Giáo dục thể chất trong trường học: Cần đi vào thực chất
Nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học | |
Rà soát việc bố trí, sử dụng sân chơi cho học sinh | |
Mô hình giáo dục thể chất cần nhân rộng |
Còn nhiều hạn chế
Giáo dục thể chất (GDTC) là môn học bắt buộc, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. Môn học này góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, trọng tâm là: Trang bị cho học sinh kiến thức và kĩ năng chăm sóc sức khoẻ; kiến thức và kĩ năng vận động; hình thành thói quen tập luyện, khả năng lựa chọn môn thể thao phù hợp để luyện tập nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực và tố chất vận động; trên cơ sở đó giúp học sinh có ý thức, trách nhiệm đối với sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng, thích ứng với các điều kiện sống, sống vui vẻ, hoà đồng với mọi người.
Tập thể dục giữa giờ tại Trường THPT Nguyễn Gia Thiều. |
Mặc dù vậy, trên thực tế, giáo dục thể chất trong trường học vẫn chưa thực sự được coi trọng đúng mức. Theo thống kê, hiện nay cả nước có gần 80.000 giáo viên thể dục thể thao, trong đó có khoảng 74% giáo viên chuyên trách và 26% giáo viên bán chuyên trách. Đặc biệt ở bậc Tiểu học chỉ có 20% số trường có giáo viên chuyên trách.
Cũng theo thống kê, hiện nay, ở cấp Tiểu học có 17% số trường có nhà tập thể dục thể thao, 15% số trường có sân tập thể dục thể thao; cấp THCS có 12% số trường có nhà tập thể dục thể thao, 15% số trường có sân tập thể dục thể thao; cấp THPT có 30% số trường có nhà tập thể dục thể thao, 15% số trường có sân tập thể dục thể thao.
Theo Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, thời gian qua, Bộ GD& ĐT đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các địa phương, nhà trường đề cập khó khăn về cơ sở vật chất, thiếu sân chơi, bãi tập, thiết bị phục vụ cho việc dạy và học GDTC. Phương án xã hội hóa cần được các địa phương tính tới nhiều hơn. Bộ GD& ĐT sẽ rà soát để ban hành các văn bản nhằm đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa GDTC trong nhà trường, bảo đảm chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới. Các trường đại học sư phạm thể dục thể thao, khoa sư phạm GDTC tập trung xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng tăng cường kỹ năng cho cả người dạy, người học, kỹ năng xử lý tình huống, tăng thực hành... Trong khi đó, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bám sát mục tiêu, nội dung chương trình, từ đó vận dụng các hoạt động GDTC, thể thao một cách linh hoạt, phù hợp điều kiện của địa phương, thể trạng học sinh; tạo sự hứng khởi cho cả người dạy và người học… |
Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, Chương trình môn học GDTC của các cấp học cấu trúc chưa cân đối, nhiều nội dung còn mang nặng tính kỹ thuật. Hầu hết các trường dạy chương trình cũ ban hành từ năm 2000, ít các hướng dẫn, các kĩ năng thực hành, không có các hoạt động thể thao ngoại khóa.
Một số trường còn xem nhẹ việc thực hiện chương trình môn học GDTC, triển khai chương trình GDTC hình thức, kém hiệu quả. Hoạt động thể thao trường học hướng dẫn nội dung còn nghèo nàn, hình thức hoạt động đơn điệu, chưa thu hút được đông đảo lực lượng học sinh tham gia tập luyện thể dục, thể thao. Nguồn lực đầu tư cho công tác GDTC và thể thao trường học chưa đáp ứng yêu cầu.
Đặt ra yêu cầu đổi mới
Trước thực tế trên, nhiều chuyên gia cho rằng, đổi mới GDTC, thể thao trong trường học là yêu cầu cần thiết trong tổng thể đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và phải được làm quyết liệt để thay đổi cả nhận thức và hành động về hoạt động GDTC và thể thao trường học. Trong đó, cách dạy, cách học môn thể dục phải thay đổi để không còn là giờ học nhàm chán, GDTC không còn là môn phụ trong suy nghĩ của cả người dạy và người học.
