Mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh vừa làm việc với các đơn vị về triển khai nhiệm vụ tổng kết và xây dựng Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Tại buổi làm việc, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự Hành chính Lê Thị Vân Anh đã báo cáo tóm tắt Kết quả tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Trong đó, đề xuất, kiến nghị nghiên cứu hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về pháp nhân thương mại theo hướng mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, bổ sung các quy định liên quan đến trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại như đồng phạm của pháp nhân, phạm tội chưa đạt, chuẩn bị phạm tội của pháp nhân thương mại.
Đồng thời, nghiên cứu, hoàn thiện quy định về hình phạt tử hình theo hướng bổ sung trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình, không thi hành án tử hình; hoàn thiện quy định đối với trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình đối với trường hợp phạm tội Tham ô tài sản, Nhận hối lộ mà trước khi kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Nghiên cứu, hoàn thiện quy định về chuẩn bị phạm tội, miễn trách nhiệm hình sự, biện pháp bắt buộc chữa bệnh… Đề nghị phi hình sự hóa đối với một số tội danh không còn phù hợp với thực tiễn (Điều 181 Bộ luật Hình sự, tội “Cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện”); nghiên cứu hình sự hóa đối với những hành vi mới xuất hiện có tính nguy hiểm cho xã hội.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu kết luận buổi làm việc |
Nghiên cứu, hoàn thiện theo hướng đảm bảo thống nhất giữa quy định của Bộ luật Hình sự và quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối với các tội danh quy định dấu hiệu “đã bị xử phạt vi phạm hành chính”. Nghiên cứu hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Hình sự để đáp ứng với các chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam là thành viên…
Góp ý tại buổi làm việc, một số đại biểu đề xuất nghiên cứu bổ sung quy định để xử lý hình sự đối với một số hành vi vi phạm có tính nguy hiểm xã hội, mới xuất hiện như tiền ảo, công nghệ mới, kiểm toán độc lập, thuốc lá điện tử.
Đồng thời, đề nghị sửa đổi một số tội danh, cụ thể đối với nhóm tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, đề nghị miêu tả rõ hơn hành vi phạm tội; đề xuất bổ sung trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình, không thi hành án tử hình; đề xuất quy định cụ thể, rạch ròi về tội phạm liên quan lĩnh vực ngân hàng…
Phát biểu kết thúc buổi làm việc, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đánh giá cao việc chuẩn bị Báo cáo cũng như quyết tâm triển khai nhiệm vụ tổng kết và xây dựng Bộ luật Hình sự (sửa đổi) của Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính.
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính nghiên cứu, đề xuất, điều chỉnh một số tội không còn phù hợp với thực tiễn ở một số tội liên quan lĩnh vực hôn nhân và gia đình; mở rộng nguồn quy định về tội phạm và hình phạt ngoài Bộ luật Hình sự theo hướng quy định tội phạm ở luật chuyên ngành.
Nghiên cứu, hoàn thiện quy định về bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội; nghiên cứu hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về pháp nhân thương mại theo các hướng đã dự kiến, mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, bổ sung các quy định liên quan đến trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại; đảm bảo thống nhất giữa quy định của Bộ luật Hình sự và quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính…
Theo Bộ luật Hình sự hiện hành, mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật. Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.
Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra...
Theo Điều 76 Bộ luật Hình sự, thì pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về 33 tội phạm thuộc 3 nhóm: Nhóm các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; nhóm tội phạm xâm phạm trật tự công cộng; nhóm các tội phạm về môi trường.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội biểu dương nhiều gương điển hình

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng
Tin khác

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp
Sự kiện 20/04/2025 11:44

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu
Sự kiện 19/04/2025 15:13

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất
Sự kiện 19/04/2025 12:54

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Sự kiện 18/04/2025 16:37

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Thời sự 18/04/2025 14:19

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Sự kiện 18/04/2025 11:22

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã
Sự kiện 17/04/2025 20:07

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi
Sự kiện 17/04/2025 18:13

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026
Sự kiện 17/04/2025 17:50

UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu
Sự kiện 17/04/2025 15:03