Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) sau tiếp thu, chỉnh lý có gì mới?

(LĐTĐ) Sáng nay (21/5), tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội đã nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).
Dự thảo Luật Giáo dục Đại học: Bộ Y tế lên tiếng, vì sao?
Dự thảo Luật Giáo dục: Gần 239.000 giáo viên chưa đạt chuẩn sẽ thế nào?
Bắt đầu từ đâu trước?
Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) sau tiếp thu, chỉnh lý có gì mới?
Quang cảnh buổi họp sáng nay 21/5

Về triết lý giáo dục, trình bày Báo cáo giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho biết: Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho rằng, triết lý giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác định mục tiêu và định hướng phát triển giáo dục của mỗi quốc gia. Trên thực tế, nền giáo dục Việt Nam đã và đang vận động dưới sự dẫn dắt của một triết lý giáo dục được xây dựng, hình thành và phát triển qua các thời kỳ cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; thể hiện rõ trong các quan điểm, định hướng của Đảng và được thể chế hóa thành các quy định về mục tiêu, tính chất, nguyên lý phát triển giáo dục, thể hiện nhất quán tính nhân dân, dân tộc, khoa học và hiện đại. Tham khảo Luật Giáo dục một số nước trên thế giới cho thấy hầu hết không quy định riêng về triết lý giáo dục mà chỉ thông qua những quy định về mục đích, sứ mệnh, mục tiêu và nguyên lý giáo dục. Vì vậy, UBTVQH đề nghị giữ như dự thảo Luật. Theo đó, triết lý giáo dục Việt Nam được thể hiện qua các quy định về mục tiêu, tính chất, nguyên lý, quan điểm phát triển giáo dục (các điều 2,3,4); đồng thời tinh thần triết lý giáo dục cũng xuyên suốt trong các quy định của Luật này.

Về vấn đề liên thông, theo báo cáo thẩm tra, dự thảo Luật đã bổ sung một số điều khoản quy định cụ thể về hướng nghiệp, phân luồng (Điều 9) và liên thông (Điều 10), làm rõ khái niệm, nguyên tắc và cơ chế liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo theo Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam để tạo điều kiện cho quá trình liên thông giữa các cấp đào tạo và các hệ thống đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam tạo hành lang pháp lý để triển khai thực hiện trong thực tiễn, bảo đảm cơ hội học tập, phát triển bình đẳng cho mọi người. Bên cạnh đó, để làm rõ hơn về cơ chế liên thông, tạo thuận lợi cho người học được học liên thông và giải quyết vấn đề phân luồng nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, chuẩn đầu ra, dự thảo Luật quy định người học được sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở các cấp học, trình độ khác cùng ngành nghề hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác phù hợp với yêu cầu nội dung tương ứng, trên cơ sở đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng và chuẩn đầu ra của từng bậc trình độ đào tạo trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam (Điều 10).

Về các loại cơ sở giáo dục, dự thảo Luật chỉnh lý quy định cụ thể nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình trường công lập, trường dân lập và trường tư thục. Trường tư thục được phân loại theo nguồn gốc chủ sở hữu vốn, gồm trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư; theo tính chất hoạt động, gồm trường tư thục và trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; bổ sung nguyên tắc chuyển đổi loại hình trường tư thục theo hướng chỉ chuyển đổi từ trường tư thục sang trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận và giao Chính phủ quy định cụ thể (Điều 47).

Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) sau tiếp thu, chỉnh lý có gì mới?
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo. (ảnh QH)

Liên quan đến chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (GDPT) và thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), UBTVQH cho rằng, hiện nay quy định về chương trình, sách giáo khoa GDPT trong dự thảo Luật đã cụ thể hóa tinh thần các nghị quyết của Đảng và Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT. Theo đó, việc giảng dạy và học tập phổ thông chuyển từ giáo dục thiên về truyền thụ kiến thức sang giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực, phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Với quan điểm này, trên nền tảng một chương trình GDPT thống nhất dùng chung trong cả nước do Bộ Giáp dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) ban hành; sách giáo khoa là tài liệu học tập, cụ thể hóa chương trình, giúp giáo viên và học sinh sáng tạo trong phương pháp dạy và học, nhằm tiếp thu tốt nhất kiến thức của chương trình GDPT.

Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, hiện nay Bộ GDĐT đã công bố chương trình giáo dục phổ thông thống nhất trong cả nước và đang soạn thảo ban hành bộ sách giáo khoa theo chương trình này, sẽ hoàn thành sau năm 2022. Vì vậy, UBTVQH đề nghị được giữ quy định một chương trình thống nhất, mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa như trong dự thảo Luật. Để rõ ràng, mạch lạc hơn về vai trò của chương trình GDPT và sách giáo khoa, nội dung này đã được quy định thành hai điều riêng biệt: Điều 31 quy định về chương trình GDPT, Điều 32 quy định về sách giáo khoa. Theo các quy định này, chương trình là pháp lệnh, thống nhất trong toàn quốc; sách giáo khoa là công cụ giảng dạy, triển khai chương trình GDPT. Để bảo đảm chất lượng của chương trình và sách giáo khoa GDPT, dự thảo Luật quy định rõ vai trò, trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ GDĐT, Ủy ban Nhân dân các địa phương, Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình, sách giáo khoa và Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục cấp tỉnh. Đồng thời Luật cũng quy định quy trình chọn sách giáo khoa tại địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

Đối với các quy định liên quan đến nhà giáo, dự thảo Luật chỉ quy định nguyên tắc, vấn đề quy hoạch trường sư phạm, xây dựng chỉ tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội sẽ được quy định trong văn bản dưới luật.

