Những điều ít biết về ngôi đình cổ hàng nghìn năm trong lòng Hà Nội

(LĐTĐ) Tọa lạc trên khuôn viên đất thoáng đãng, đình Chèm (xã Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) được coi là ngôi đình cổ nhất Việt Nam với niên đại hơn 2.000 năm, có nhiều nét kiến trúc văn hoá đặc biệt và độc đáo.
nhung dieu it biet ve ngoi dinh co hang nghin nam trong long ha noi Độc đáo ngôi đình cổ xứ Đoài có tuổi đời 350 năm

Đình Chèm thuộc phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội – được coi là một trong số ít những ngôi đình cổ nhất Việt Nam, nơi thờ đức Hy Khang Thiên Vương Lý Ông Trọng – nhà ngoại giao đầu tiên của dân tộc và là người có công dẹp giặc ngoại xâm cứu nước.

Không chỉ là một vị tướng quân giỏi, Đức Thánh chèm Lý Ông Trọng còn là người có rất nhiều công lao trong việc diệt trừ thủy quái, khuyến khích người dân làm ruộng, trồng dâu, làm điều lợi, bỏ điều hại, khiến người dân được sống ấm no, hạnh phúc. Sau khi mất, ngài được nhà vua ban là Thượng Đẳng Phúc Thần Duệ hiệu là Hy Khang Thiên Vương, được nhân dân tôn vinh là Đức Thánh Chèm và dựng đền thờ ngay tại làng Chèm – nơi ông sinh ra và lớn lên.

nhung dieu it biet ve ngoi dinh co hang nghin nam trong long ha noi

Theo đại diện Tiểu Ban quản lý di tích đình Chèm, đình Chèm có nhiều nét kiến trúc văn hoá đặc biệt. Đình được chia làm 2 cụm chính. Mỗi cụm gắn kết với nhau bằng 6 đơn nguyên, tạo thành thế trùng điệp, thâm nghiêm phục vụ cho việc tế lễ Thánh.

Đình có kiến trúc đặc biệt, tinh xảo thể hiện ở hai nhà Đại Bái gồm 5 gian, 2 dĩ, được gắn kết với nhau không bằng các cột phụ mà gắn kết với nhau bằng hệ thống xà nách. Trên hệ thống xà nách có hệ thống thoát nước bằng máng đồng ở giữa cao và thoải ra hai phía đầu hồi. Hệ thống này được làm từ năm 1748 và năm 1756 cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn. Nét đặc sắc của chạm khắc Đình Chèm là con Phượng ngậm bài thơ, Tứ linh thi.

Ngoài ra còn có chạm kênh, chạm bong, chạm thủng, các hình chủ yếu mang chủ đề Tứ linh đan xen với huyền thoại cá chép vượt vũ môn làm cho nét trang trí của Đình rất đặc biệt và sinh động, không có chạm khắc tượng, chạm khắc người trên xà, trên cột.

Làng Chèm nằm sát mép nước sông Hồng nên thường xuyên bị lũ lụt, sạt lở đe dọa. Đình đã được trùng tu nhiều lần và đặc biệt nhất là sự kiện năm 1902, cả ngôi đình nặng hàng trăm tấn toàn bằng gỗ quý đã được dân sở tại kiệu lên cao thêm 2,4m, ngang với mặt đê sông Hồng, chỉ bằng các dụng cụ của nhà nông như đinh bừa, quang gánh.

Trong lịch sử dân tộc Việt, Đức Thánh Chèm đứng hàng thứ ba sau Thánh Tản và Thánh Gióng. Theo thần tích tại đình Chèm, sau khi ngài mất, vua Thục Phán An Dương Vương đã lệnh cho nhân dân xã Thụy Phương lập đền thờ để hương hỏa. Có thể khẳng định rằng, ngôi đình Chèm thờ đức Hy Khang Thiên Vương Lý Ông Trọng đã có niên đại lịch sử trên 2.300 năm.

Vào ngày 14 - 16/5 âm lịch hàng năm, đình Chèm có lễ hội lớn, với sự tham gia của người dân 3 làng: Làng Chèm – phường Thụy Phương; làng Hoàng Liên, Hoàng Xá – Phường Liên Mạc. Đặc biệt nhất là lễ “rước nước”. Có một câu ca dao đã ghi sâu vào tâm trí bao thế hệ những người Hà Nội: Thứ nhất là hội Cổ Loa/Thứ hai hội Gióng, thứ ba hội Chèm.

Lễ hội được tổ chức ngoài phần lễ còn có phần hội, với những hội thi và các trò chơi truyền thống được diễn ra trong cả 3 ngày như: Thi làm chè kho, thi bơi, thi vật, thi bắt vịt nước, chơi cờ người, tổ tôm điếm, đấu vật…Ngoài các chương trình vui chơi còn có giao lưu văn nghệ hát quan họ giữa các làng để lại nhiều ấn tượng với du khách thập phương.

Ngày nay, việc tổ chức lễ hội truyền thống đình Chèm nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tôn vinh những giá trị văn hóa đặc sắc của miền quê ngàn năm văn hiến. Qua đó góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng và tình yêu quê hương đất nước đối với các tầng lớp nhân dân dặc biệt là thế hệ trẻ.