“Phải làm sao để nhắc tới các hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường, học sinh không cảm thấy sợ, ngại mà mong muốn được tham gia, trở thành đam mê, sở thích của các em, chính các em thấy được ý nghĩa và tác dụng của các hoạt động GDTC” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh tại Hội nghị nâng cao chất lượng công tác GDTC và thể thao trường học vừa được tổ chức vào cuối tháng 2 vừa qua.
Hiện nay, nhằm tạo hứng thú cho học sinh, nhiều trường học đã đổi mới hoạt động thể dục giữa giờ. Nhờ vậy, giờ tập không còn nhàm chán với những động tác truyền thống theo tiếng trống mà trở thành khoảng thời gian mong đợi của nhiều học sinh. Đơn cử tại Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên, TP Hà Nội) đã xây dựng được bài thể dục giữa giờ phù hợp với lứa tuổi trên nền nhạc của bài Despacito.
“Hiện tại trường em đang có phong trào hoạt động giữa giờ rất mới đó là nhảy trên nền nhạc hiện đại Despacito. So với việc thực hiện các bài tập thể dục thông thường thì điệu nhảy hiện đại này vui và mới hơn rất nhiều.
Thay vì thực hiện các động tác lặp đi lặp lại khá nhàm chán cứng nhắc thì chúng em được thoải mái tự do thả lỏng cơ thể khi nhảy trên nền nhạc này. Bên cạnh đó, các bạn trong trường cũng tỏ ra hào hứng hơn khi đến giờ thể dục giữa giờ vì điệu nhảy này thực sự thú vị” - Em Trần Ngô Diễm Quỳnh (Học sinh lớp 11D, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều) cho hay.
Cùng quan điểm với em Nguyễn Thành Đạt (Học sinh lớp 11D, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều) cho biết: Lúc đầu thì em cũng không nghĩ bài tập thể dục giữa giờ lại có tác dụng như thế. Nói chung, sau khi tập xong bọn em đều cảm thấy hào hứng và tỉnh táo hơn. Em nghĩ là những bài tập thể dục ngoài giờ như thế này cần tích cực đẩy mạnh trong những năm học tới.
Theo cô giáo Nguyễn Thị Minh Châu (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, quận Long Biên, TP Hà Nội), Trường THPT Nguyễn Gia Thiều được thành lập từ năm 1950. Quy mô của trường gồm 43 lớp với 1901 học sinh. Hiện nay, phong trào thể dục thể thao, văn nghệ của trường rất sôi nổi. Về thể dục, thể thao trường có rất nhiều câu lạc bộ của học sinh, chẳng hạn như: Câu lạc bộ bóng rổ, cầu lông… Các nội dung thi đấu Hội khỏe Phù đổng của Thành phố, trường tham gia cơ bản đầy đủ.
“Hoạt động thể dục giữa giờ ở trường đã triển khai từ lâu. Thế nhưng bài tập thể dục chống mệt mỏi giữa giờ đối với học sinh, thanh niên thời đại nay các em cũng không đươc hào hứng lắm. Trong năm học này, Đoàn trường và thầy Hiệu trưởng có đề xuất là chọn bài thể dục sao cho đa số học sinh cảm thấy hứng thú hơn. Đoàn trường đã tư vấn và chúng tôi chọn bài nhảy Despacito để triển khai ở tất cả các lớp.
Giai đoạn 1, các lớp dạy lồng ghép bài nhảy với bộ môn thể dục. Sau đó trường có tổ chức thi giữa các lớp và đến bắt đầu học kỳ 2 năm học 2018 – 2019 thì triển khai cho học sinh trình diễn sau tiết 3 của ngày thứ Hai và ngày thứ Sáu hàng tuần. Hiện nay, hoạt động đã đi vào nền nếp, quy củ và được sự hưởng ứng của tất cả giáo viên,học sinh trong trường” - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều chia sẻ.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40