Dự thảo Luật Thủ đô: Xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô là nhiệm vụ của cả nước

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), việc xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô là nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp của các cấp chính quyền và người dân thành phố Hà Nội; là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang và nhân dân cả nước.
Tạo cơ chế đặc thù, đột phá để phát triển văn hóa Thủ đô Xây dựng chính sách trọng dụng nhân tài

Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội thảo luận vào ngày 28/5 sắp tới. Theo dự thảo Luật trình các đại biểu, Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi chỉnh lý gồm 7 chương, 53 điều.

Dự thảo Luật quy định rõ Thủ đô là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là thành phố trực thuộc trung ương, là đô thị loại đặc biệt, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế của cả nước.

Dự thảo Luật Thủ đô: Xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô là nhiệm vụ của cả nước
Ảnh minh họa: Một góc Thủ đô Hà Nội nhìn từ trên cao. (Ảnh: P.Ngân)

Về áp dụng Luật Thủ đô, Điều 4 Dự thảo Luật quy định rõ:

1. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Thủ đô và luật, nghị quyết khác của Quốc hội về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của Luật Thủ đô, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành sau ngày Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành có quy định khác với quy định của Luật Thủ đô về cùng một vấn đề mà cần áp dụng thì phải quy định cụ thể ngay trong luật, nghị quyết đó; trường hợp chưa quy định cụ thể việc áp dụng pháp luật và việc áp dụng quy định đó cần thiết cho việc xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc áp dụng theo đề nghị của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

3. Văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các nội dung của Luật Thủ đô, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để thực hiện thẩm quyền được giao trong Luật Thủ đô được ưu tiên áp dụng trong trường hợp có nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề.

Dự thảo Luật cũng nêu rõ, xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô là nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp của các cấp chính quyền và người dân thành phố Hà Nội; là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang và nhân dân cả nước.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

Nhà nước ưu tiên đầu tư, thu hút các nguồn lực nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô để xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

Luật Thủ đô (sửa đổi) nếu được thông qua sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, trừ một số quy định về quản lý, sử dụng không gian ngầm, thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa, phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, thử nghiệm có kiểm soát...

H.L

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

C.Ronaldo đã lập kỷ lục vĩ đại trong lịch sử Euro

C.Ronaldo đã lập kỷ lục vĩ đại trong lịch sử Euro

(LĐTĐ) Là cầu thủ xuất hiện ở nhiều kỳ Euro nhất, ra sân nhiều trận đấu nhất, ra sân nhiều trận nhất với tư cách đội trưởng, giành nhiều chiến thắng nhất, ghi nhiều bàn thắng nhất, ghi bàn trong nhiều trận nhất, ghi bàn ở nhiều kỳ Euro nhất, kiến tạo nhiều cơ hội nhất. Với những thành tích trên, siêu sao người Bồ Đào Nha - C.Ronaldo đã lập kỷ lục vĩ đại trong lịch sử Euro.
Bảo đảm đề thi tốt nghiệp THPT 2024 chất lượng, chính xác, tuyệt đối an toàn

Bảo đảm đề thi tốt nghiệp THPT 2024 chất lượng, chính xác, tuyệt đối an toàn

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 60/CĐ-TTg về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 và việc quản lý trẻ em, học sinh trong dịp nghỉ hè.
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động

(LĐTĐ) 6 tháng đầu, với tinh thần trách nhiệm cao, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm đã tập trung chỉ đạo hoạt động của các cấp Công đoàn trong quận, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Trong đó LĐLĐ quận đặc biệt chú trọng công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Công đoàn đồng hành xây dựng văn hóa tại doanh nghiệp

Công đoàn đồng hành xây dựng văn hóa tại doanh nghiệp

(LĐTĐ) Khi tổ chức Công đoàn các cấp tham gia tích cực vào xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ là yếu tố thúc đẩy, nâng cao hiệu quả của hoạt động Công đoàn. Việc xây dựng văn hóa tại doanh nghiệp đã và đang được nhiều Công đoàn cơ sở triển khai với các hoạt động tích cực.
Thiết thực bảo về quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động

Thiết thực bảo về quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tích cực phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, trong đó, đặc biệt quan tâm chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động.
Đa dạng hoạt động chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Đa dạng hoạt động chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất (KCN&CX) Hà Nội sẽ tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ); truyền thông tư vấn khám sức khỏe cho 1.000 CNVCLĐ; hội thi nữ CNVCLĐ tài năng, duyên dáng…
Quận Thanh Xuân: Nỗ lực giải quyết thủ tục hành chính

Quận Thanh Xuân: Nỗ lực giải quyết thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Nhiều tổ chức, công dân bày tỏ sự hài lòng, đánh giá cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa của quận Thanh Xuân và các phường trên địa bàn quận.

Tin khác

Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

(LĐTĐ) Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào cuối Kỳ họp. Dự thảo Luật có 9 nhóm chính sách cơ bản, rất nhiều điểm mới quan trọng về tổ chức bộ máy chính quyền Thành phố, về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, tài chính ngân sách và huy động nguồn lực, liên kết phát triển vùng...
Để Hà Nội khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông

Để Hà Nội khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội quy định cho phép xây dựng tuyến đê mới, xây dựng công trình mới để khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông, bãi nổi thuộc các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đại biểu Quốc hội: Gây ô nhiễm môi trường không chỉ có phương tiện giao thông

Đại biểu Quốc hội: Gây ô nhiễm môi trường không chỉ có phương tiện giao thông

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Quốc hội cho rằng, gây ô nhiễm môi trường không phải chỉ có phương tiện giao thông, do đó đề nghị sửa thành “Vùng phát thải thấp là khu vực được xác định để hạn chế nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường”.
Đề xuất UBND thành phố Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị

Đề xuất UBND thành phố Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của Thành phố.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đã hoàn thiện tốt

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đã hoàn thiện tốt

(LĐTĐ) Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Lao động Thủ đô, GS.TS, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho hay, các đại biểu Quốc hội đều mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình, cũng như của Nhân dân cả nước vào những cơ chế cho Thủ đô phát triển trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Chiều nay (28/5), Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Chiều nay (28/5), Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều nay (28/5), tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ nghe trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật này.
Thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao để xây dựng và phát triển Thủ đô

Thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao để xây dựng và phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Kết luận số 80-KL/TW của Bộ Chính trị về “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2024, tầm nhìn đến năm 2065” nhấn mạnh việc xác định giáo dục, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài là trụ cột mang tính nền tảng, nội dung cốt lỗi trong chiến lược xây dựng và phát triển Thủ đô.
Vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...

Vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...

(LĐTĐ) Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, việc Quốc hội xem xét dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô đồng thời với nhau vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố, trong đó có ít nhất là 25% tổng số đại biểu hoạt động chuyên trách.
Xây dựng và phát triển Thủ đô phải thực hiện theo Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô

Xây dựng và phát triển Thủ đô phải thực hiện theo Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô

(LĐTĐ) Việc xây dựng và phát triển Thủ đô phải thực hiện theo Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô; bảo đảm xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, an ninh nguồn nước với sông Hồng là trục xanh...
Xem thêm
Phiên bản di động