Gia tăng trẻ nhập viện do mắc tay chân miệng
Hà Nội: Tăng cường công tác phòng chống tay chân miệng và bạch hầu | |
Truyền thông phòng bệnh phải đi trước chữa bệnh | |
Hà Nội đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống bệnh tay chân miệng |
Đơn cử như trường hợp bé Nguyễn Diệu Linh (25 tháng tuổi, Hà Nội) được chuyển đến Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương khi bệnh đã diễn biến đến ngày thứ 4. Khi thăm khám toàn thân, các bác sĩ nhận thấy da vùng đùi 2 bên của bé rải rác nhiều mụn nước đã khô. Bé được tiến hành làm xét nghiệm công thức máu, CRP và EV71. Kết quả xét nghiệm cho thấy bé Linh mắc tay chân miệng độ 2a. (bệnh tay chân miệng có 4 cấp độ, riêng cấp độ 2 chia thành 2a và 2b).
Một bệnh nhi mắc tay chân miệng đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. |
Tương tự là trường hợp bé Bảo Nam (8 tháng tuổi, Hà Nội). Gia đình cho biết, 4 ngày trước khi vào viện, bé Nam bỗng dưng nôn và đi ngoài nhiều, 2 hôm sau, khi thay quần áo cho bé, bố mẹ phát hiện chân và tay con nổi rất nhiều nốt phỏng. Nghi ngờ con mắc tay chân miệng, gia đình đưa con đến Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, qua quá trình thăm khám và làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán cháu mắc tay chân miệng mức độ 2a.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương bệnh tay chân miệng (hand-foot-mouth disease) là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.
Bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Hiện trung bình mỗi ngày Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận khoảng 30-50 bệnh nhân. Các bệnh nhân chủ yếu đến từ Hà Nội.
Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng cho biết, bệnh tay chân miệng tuy có diễn biến nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể nhận biết trẻ mắc bệnh qua các dấu hiệu như: Sốt, mụn nước, tổn thương ở da. Cụ thể, khi mắc bệnh tay chân miệng, trẻ sẽ có các triệu chứng sốt nhẹ hoặc sốt cao. Trong đó, nếu trẻ sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng; tổn thương ở da, da dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…
“Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa truyền nhiễm trẻ em để được bác sĩ tư vấn kỹ về cách chăm sóc và điều trị kịp thời tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra”, bác sĩ Lâm cho biết.
Trong trường hợp gia đình có trẻ mắc tay chân miệng các bậc phụ huynh cần đảm bảo: Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt); Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà; lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác; cách ly trẻ bệnh tại nhà; không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.
Trước tình hình bệnh tay chân miệng đang gia tăng tại một số tỉnh, thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng... Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã gửi Công văn Khẩn số 583/DP-DT đến Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Suy hô hấp cấp do mắc sởi
Y tế 05/11/2024 16:17
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36