Về chính sách vay tín dụng sư phạm, dự thảo Luật được điều chỉnh theo hướng chuyển chính sách tín dụng sư phạm sang hình thức hỗ trợ cho học sinh, sinh viên sư phạm tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt. Trong trường hợp, học sinh, sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp không công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian quy định thì phải hoàn trả toàn bộ kính phí hỗ trợ cho nhà nước (Điều 83). Dự thảo Luật cũng đã quy định cụ thể về tiêu chuẩn nhà giáo về phẩm chất, tư tưởng, đạo đức; trình độ chuẩn; kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp (Điều 67).

Ngoài ra, Dự thảo Luật cũng quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về GDĐT; quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ GDĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước đối với GDĐT. Để tạo sự linh hoạt cho Chính phủ trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước, phân cấp, phân quyền rõ ràng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tiếp thu ý kiến của đại biểu, dự thảo Luật quy định các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ GDĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo sự phân công của Chính phủ; Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương và phân cấp của Chính phủ (Điều 102).

Sau khi nghe Báo cáo giải trình về việc tiếp thu, chỉnh lý các đại biểu Quốc hội sẽ cho ý kiến thảo luận.

H.Phạm

Nên xem

Thiết thực hoạt động văn nghệ, thể thao trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Thiết thực hoạt động văn nghệ, thể thao trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Để chăm lo tốt hơn đời sống tinh thần cho người lao động, thời gian qua, các cấp Công đoàn quận Bắc Từ Liêm đã thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao. Qua đó, tạo sân chơi bổ ích, thu hút được sự quan tâm của đông đảo cán bộ, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tham gia.
TP.HCM: Cột đèn rơi đè người đi đường

TP.HCM: Cột đèn rơi đè người đi đường

(LĐTĐ) Trong khi đang di chuyển trên quốc lộ 1, đoạn ngã tư cầu vượt Tân Thới Hiệp, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thì người phụ nữ bất ngờ bị cột đèn rơi xuống, đè trúng người, bị thương nặng.
Thu hút người tài nhưng phải có cơ chế đánh giá hiệu quả công việc

Thu hút người tài nhưng phải có cơ chế đánh giá hiệu quả công việc

(LĐTĐ) Theo TS Đoàn Thị Tố Uyên, các cơ quan sử dụng người có tài năng, nhân lực chất lượng cao phải có sát hạch, đánh giá hiệu quả nguồn nhân lực này sau một thời gian được thu hút.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động"

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động"

(LĐTĐ) Chiều ngày 7/5/2024, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: "Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động"

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: "Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động"

(LĐTĐ) Chiều nay (7/5), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Nam Từ Liêm tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 chuyên đề 6 với chủ đề “Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động”.
Sôi nổi Hội khỏe CNVCLĐ và lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2024

Sôi nổi Hội khỏe CNVCLĐ và lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 7/5, tại Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao Hoàn Kiếm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm văn hoá, thông tin và thể thao quận khai mạc Hội khỏe Công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và Lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2024.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật thì sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc; được xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và nhận lại giấy tờ; được thanh toán khoản tiền liên quan đến quyền lợi.

Tin khác

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

(LĐTĐ) Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có bài diễn văn quan trọng tại buổi lễ. Báo Lao động Thủ đô xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Tổ chức trọng thể Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổ chức trọng thể Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng nay (7/5), Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã chính thức diễn ra vào tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Tri ân các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên

Tri ân các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Hòa chung không khí cùng nhân dân cả nước hân hoan chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, thể hiện sự biết ơn với thế hệ cha ông đã hi sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.
Thành phố mang tên Bác hướng về Điện Biên Phủ

Thành phố mang tên Bác hướng về Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Những ngày Tháng 5 lịch sử, hoà chung không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) rộn ràng hướng về vùng đất Điện Biên, nơi đã ghi danh chiến thắng“lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Ký ức về “một  thời hoa lửa”

Ký ức về “một thời hoa lửa”

(LĐTĐ) Chiến thắng Điện Biên Phủ đã lùi xa 70 năm, song những ngày tháng 5 lịch sử, được nghe những nhân chứng lịch sử - họ là thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến trường chia sẻ tại buổi gặp mặt do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên và các tỉnh, thành phố tổ chức mới đây như tái hiện lại một Điện Biên hùng tráng năm nào.
Tự hào chiến thắng, đồng tâm dựng xây đất nước

Tự hào chiến thắng, đồng tâm dựng xây đất nước

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chúng ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi người dân Việt Nam tự hào về quá khứ và không quên bài học “đại đoàn kết toàn dân tộc” để xây dựng đất nước mạnh giàu. Đây cũng là ý kiến của một số người dân mà nhóm phóng viên Báo Lao động Thủ đô có dịp trao đổi nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, xin gửi tới Quý bạn đọc.
Vang mãi bản hùng ca Chiến thắng Điện Biên Phủ

Vang mãi bản hùng ca Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) 70 năm đã trôi qua, nhưng tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, là nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đặc biệt, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, ý chí quyết chiến, quyết thắng và những bài học lịch sử từ Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn vẹn nguyên giá trị, đã, đang và mãi tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Hưng Yên luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững

Hưng Yên luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững

(LĐTĐ) Ngày 4/5, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị lãnh đạo tỉnh gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân năm 2024.
Thành phố Hà Nội gặp mặt, tri ân chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến chiến dịch Điện Biên Phủ

Thành phố Hà Nội gặp mặt, tri ân chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến chiến dịch Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 4/5, Thành ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chiến thắng Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của dư luận quốc tế

Chiến thắng Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của dư luận quốc tế

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Việt Nam đã làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Xem thêm
Phiên bản di động