Giải mã phim có doanh thu kỷ lục - 102 tỉ đồng

Những người làm nghề đều có niềm tin rằng một tác phẩm nghiêm túc, chỉn chu, đàng hoàng, chạm đến cảm xúc người xem đều có khả năng ăn khách
Những phim Việt gây choáng váng năm 2015
Sau Tết, phim Việt lại thất thế

Ra rạp từ ngày 11-12-2015 đến 16-2-2016 (tức hơn 2 tháng công chiếu), bộ phim điện ảnh “Em là bà nội của anh” đã vượt mốc doanh thu 102 tỉ đồng với 1,4 triệu lượt người xem, theo thông tin từ nhà sản xuất CJ Entertainment vừa công bố. Như vậy, phim “Em là bà nội của anh” đã vượt xa con số doanh thu ấn tượng 85 tỉ đồng của phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” để trở thành phim có doanh thu cao nhất trong năm 2015 và hiện đang phá kỷ lục doanh thu phòng vé phim Việt (phim “Để Mai tính 2” lập được với 101,338 tỉ đồng vào năm 2014). Điều gì làm nên yếu tố ăn khách mạnh mẽ đến như vậy ở bộ phim làm lại kịch bản của nước ngoài này?

Từ trái tim đến trái tim

“Em là bà nội của anh” không gây được nhiều hiệu ứng tích cực trước khi ra rạp giống như bộ phim từng gây sốt trước đó là “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Một kịch bản làm lại từ bộ phim ăn khách của Hàn Quốc “Miss Granny” lại được bảo chứng bởi một đạo diễn trẻ, lạ như Phan Gia Nhật Linh, dàn diễn viên không “hot” và cái tên nghe như “chửi bậy” rất dễ khiến phim trở thành “cái bóng mờ” nhưng “Em là bà nội của anh” đã tìm được sức sống riêng cho mình. Một bộ phim về gia đình, về tình mẫu tử, về tuổi thanh xuân đã tự thân có sức lay động, chạm đến cảm xúc người xem và lan tỏa mạnh mẽ.

Nhiều người nghĩ “làm lại” phim ăn khách nghĩa là kịch bản đã “dọn” sẵn ra, cứ thế mà làm chứ chẳng có gì sáng tạo cả nhưng với Phan Gia Nhật Linh: “Đó là thế giới của mình, là những giá trị mà mình được thừa hưởng và quý trọng từ gia đình. Câu chuyện của bà Đại - chồng mất sớm trong chiến tranh ở vậy nuôi con bao năm trời - cũng không khác mấy câu chuyện mẹ tôi vẫn kể về bà ngoại ở vậy nuôi 4 đứa con khi ông ngoại mất năm ông 36 tuổi”. Thành ra, kịch bản được viết bởi người Hàn Quốc nhưng khi bắt đầu làm phim, anh luôn nghĩ rằng nó được viết để anh làm về gia đình của mình.

Miu Lê - diễn viên chính - góp phần làm nên thành công cho bộ phim. (Ảnh do nhà sản xuất cung cấp)
Miu Lê - diễn viên chính - góp phần làm nên thành công cho bộ phim. (Ảnh do nhà sản xuất cung cấp)

Còn nhớ khi làm phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, đạo diễn Victor Vũ bảo anh cũng có những câu chuyện của riêng mình, tương tự với truyện của Nguyễn Nhật Ánh. Đó là một người em suốt ngày bám theo chân anh trai gây phiền toái và anh đã từng nhẫn tâm đá vào chân thằng em để cảnh cáo. Victor Vũ không cảm thấy khó khăn khi kết nối những tình huống của 2 anh em cũng như linh hồn câu chuyện. Cũng như Phan Gia Nhật Linh, chính những tình cảm gia đình, chính tình yêu của bà, của mẹ là nguồn cảm hứng để anh làm bộ phim này. Đó cũng là lý do dù kịch bản Hàn Quốc nhưng khán giả đã thấy xã hội Việt, quê hương Việt, gia đình Việt, thậm chí gia đình của chính họ, mỗi nhân vật đều mang bóng dáng người thân trong gia đình. Nói như một khán giả: “Tôi nhìn thấy trong phim một gia đình Việt cổ điển, sống nhiều thế hệ trong một mái nhà, những quan điểm sống bị đè nén, che giấu, dồn nén đến đổ vỡ. Tôi thấy tình yêu, sự hy sinh, chịu đựng của người mẹ khi tằn tiện không dám sống cho mình, chấp nhận làm tất cả để con được hạnh phúc”.

Diễn viên Hồng Ánh cho rằng khán giả hiện nay không đòi hỏi điều gì cao siêu ở một tác phẩm điện ảnh mà đơn giản nó phải gần gũi và đầy cảm xúc. “Con đường ngắn nhất để phim thành công là chạm đến cảm xúc, sự rung động của người xem” - diễn viên Hồng Ánh nói. Theo chị, đây là bài học cho những nhà làm phim Việt trong thời gian tới.

