Đường sắt càng tụt hậu thì lại càng khó thu hút được người dân sử dụng
Sẵn sàng cho việc khoan hầm tuyến Đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn – ga Hà Nội Yêu cầu chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Sắp có thêm đoàn tàu thứ ba tuyến đường sắt Nhổn-Ga Hà Nội |
Theo đó, tại tọa đàm “Thách thức và cơ hội phát triển ngành đường sắt Việt Nam”, bên cạnh chỉ ra những “điểm nghẽn” ngành đường sắt đang phải đối mặt, ông Phan Lê Bình - Chuyên gia về kỹ thuật hạ tầng chia sẻ, với đường sắt chúng ta đang đối mặt với băn khoăn trong việc xác định vị trí của xây dựng đường sắt một cách hiện đại, chưa nói là tốc độ cao hay cao tốc.
Ông Bình nêu quan điểm, việc xây dựng đường sắt khác với đường bộ. Đường bộ chỉ cần xây dựng những tuyến 20km, 30km là đủ để đưa vào sử dụng, nhưng với đường sắt phải là những tuyến dài 100km, 150km mới có ý nghĩa. Điều đó đòi hỏi phải có một nguồn lực đầu tư rất lớn từ Nhà nước.
Các chuyên gia, khách mời chia sẻ quan điểm tại tọa đàm “Thách thức và cơ hội phát triển cho ngành đường sắt Việt Nam”. Ảnh: Đinh Luyện |
Tuy nhiên, với sức phát triển mạnh và ổn định của Việt Nam những qua (năm 2020 Việt Nam đạt quy mô GDP đứng top 40 trên thế giới), việc hiện đại hóa đường sắt, cho đến nay đã được xem xét kỹ ở nhiều góc độ. “Đây là lúc chúng ta nghĩ về những quyết định, quyết sách, xem là chúng ta sẽ đầu tư như thế nào đối với một ngành giao thông vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước” – ông Phan Lê Bình chia sẻ.
Đáng chú ý, tại tọa đàm, ông Phan Lê Bình cũng cho rằng, khi đường sắt càng tụt hậu thì lại càng khó thu hút được người dân sử dụng đường sắt. Nói cách khác, hiện đang thiếu những quan điểm về mặt phát triển bền vững đối với ngành đường sắt và cũng thiếu các đánh giá về đảm bảo an toàn giao thông cho người dân.
Tại tọa đàm, chỉ ra nguyên nhân khiến cho ngành đường sắt Việt Nam bị “tụt hậu”, ông Vũ Anh Minh - Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty đường sắt Việt Nam cho biết: Đường sắt xây dựng cách đây 140 năm, sử dụng nền tảng công nghệ ban đầu là máy hơi nước và công nghệ thứ 2 là công nghệ diesel. Như vậy rõ ràng, nền tảng công nghệ cách đây khá lâu và khá cũ kỹ.
Thêm vào đó, thời gian qua, chúng ta không xây dựng các tuyến mới, không cải tạo, nâng cấp mà chỉ duy tu, bảo trì để đảm bảo hoạt động. Ngoài ra, nhu cầu luân chuyển hàng hóa thời điểm xây dựng tính trong 50 năm tiếp theo không thể đáp ứng nhu cầu hiện tại.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15