Giáo dục - Đào tạo: Đổi mới cần thời gian và lộ trình

Một loạt các chính sách lớn có tầm chiến lược của ngành Giáo dục - Đào tạo (GDĐT) đã được các đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ tại phiên họp sáng ngày 16/11.
giao duc dao tao doi moi can thoi gian va lo trinh Băn khoăn đổi mới giáo dục môn Lịch sử sau cú sốc “khai tử”
giao duc dao tao doi moi can thoi gian va lo trinh Tiếp tục triển khai các giải pháp đổi mới giáo dục
giao duc dao tao doi moi can thoi gian va lo trinh 77 triệu USD dành cho dự án đổi mới giáo dục phổ thông

Bao giờ mọi đối tượng đều thạo ngoại ngữ?

Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 (gọi tắt là Đề án ngoại ngữ 2020) được phê duyệt năm 2008. Mục tiêu là đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong các trường, để "đến năm 2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam".

giao duc dao tao doi moi can thoi gian va lo trinh
Để giáo dục- đào tạo là động lực cho phát triển cần nhiều việc phải làm

Đề án có tổng kinh phí gần 9.400 tỉ đồng, trong đó giai đoạn 2008 - 2010 là 1.000 tỉ đồng, giai đoạn 2011-2015 gần 4.400 tỉ đồng, giai đoạn 2016 -2020 khoảng 4.000 tỉ đồng, nhưng sau 8 năm thực hiện, đến nay nhiều mục tiêu của Đề án chưa đạt được.

Khả năng ngoại ngữ của học sinh nói riêng, người Việt Nam nói chung vẫn chưa được cải thiện nếu chỉ học theo chương trình phổ thông. Chính vì thế, trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội) về Đề án ngoại ngữ 2020 có đạt được mục tiêu không, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã thẳng thắn trả lời là không đạt.

Bộ trưởng Bộ GDĐT cũng cho rằng, muốn yêu cầu học sinh giỏi hơn, trình độ ngoại ngữ tốt hơn thì trình độ, yêu cầu năng lực giáo viên phải cao hơn là đương nhiên.

Tuy nhiên, cần thêm thời gian để nâng trình độ ngoại ngữ của giáo viên.

Theo người đứng đầu ngành GDĐT, việc dạy và học ngoại ngữ là vấn đề lớn, có tính chất lâu dài và liên quan tới nhiều nhóm đối tượng nên sẽ phải có sự điều chỉnh cách thức tiếp cận mục tiêu của đề án lại chứ không đề ra mục tiêu chung chung.

Cụ thể, sẽ không đề ra mục tiêu tới năm 2020 "mọi đối tượng được đào tạo về ngoại ngữ" mà sẽ tập trung vào đổi mới chương trình, đào tạo giáo viên, xã hội hoá, "tạo môi trường động lực chứ không phải chỉ trông chờ vào việc triển khai đề án" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay.

Người đứng đầu ngành Giáo dục cho rằng không phải cứ đặt mục tiêu đến năm 2035 phổ cập tiếng Anh là sẽ đạt được. Đơn cử Singapore, để phổ cập tiếng Anh cho người dân phải mất tới 38 năm. "Không thể ngày một ngày hai xoá mù tiếng Anh mà cần thời gian, nhưng nếu không có quyết tâm, lộ trình và bước đi thì không thể đạt mục tiêu", ông Nhạ khẳng định.

Đồng thời, Bộ trưởng Bộ GDĐT cũng cho rằng, muốn yêu cầu học sinh giỏi hơn, trình độ ngoại ngữ tốt hơn thì trình độ, yêu cầu, năng lực giáo viên phải cao hơn là đương nhiên. Tuy nhiên, cần thêm thời gian để nâng trình độ ngoại ngữ của giáo viên.

Bộ GDĐT sẽ làm việc với Bộ Nội vụ, điều chỉnh yêu cầu ngoại ngữ giáo viên theo đúng đối tượng để đảm bảo tính khả thi. Giáo viên mới tuyển vào thì tiếng Anh phải đảm bảo ở trình độ cao, và sẽ có lộ trình với các giáo viên còn lại, tránh tình trạng "mua bán chứng chỉ". "Thầy cô không còn nhiều thời gian công tác thì không nên ép. Một khi có lộ trình và đúng nhóm đối tượng thì sẽ khả thi"- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Đổi mới thi cử có vội vã?

Đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắc Nông) và đại biểu Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) đặt câu hỏi liên quan đến đề án đổi mới phương án thi, hình thức thi của kỳ thi THPT quốc gia 2017.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ GDĐT cũng giải trình những chất vấn liên quan đến việc phân luồng đào tạo và chất lượng nhân lực sau tốt nghiệp ĐH ra trường còn thất nghiệp nhiều, vấn nạn bạo lực học đường ngày càng gia tăng, hiện tượng dạy thêm học thêm chưa được kiểm soát…

Với tư cách là người đứng đầu ngành GDĐT, Bộ trưởng đã nhận trách nhiệm song theo Bộ trưởng để giải quyết triệt để các vấn đề này cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều cấp ngành khác cũng như của toàn xã hội.

Theo các vị đại biểu này, đầu tháng 8/2016, Bộ mới công bố đề án đổi mới phương án thi năm 2017, liệu có vội vàng hay thể hiện sự lúng túng trong tổ chức thi THPT quốc gia 2017? Và có nên xây dựng đề án đổi mới thi cử hay không?...

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, quá trình đổi mới thi cử đã trải qua thời gian dài, trước là thi “ba chung” và mới đây là thi THPT quốc gia. Mỗi kì thi, mỗi phương thức thi đều có nhiều ưu điểm và hạn chế.

Trước năm 2015 chủ yếu thi “ba chung” (cuối tháng 6 thi tốt nghiệp, đầu tháng 7 thi ĐH, CĐ sau đó có 3- 4 cuộc thi về CĐ… ) gây nhiều áp lực lớn cho các thí sinh và tốn kém cho phụ huynh và xã hội nên Chính phủ đã yêu cầu phải đổi mới kì thi theo hướng nhẹ nhàng, đỡ áp lực, đỡ tốn kém...

Vì vậy, từ năm 2015 đến nay, ngành chỉ thực hiện kỳ thi THPT quốc gia (vừa để xét tốt nghiệp, vừa để xét vào ĐH, CĐ). Kỳ thi đổi mới đầu tiên năm 2015 tổ chức khá thành công.

Tuy nhiên, việc rút, nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh vào các trường ĐH hơi rối làm ảnh hưởng đến kì thi. Khắc phục và điểu chỉnh hạn chế trong đăng ký tuyển sinh ĐH năm trước, kỳ thi 2016 tạo điều kiện tối đa cho thí sinh khi có sự điều chỉnh là thí sinh tỉnh nào thi tỉnh đấy.

Sau kì thi, Bộ GDĐT đã rút kinh nghiệm và thấy xã hội đánh giá tốt nhưng vẫn còn hạn chế như chia thành 2 cụm thi (cụm do Sở GDĐT địa phương chủ trì và cụm do các trường ĐH chủ trì). Do đó, năm nay Bộ có cải tiến chỉ có một cụm thi, sử dụng đề thi của Bộ và thực hiện thi trắc nghiệm.

Sắp tới là thi tổ hợp, học gì thi nấy, tập trung lớp 12 rất nhẹ nhàng và đề thi cũng dần hoàn thiện theo. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết thêm, đổi mới căn bản toàn diện giáo dục có từng bước đi, lộ trình, từng năm, từng bước. Đổi mới thi cử cũng có lộ trình từng năm, có tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng.

“Theo tôi, cũng không có phương án thi nào tuyệt đối mà phải chọn phương án phù hợp nhất”- Bộ trưởng Nhạ chia sẻ. Còn với phương hướng kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ 2017 và các bài thi minh họa, Bộ trưởng Nhạ cho hay, thông thường, phương án thi được công bố sau tết Nguyên đán. Nhưng năm nay, Bộ đã công bố từ tháng 8 năm trước, ngay sau đó có cả 14 đề thi minh họa. Như vậy, không thể nói là vội vã.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ GDĐT cũng giải trình những chất vấn liên quan đến việc phân luồng đào tạo và chất lượng nhân lực sau tốt nghiệp ĐH ra trường còn thất nghiệp nhiều, vấn nạn bạo lực học đường ngày càng gia tăng, hiện tượng dạy thêm học thêm chưa được kiểm soát…

Với tư cách là người đứng đầu ngành GDĐT, Bộ trưởng đã nhận trách nhiệm song theo Bộ trưởng để giải quyết triệt để các vấn đề này cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều cấp ngành khác cũng như của toàn xã hội.