Minh chứng là những phim thành công về mặt tay nghề lẫn doanh thu thời gian qua như “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Em là bà nội của anh”, “Yêu”, “Vẽ đường cho yêu chạy” đều ngập tràn cảm xúc. Muốn làm được điều đó, Phan Gia Nhật Linh nói rằng: “Hãy làm bộ phim mà nó khiến bạn rung động vì những gì xuất phát từ trái tim sẽ đến được trái tim”.

Sự hài hòa tổng thể

Lý giải cho sự thành công vượt mong đợi của “Em là bà nội của anh”, đại diện nhà sản xuất CJ Entertainment cho biết: “Thành công này đến từ sự hài hòa tổng thể của rất nhiều yếu tố như kịch bản, diễn xuất, âm nhạc, thời điểm phát hành...”. Thật vậy, kịch bản gốc “Miss Granny” là câu chuyện về gia đình, tình mẫu tử hài hước nhưng đầy cảm động. Đó là một “khoảng trống” của phim Việt hiện nay khi chỉ tập trung vào khai thác hài, hành động, kinh dị...

Nói như đạo diễn Victor Vũ, tình cảm gia đình, mẫu tử luôn dễ khiến khán giả đồng cảm, xúc động và muốn tìm về khi nhịp sống hiện đại mãi cuốn họ đi. Phan Gia Nhật Linh cho rằng: “Kịch bản hay là yếu tố quyết định hàng đầu cho một phim hay. Kịch bản gốc của phim này đã quá hay từ câu chuyện, xây dựng nhân vật, tình tiết nên tôi không sáng tạo quá nhiều mà chỉ chú trọng giữ mạch cảm xúc và làm đậm văn hóa, truyền thống của người Việt”.

Với một phim “làm lại”, diễn xuất của diễn viên quyết định đến 80% sự thành bại. Miu Lê, Ngô Kiến Huy, Hứa Vĩ Văn... truyền cảm xúc mãnh liệt nhất bên cạnh các diễn viên gạo cội như Thanh Nam, Kim Xuân, Hồng Ánh, Minh Đức... “Góp phần không nhỏ cho sự ăn khách là diễn xuất sinh động, màu sắc của Miu Lê trong vai bà nội” - diễn viên Hồng Ánh khẳng định.

Âm nhạc trong phim là một điểm nhấn. Những ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được chắt lọc, đưa vào những trường đoạn khơi mạch cảm xúc một cách khéo léo mà tự nhiên, lấy đi nước mắt của người xem. “Giọng hát đầy cảm xúc của Miu Lê trong các ca khúc nhạc Trịnh như một loại “virus” gây nghiện khiến khán giả say mê cuồng nhiệt hơn. Hiệu ứng phim lan tỏa nhanh, rộng cũng nhờ vào phần âm nhạc quá xuất sắc này” - một đạo diễn nhận định.

Rõ ràng, thành công của một bộ phim là phụ thuộc vào nhiều yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” nhưng những người làm nghề đều có niềm tin một tác phẩm nghiêm túc, chỉn chu, đàng hoàng, chạm đến cảm xúc người xem đều có khả năng tạo sóng dư luận tốt. Nhiều người hy vọng kỷ lục doanh thu của phim “Em là bà nội của anh” sẽ bị phá bỏ trong thời gian tới.

Vươn ra thị trường thế giới

Theo CJ Entertainment, “Em là bà nội của anh” hiện đã vươn khỏi lãnh thổ nước nhà, đến với khán giả quốc tế. Bộ phim hiện đang được trình chiếu tại các nước: Úc, New Zealand và Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Úc, phim bắt đầu được chiếu từ ngày 11-2 ở Sydney, Melbourne, Adelaide, Brisbane và Perth. Chỉ trong 5 ngày đầu trình chiếu, phim đã thu về được gần 35.000 USD. “Em là bà nội của anh” dự kiến sẽ được khởi chiếu tại Mỹ vào tháng 3 này.

nld.com.vn

Nên xem

Công bố quyết định thành lập Trường THCS Giảng Võ 2

Công bố quyết định thành lập Trường THCS Giảng Võ 2

(LĐTĐ) Trường Trung học cơ sở (THCS) Giảng Võ 2 (quận Ba Đình) được thành lập trên cơ sở tách Trường THCS Giảng Võ để hướng tới xây dựng trường chất lượng cao.
“Bữa cơm Công đoàn” mang niềm vui tới đoàn viên, người lao động huyện Hoài Đức

“Bữa cơm Công đoàn” mang niềm vui tới đoàn viên, người lao động huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Triển khai Kế hoạch Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết” của Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ huyện Hoài Đức đã phối hợp cùng Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương và Công ty Vianco tổ chức hoạt động “Bữa cơm Công đoàn”.
Đổi mới hoạt động giám định tư pháp để đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm

Đổi mới hoạt động giám định tư pháp để đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm

(LĐTĐ) Ngày 17/5, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả giám định tư pháp.
Khánh Hòa: Cận cảnh hai ký túc xá đầu tư hơn trăm tỷ đồng đang bị... bỏ hoang!

