷ niệm chương cấp tỉnh; tổng kết khen thưởng thành tích kháng chiến; vấn đề khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội chuyên trách; xử lý vi phạm trong thi đua, khen thưởng.

Về việc bổ sung “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị không bổ sung hình thức khen thưởng này; một số ý kiến đồng ý bổ sung như quy định trong Dự thảo Luật.

Có ý kiến đồng ý với Dự thảo Chính phủ trình và đề nghị bổ sung hình thức khen thưởng phù hợp với những nhóm đối tượng khác cũng tham gia kháng chiến (du kích, dân công hỏa tuyến). Có một số ý kiến đồng ý bổ sung “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” nhưng chỉ áp dụng đối với đối tượng đã tham gia các cuộc kháng chiến.

Theo bà Nguyễn Thúy Anh, Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị cân nhắc phương án không quy định hình thức khen thưởng "Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang". Ủy ban Xã hội cho rằng, quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị nêu tại Thông báo số 120-TB/TW ngày 18/01/2013 về Đề án đổi mới công tác thi đua - khen thưởng cần “giảm bớt các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước”.

Ngoài ra, cân nhắc bổ sung riêng hình thức khen thưởng này nếu đối chiếu với nguyên tắc của khen thưởng “không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được”; tính công bằng với việc khen thưởng các lực lượng khác tham gia kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…

Cân nhắc bổ sung danh hiệu “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh báo cáo về 6 nội dung lớn xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Ảnh: VPQH)

Thường trực Ủy ban Xã hội cũng nhìn nhận, việc bổ sung danh hiệu thi đua ở phạm vi cấp xã là phù hợp với chủ trương đưa phong trào thi đua hướng về cơ sở, người lao động trực tiếp. Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì xã, phường, thị trấn là một đơn vị hành chính nên tên gọi danh hiệu thi đua là “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” là phù hợp.

Việc bổ sung tiêu chuẩn dẫn đầu cấp huyện, một số tiêu chuẩn cụ thể và quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với danh hiệu này bảo đảm phù hợp với đặc điểm của từng vùng miền, địa phương và bảo đảm tính khả thi.

Qua chỉnh lý bước đầu, dự thảo Luật còn 97 điều, giảm 1 điều so với Dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2, bỏ 2 điều (Điều 70 về Huy hiệu; Điều 94 về Khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng), bổ sung 1 điều về quy định chuyển tiếp.

Dự thảo cũng đã bổ sung đối tượng được tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”; nêu rõ về đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng Huân chương Đại đoàn kết dân tộc; tiêu chuẩn tặng thưởng Huân chương Hữu nghị; bổ sung tiêu chuẩn cá nhân được nhận “Giải thưởng Nhà nước”, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”.

Cho ý kiến tại phiên họp, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho rằng, các thành tích, công lao của lực lượng thanh niên xung phong được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, khẳng định trong nhiều báo cáo. Dù có nhiều lý giải, nhưng nếu khi bổ sung quy định này vào Dự thảo Luật mà tốt hơn xét cả về mặt chính trị, cuộc sống, đáp ứng mong mỏi của hàng vạn thanh niên xung phong thì nên bổ sung.

Cân nhắc bổ sung danh hiệu “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: VPQH)

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đồng tình nên có hình thức khen thưởng "Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang", nhưng điều chỉnh đối tượng, phạm vi hẹp lại, tiêu chuẩn cao hơn để phân biệt với hình thức kỷ niệm chương.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường, cần mở rộng xem xét bổ sung hình thức khen thưởng phù hợp với những nhóm đối tượng khác cũng tham gia kháng chiến như: Du kích, dân công hỏa tuyến… vào trong Dự thảo Luật, để đảm bảo tính công bằng và tránh phải sửa đổi nhiều lần.

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, tại phiên họp này, các đại biểu đã thảo luận về tiêu chuẩn, các danh hiệu thi đua, thẩm quyền đề xuất khen thưởng, hồ sơ khen thưởng, lĩnh vực khen thưởng trong khu vực tư nhân, doanh nghiệp, vấn đề khen thưởng của Quốc hội, khung hướng dẫn chung…

Để hoàn chỉnh Dự thảo Luật, Ủy ban Xã hội cần tiếp tục chủ động phối hợp với Ban soạn thảo, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Tư pháp, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tiếp tục tổ chức tọa đàm, hội thảo, lấy ý kiến rộng rãi, bảo đảm chất lượng Dự án Luật để trình tại Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XV.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Người dân rơi nước mắt tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân rơi nước mắt tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 26/7, dọc hai bên đường từ Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông tới Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội), hàng nghìn người dân đã đứng chờ sẵn với mong muốn được lần cuối tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Không ít người dân đã bật khóc nức nở khi Linh xa chở linh cữu của Tổng Bí thư đi qua.
Tình cảm và niềm tiếc thương vô hạn của cán bộ Công đoàn, người lao động với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm và niềm tiếc thương vô hạn của cán bộ Công đoàn, người lao động với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Trong ngày tổ chức Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động và người dân bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc Việt Nam.
Toàn văn Lời điếu, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng

Toàn văn Lời điếu, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng

(LĐTĐ) Chiều 26/7, đồng chí Tô Lâm, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Lễ tang đọc Lời điếu tại Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo Lao động Thủ đô xin trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu.
Người dân xếp hàng dài viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

Người dân xếp hàng dài viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

(LĐTĐ) Từ sáng 26/7, đông đảo người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và các tỉnh, thành phía Nam tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

(LĐTĐ) Ngày 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Trong niềm tiếc thương vô hạn, sáng 26/7, Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội làm Trưởng đoàn đã vào viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) 13 giờ chiều nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia; Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Người dân tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lòng tiếc thương vô hạn

Người dân tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lòng tiếc thương vô hạn

(LĐTĐ) Sáng nay (26/7) tại 3 điểm tổ chức Lễ Quốc tang là Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội) hàng nghìn người dân đã có mặt từ sớm chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tiễn biệt Tổng Bí thư lần cuối.
Chiều nay (26/7), cử hành Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều nay (26/7), cử hành Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Vào lúc 13 giờ chiều nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia; Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Hơn 1.560 đoàn trong nước và quốc tế đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 1.560 đoàn trong nước và quốc tế đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Từ 7 giờ đến 19 giờ 30 phút ngày 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
Phiên bản di động