Hữu Thành

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Trì thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến

Thanh Trì thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thanh Trì đã đến thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, trên địa bàn huyện Thanh Trì.
Son Heung-min “nổ súng” vẫn không cứu vãn nổi Tottenham

Son Heung-min “nổ súng” vẫn không cứu vãn nổi Tottenham

(LĐTĐ) Có thể không hài lòng với những mục tiêu do chính mình đặt ra, Liverpool và Tottenham vẫn cống hiến cho người hâm mộ “cơn mưa” bàn thắng khi đôi bên chạm trán tại Anfield.
Giả danh nhân viên công ty sổ số kiến thiết nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền

Giả danh nhân viên công ty sổ số kiến thiết nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền

(LĐTĐ) Các đối tượng quảng cáo, nhắn tin, giả danh là nhân viên Công ty xổ số kiến thiết Thủ đô, yêu cầu khách hàng nếu muốn được cung cấp số lô, số đề, phải chuyển tiền vào tài khoản kiểm soát viên do chúng cung cấp. Chỉ tính từ tháng 2/2024 đến nay, các đối tượng này đã lừa đảo hơn 30 người tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, với số tiền chiếm đoạt hơn 150 triệu đồng.
Cán bộ, công chức quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt văn hóa công sở

Cán bộ, công chức quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt văn hóa công sở

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua yêu nước, nhất là phong trào "Cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), người lao động thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng" được quận Bắc Từ Liêm triển khai sâu rộng, đạt kết quả cao.
Sơn Tây: Bế mạc và trao giải Vật Dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng

Sơn Tây: Bế mạc và trao giải Vật Dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng

(LĐTĐ) Tham gia tranh tài tại giải Vật Dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III, năm 2024 có sự góp mặt của gần 200 đô vật đến từ 19 đoàn thuộc các tỉnh, thành, ngành có phong trào vật dân tộc mạnh trong cả nước như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên - Huế, Phúc Thọ, Hà Nội… Tại giải lần này, giải Nhất toàn đoàn và cúp vô địch đã thuộc về đoàn Hà Nội.
Cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Công đoàn

Cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Công đoàn

(LĐTĐ) Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) được xây dựng nhằm giải quyết các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn hơn 10 năm thi hành Luật Công đoàn; tiếp cận và xử lý kịp thời các vấn đề mới phát sinh mà Luật chưa điều chỉnh...
Giá vàng miếng chỉ cách mốc 86 triệu đồng trong gang tấc

Giá vàng miếng chỉ cách mốc 86 triệu đồng trong gang tấc

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước sáng nay (6/5) tiếp tục tăng cao, thiết lập mức kỷ lục mới và sắp chạm mốc 86 triệu đồng/lượng.

Tin khác

Hà Nội: Trao giải Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở

Hà Nội: Trao giải Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 5/5, tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (quận Ba Đình), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phối hợp với Language Link Academic tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở thành phố Hà Nội năm học 2023 - 2024.
Khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

(LĐTĐ) Ngày 5/5, tại Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ (quận Hà Đông), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức bế mạc Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2024.
10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

(LĐTĐ) Bộ GD&ĐT vừa ban hành công văn hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024. Trong đó, Bộ GD&ĐT đưa ra 10 nội dung thí sinh cần lưu ý khi tham gia xét tuyển đại học năm 2024.
Giải đáp nhiều băn khoăn, vướng mắc

Giải đáp nhiều băn khoăn, vướng mắc

(LĐTĐ) Trước mùa tuyển sinh năm 2024, hơn 1.000 học sinh Hà Nội đã tham gia chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Sức khỏe - Ngôn ngữ” để được tháo gỡ băn khoăn về việc chọn ngành, chọn nghề…
Điểm mới trong việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

Điểm mới trong việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15/4/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.
Khai mạc Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2024

Khai mạc Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 4/5, tại Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ (quận Hà Đông), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2024.
Sở GDĐT TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo thu hồi sách "Một thoáng ta rực rỡ nhân gian" có nội dung nhạy cảm

Sở GDĐT TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo thu hồi sách "Một thoáng ta rực rỡ nhân gian" có nội dung nhạy cảm

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Thành phố (TP) Hồ Chí Minh chỉ đạo Trường Quốc tế ISHCMC thu hồi toàn bộ sách có nội dung nhạy cảm, không phù hợp với lứa tuổi đã được phát cho học sinh. Đồng thời yêu cầu trường nghiêm túc khắc phục và kiểm điểm phê bình giáo viên.
Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 2/5, Hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 196.319 thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến, chiếm khoảng 20% tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm nay.
Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT

Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi và công tác thanh tra coi thi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 tại 63 Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố.
Tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Nhằm kịp thời hướng dẫn, tiếp nhận và giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của thí sinh liên quan đến việc đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh.
Xem thêm
Phiên bản di động