Khánh Hòa: Cận cảnh hai ký túc xá đầu tư hơn trăm tỷ đồng đang bị... bỏ hoang!

(LĐTĐ) Hai ký túc xá ở Khánh Hòa được đầu tư hơn 140 tỷ đồng nhằm đáp ứng chỗ ở cho cả ngàn sinh viên nhưng lại bị bỏ hoang, nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng.
Triển lãm 55 bức tranh “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”

Triển lãm 55 bức tranh “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Thái Việt tại tỉnh Nakhon Phanom Thái Lan tổ chức triển lãm “Tấm lòng của hoạ sĩ Việt kiều với Bác Hồ”.
Hà Nội thiết lập đề án xử lý ô nhiễm môi trường

Hà Nội thiết lập đề án xử lý ô nhiễm môi trường

(LĐTĐ) Ngày 17/5, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội làm việc với Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố chủ trì hội nghị.
Hà Nội: Treo cờ Tổ quốc dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội: Treo cờ Tổ quốc dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đề nghị các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Thành phố treo cờ Tổ quốc từ ngày 18/5/2024 đến hết ngày 20/5/2024 kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tin khác

Triển lãm 55 bức tranh “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”

Triển lãm 55 bức tranh “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Thái Việt tại tỉnh Nakhon Phanom Thái Lan tổ chức triển lãm “Tấm lòng của hoạ sĩ Việt kiều với Bác Hồ”.
Sớm bình yên

Sớm bình yên

(LĐTĐ) Cúc, cù, cu... cu, cu... Tiếng chim cu gáy vọng đều đều xung quanh nhà đã đánh động bình minh. Cuối tuần thức dậy ở nhà ba mẹ, được nghe thanh âm của bầy chim cu, lòng tôi chợt thấy dâng trào cảm giác bình yên thân thương quá đỗi.
Triển lãm những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển

Triển lãm những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển

(LĐTĐ) Triển lãm "Những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển (1954 - 2024)" dự kiến tổ chức trong 10 ngày, từ ngày 1 đến ngày 10/10/2024. Trong đó, Lễ khai mạc diễn ra vào 9h00 ngày 1/10/2024 tại Bảo tàng Hà Nội.
Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương

Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương

(LĐTĐ) Chiều ngày 15/5/2025, tại Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân (Đền Nội Bình Đà, Thanh Oai, Hà Nội), đã diễn ra lễ ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương.
Tiếp tục có mưa lớn ở miền Bắc và Nam Bộ

Tiếp tục có mưa lớn ở miền Bắc và Nam Bộ

(LĐTĐ) Dự báo trong ngày và đêm nay, miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to đến rất to. Bắc Trung Bộ cũng có mưa dông rải rác trong hôm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ đón mưa dông vào chiều và tối, cục bộ có mưa to.
Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), 5 đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Những căn hầm đặc biệt trong Hoàng thành Thăng Long

Những căn hầm đặc biệt trong Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Năm 2010, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Ở đó không chỉ có dấu tích của những cung điện, lầu gác, mà còn là nơi Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và một số cơ quan của Bộ Quốc phòng từng làm việc trong thời kỳ kháng chiến. Nằm trong Hoàng thành Thăng Long, hai căn hầm D67 và T1 hiện vẫn đang “kể” những câu chuyện về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ðây cũng chính là những điểm nhấn độc đáo trong hành trình tham quan Hoàng thành Thăng Long.
Mùa vàng dệt hương

Mùa vàng dệt hương

(LĐTĐ) Mùa hè là mùa rực rỡ nhất với những gam màu nổi bật từ thiên nhiên. Ta dễ dàng bắt gặp sắc đỏ ngập trời của hoa phượng, mơ màng trong sắc tím dịu dàng của hoa bằng lăng, bầu trời cao hòa mặt biển xanh ngắt. Mùa hè còn là mùa thơm ngát của lúa chín trên những cánh đồng trải dài sắc vàng mênh mông.
Gỡ vướng chính sách để phát triển thiết chế văn hóa, thể thao

Gỡ vướng chính sách để phát triển thiết chế văn hóa, thể thao

(LĐTĐ) Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
Phục dựng mô hình nghề truyền thống làm giấy Dó của vùng Bưởi xưa

Phục dựng mô hình nghề truyền thống làm giấy Dó của vùng Bưởi xưa

(LĐTĐ) Tối 13/5, Điểm dịch vụ, du lịch văn hóa và giới thiệu nghề truyền thống “làm giấy Dó” của vùng Bưởi xưa (tại địa chỉ số 189 phố Trích Sài, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội) chính thức khai trương, đi vào hoạt động.
Xem thêm
Phiên bản di động