Cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Công đoàn
Năm 2024, Quốc hội xem xét thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) Sôi nổi "Cuộc thi tìm hiểu pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Công đoàn" |
Tại Phiên họp toàn thể lần thứ 12, Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã thẩm tra dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì soạn thảo.
Trình bày Tờ trình dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, Luật Công đoàn hiện hành đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, nổi bật là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, đóng góp vào những thành tựu của đất nước trong hơn 10 năm qua.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật Công đoàn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập trước yêu cầu của tình hình mới. Cụ thể, đối tượng, phạm vi điều chỉnh còn hẹp so với sự phát triển nhanh, đa dạng của lực lượng lao động và yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn.
Hệ thống tổ chức, việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa cấp ủy địa phương với tổ chức Công đoàn về công tác tổ chức, cán bộ còn bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang. |
Một số quy định về tài chính công đoàn còn chung chung, chưa rõ cơ chế giám sát và việc thực hiện công khai, minh bạch, chưa có quy định về tài chính của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp trong bối cảnh tổ chức này được pháp luật quy định cho phép ra đời. Bên cạnh đó, cơ chế bảo đảm thực thi quyền Công đoàn cũng như cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn chưa đầy đủ và cụ thể, tính khả thi không cao...
Do vậy, Luật Công đoàn cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung để bảo đảm sự tương thích với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, cam kết của Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và thể chế chính trị của Việt Nam.
Cũng theo Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, dự án Luật được xây dựng nhằm giải quyết các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn hơn 10 năm thi hành Luật Công đoàn; tiếp cận và xử lý kịp thời các vấn đề mới phát sinh mà Luật chưa điều chỉnh; thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 và các chủ trương, nghị quyết của Đảng về tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân, tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới và nâng cao vị thế, khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn trong bối cảnh có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở...
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh. |
Báo cáo một số vấn đề cần quan tâm trong dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong cho biết, Ủy ban Xã hội tán thành với sự cần thiết ban hành Luật và các quan điểm xây dựng dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).
Đồng thời, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội đề nghị Ban soạn thảo cần thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các văn kiện của Đảng và Hiến pháp 2013, tiếp tục làm rõ những vấn đề mới có liên quan đến vị trí, vai trò, tổ chức, hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Tiếp tục rà soát để bảo đảm sự đồng bộ với Bộ luật Lao động năm 2019 và các luật có liên quan, bảo đảm tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhất là các công ước của ILO, CPTPP, EVFTA, cũng như dự liệu những vấn đề phát sinh khi nước ta tiếp tục đàm phán, tham gia các hiệp định FTA mới để thấy rõ sự cần thiết, yêu cầu, mức độ nội luật hóa....
Tại phiên họp, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến về các nội dung quan trọng trong dự án luật như: Địa vị pháp lý của Công đoàn Việt Nam, quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, quyền, trách nhiệm đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động của Công đoàn, thanh tra, kiểm tra và giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn Việt Nam...
Kết luận nội dung thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan hữu quan tiếp tục tiếp thu đầy đủ các ý kiến đã phát biểu, bổ sung thêm thông tin, tài liệu cần thiết, nêu rõ căn cứ thuyết phục của các quy định, đánh giá tác động kỹ lưỡng, toàn diện để đảm bảo chất lượng của dự thảo Luật.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31