Dự thảo Luật Giáo dục Đại học: Bộ Y tế lên tiếng, vì sao?

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, một số vấn đề liên quan đến đào tạo nhân lực y tế trong dự thảo Luật Giáo dục Đại học chưa thể hiện được tính nhất quán, đồng bộ. Về vấn đề này đại diện Bộ Y tế, ông Nguyễn Minh Lợi, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) đã có cuộc trao đổi với báo chí ngày 5/11 về một số nội dung cần sửa đổi và quy định của dự thảo Luật này liên quan đến đào tạo nhân lực ngành Y tế.
du thao luat giao duc dai hoc bo y te len tieng vi sao Dự thảo Luật Giáo dục: Gần 239.000 giáo viên chưa đạt chuẩn sẽ thế nào?
du thao luat giao duc dai hoc bo y te len tieng vi sao Bắt đầu từ đâu trước?

PV: Thưa ông, ông có thể cho biết quan điểm của ông về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6?

du thao luat giao duc dai hoc bo y te len tieng vi sao
ông Nguyễn Minh Lợi, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế.

Ông Nguyễn Minh Lợi: Trong quá trình soạn thảo, cơ quan soạn thảo cũng như cơ quan liên quan đã dành nhiều thời gian lấy ý kiến các bên liên quan, tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung nên đã có nhiều điểm mới để đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, tôi nhận thấy còn một số vấn đề liên quan đến đào tạo nhân lực y tế Ban soạn thảo chưa thể hiện được tính nhất quán, đồng bộ trong đó có nội dung rất quan trọng của Luật là về trình độ và văn bằng giáo dục đại học.

Như chúng ta đã biết, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, để trở thành người bác sĩ hành nghề chuyên môn, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo 6 năm ở trường đại học, người học còn phải đào tạo chuyên khoa, chuyên sâu và thường xuyên đào tạo cập nhật, phát triển nghề nghiệp. Theo hệ thống trình độ đào tạo và văn bằng của nhiều nước trên thế giới, thường theo hai định hướng đào tạo là hướng hàn lâm (academic) và hướng chuyên nghiệp (professional).

Trong đó, đào tạo bác sĩ đi theo hướng chuyên nghiệp nhưng trình độ đào tạo và văn bằng giáo dục đại học (bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa sâu gồm chuyên khoa 1, chuyên khoa 2) - đối với những đối tượng này không thể hòa cùng với trình độ và văn bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Tuy nhiên, tiếc là điều này chưa được thể hiện trong Dự thảo Luật. Chính vì vậy cần thiết phải quy định về loại hình trình độ và văn bằng này trong dự thảo Luật.

PV: Vậy mấu chốt vấn đề trên cần được sửa đổi như thế nào trong Luật Giáo dục đại học, thưa ông?

Ông Nguyễn Minh Lợi: Ban soạn thảo đã quy định các trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ trong Luật nhưng lại giao Chính phủ quy định trình độ tương đương. Như vậy, rõ ràng là Ban soạn thảo đã nhận thấy còn có những trình độ thuộc giáo dục đại học mà không phải là cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Câu hỏi đặt ra là các chương trình đào tạo bác sĩ, chuyên khoa, chuyên khoa sâu sau đào tạo bác sĩ thì là tương đương với chương trình đào tạo của trình độ nào? Quy định ở đâu?

Các chương trình đào tạo này không thể tương đương với chương trình cử nhân, thạc sĩ hay tiến sĩ vì đây là theo định hướng đào tạo chuyên sâu nên phải quy định trình độ cụ thể như các nước đã làm. Nếu như không quy định về trình độ cụ thể cho đối tượng đào tạo nhân lực này trong Luật thì giao Chính phủ quy định về xác định chỉ tiêu, thời gian đào tạo… như ở Điều 73 chỉ làm rối hệ thống thêm mà không giải quyết được việc nâng cao chất lượng nhân lực ngành y tế (ví dụ trước đây Khoản 4, Điều 38 Luật Giáo dục đại học 2012 đã giao cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được).

du thao luat giao duc dai hoc bo y te len tieng vi sao
Để trở thành người bác sĩ hành nghề chuyên môn bác sĩ cần 10 năm học chuyên sâu.

Nội dung này, Bộ Y tế đã có ý kiến nhiều lần, và theo tôi biết là cũng đã có nhiều ý kiến trong đó Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam ban hành. Chính vì vậy, tôi đề nghị ghi rõ trong Điều 6 là "Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học quy định tại Luật này bao gồm trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, trình độ chuyên gia", Điều 38 là "Văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm: Bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, bằng chuyên gia", và quy định tại Điều 73 là "...trình độ, văn bằng, chứng chỉ đào tạo chuyên gia phù hợp...". Nội dung này, theo tôi biết là Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã có Văn bản số 93/HH-VP ngày 12/10/2018 kiến nghị với Quốc hội.