Năm 2017, đình Chèm được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt, là sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của Thủ đô Hà Nội nói chung và quận Bắc Từ Liêm nói riêng.

Bắc Từ Liêm nằm ở cửa ngõ phía tây bắc Hà Nội, gắn với vùng hữu ngạn sông Hồng và sông Nhuệ. Là vùng đất có bề dày lịch sử hình thành và phát triển hàng nghìn năm, nơi sinh thành của nhiều danh nhân có tài, có đức và có nhiều cống hiến lớn cho sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, nơi có nhiều làng nghề truyền thống, nhiều tập tục, lễ hội mang tính đặc trưng của một vùng đã từng nổi tiếng của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến.

Trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm hiện có tổng số 133 di tích lịch sử văn hóa, trong đó 59 di tích được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Ngoài ra trên địa bàn quận có 27 lễ hội truyền thống, 27 di tích Cách mạng kháng chiến và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó 11 di tích đã gắn biển. Đồng thời, nơi đây còn lưu giữ nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc cổ truyền đặc sắc.

Các di tích lịch sử văn hoá, di tích cách mạng kháng chiến và các lễ hội truyền thống của địa phương thực sự gắn bó với cuộc sống và người dân nơi đây, đã trở thành một loại hình sinh hoạt văn hoá tinh thần, một phong tục đẹp, góp phần vào việc giữ gìn tinh hoa văn hoá dân tộc và truyền thống văn hoá của nhân dân quận Bắc Từ Liêm nói riêng và nhân dân Thủ đô Hà Nội nói chung.

PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND Thành phố đối với một số cán bộ đã điều chuyển công tác khác.
Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.
Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.

Tin khác

Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Sở Du lịch Hà Nội thông tin, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt khách, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhiều tour du lịch giảm giá "sốc" trong ngày hội du lịch TP.HCM năm 2024

Nhiều tour du lịch giảm giá "sốc" trong ngày hội du lịch TP.HCM năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/3, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, ngày hội du lịch TP.HCM lần thứ 20 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 4 - 7/4 tại Công viên 23/9, quận 1 với chủ đề “20 năm hành trình sống động”.
Phấn đấu tăng 10 - 12% khách du lịch bằng đường thủy đến TP.HCM

Phấn đấu tăng 10 - 12% khách du lịch bằng đường thủy đến TP.HCM

(LĐTĐ) Trong năm 2024, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đặt ra chỉ tiêu lượng khách du lịch bằng đường thuỷ đến Thành phố tăng từ 10 - 12% so với năm 2023.
Ngẩn ngơ ngắm hoa gạo đỏ rực trời

Ngẩn ngơ ngắm hoa gạo đỏ rực trời

(LĐTĐ) Trong những ngày tháng Ba, rất nhiều chị em đã lưu lại những hình ảnh tươi đẹp bên cây gạo cổ thụ nằm giữa cánh đồng xã Xuân Lâm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

(LĐTĐ) Cùng với Mã Pì Lèng hiểm trở, sông Nho Quế đã trở thành huyền thoại, đi vào thơ ca và là một trong những biểu tượng của Hà Giang. Đến với Hà Giang vào những ngày tháng 3, thấy nơi đây dường như không có Hạ, Thu, Đông, chỉ có mùa Xuân luôn hiện hữu trong màu xanh của sông, của núi.
Khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024

Khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 16/3, tại thành phố Điện Biên đã chính thức diễn ra Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” cùng với Lễ hội Hoa Ban năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự Lễ khai mạc.
Về thành phố biên cương ngắm hoa gạo rực rỡ tháng 3

Về thành phố biên cương ngắm hoa gạo rực rỡ tháng 3

(LĐTĐ) Vào những ngày tháng 3, du khách không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy hoa gạo nở rực trời khi đi qua Cốc Lếu - địa danh nổi tiếng của thành phố Lào Cai. Địa danh này có từ cách đây cả trăm năm, nhưng không phải ai cũng biết tên gọi Cốc Lếu bắt nguồn từ một loài cây - cây gạo, với rực rỡ mùa hoa bung nở tháng 3.
Xu hướng du lịch "tại chỗ" nở rộ

Xu hướng du lịch "tại chỗ" nở rộ

(LĐTĐ) Tình hình kinh tế khó khăn đã khiến cho nhu cầu du lịch của người Việt có nhiều thay đổi. Thay vì chi tiền cho những chuyến đi xa, hiện nay, du lịch “tại chỗ” đang trở thành lựa chọn của không ít người dân.
Sản phẩm du lịch độc đáo của Điện Biên sắp ra mắt

Sản phẩm du lịch độc đáo của Điện Biên sắp ra mắt

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện sẽ giới thiệu tới du khách show diễn thực cảnh “Huyền tích UVA”. Đây được kỳ vọng là sản phẩm du lịch mới, mang lại trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn.
TP.HCM:  Hơn 5.000 phụ nữ tham gia lễ hội áo dài trên phố đi bộ Nguyễn Huệ

TP.HCM: Hơn 5.000 phụ nữ tham gia lễ hội áo dài trên phố đi bộ Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Ngày 8/3, hơn 5.000 người khoác trên mình tà áo dài tham gia đồng diễn “Tôi yêu áo dài Việt Nam” tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1). Đây là một trong những hoạt động nổi bật của Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lần thứ 10, năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động