PV: Ngoài vấn đề trình độ và văn bằng, còn vấn đề gì mà ông cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện?

Ông Nguyễn Minh Lợi: Tôi cho rằng còn một số nội dung cần làm rõ thêm, đó là: Về phân loại cơ sở giáo dục đại học, theo quy định tại Khoản 4, Điều 7 xác định Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu hoặc Cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng, tôi lo ngại là các cơ sở giáo dục đại học chuyên về lĩnh vực y tế không biết sẽ xác định đi theo định hướng nào vì trong đào tạo y khoa là đào tạo song song theo cả hai hướng hàn lâm và chuyên nghiệp.

Đề nghị Ban soạn thảo xem lại quy định này có khả thi không trong khi việc phân tầng các cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu và ứng dụng theo Luật Giáo dục đại học 2012 đã không triển khai được trong thực tiễn. Về quản lý nhà nước, quản trị và tự chủ giáo dục đại học, trong dự thảo Luật có tới 10 cụm từ "cơ quan có thẩm quyền", tôi đề nghị làm rõ đó là cơ quan hay những cơ quan nào? Luật cũng cần có những quy định về vai trò của các cơ quan chuyên ngành, đặc biệt là ngành y tế vì quá trình học tập là gắn liền với các cơ sở y tế, đòi hỏi phải tuôn thủ các quy định chuyên môn theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Luật Dược, ...

Các quy định về chuẩn chương trình, kiểm định chất lượng, tổ chức đào tạo, giảng viên phải vừa phù hợp với nguyên lý giáo dục vừa phù hợp với yêu cầu chuyên môn để không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế. Nếu chúng ta không quy định rõ, sinh viên sẽ chỉ được học chay, không gắn trách nhiệm của các cơ sở y tế với việc tham gia đào tạo (vì đó không phải là nhiệm vụ chính của họ), ... và hậu quả thì chắc là chúng ta đã biết, nhất là trong bối cảnh mở trường, mở ngành trong đào tạo y tế nở rộ như hiện nay.

Có thể nói, đào tạo nhân lực y tế là vấn đề liên ngành quy định về đào tạo do Bộ GD&ĐT chủ trì theo Luật Giáo dục đại học; quy định về hoạt động chuyên môn y tế do Bộ Y tế chủ trì theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các luật chuyên ngành; quy định về tài chính (chi phí cho đào tạo, thù lao cho giảng viên và người học tại bệnh viện, ...) do Bộ Tài chính chủ trì theo Luật về giá, Luật về phí,...; quy định về vị trí việc làm của giảng viên và người học trong cơ sở y tế khi thực hiện dạy-học, chế độ đãi ngộ do Bộ Nội vụ chủ trì, ...

Chính vì vậy, cần được thể chế hóa một cách rõ ràng, hướng tới mục tiêu cuối cùng là người dân được hưởng nền y tế có đội ngũ nhân lực được đào tạo bài bản, có chất lượng, xây dựng pháp luật là để phục vụ đời sống kinh tế-xã hội chứ không phải phục vụ cho cá nhân nào, bộ ngành nào.

PV: Xin cảm ơn ông!

Minh Khuê

(Lược ghi)

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Người mẹ ở Quảng Nam sát hại con để trục lợi bảo hiểm đối mặt án phạt nào?

Người mẹ ở Quảng Nam sát hại con để trục lợi bảo hiểm đối mặt án phạt nào?

Cơ quan Công an đã ra các quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam Tô Thị Ty Na về hành vi giết người. Hành vi sát hại con ruột nhằm trục lợi bảo hiểm của đối tượng Na đã gây phẫn nộ trong dư luận. Nhiều người cho rằng, người phụ nữ mất nhân tính này phải bị pháp luật xử lý ở mức án cao nhất...
"Cha tôi người ở lại" tập 22: Việt nổi giận cảnh cáo Đại vì dám tỏ tình với An

"Cha tôi người ở lại" tập 22: Việt nổi giận cảnh cáo Đại vì dám tỏ tình với An

Tập 22 "Cha tôi người ở lại" lên sóng tối 7/4 trên VTV3 tiếp tục mang đến nhiều tình tiết căng thẳng và đầy cảm xúc khi mối quan hệ giữa Việt, Đại và An bắt đầu xuất hiện những rạn nứt khó lường.
Thay tướng chưa “đổi vận”, Thanh Hóa thảm bại trước Hà Nội

Thay tướng chưa “đổi vận”, Thanh Hóa thảm bại trước Hà Nội

Dù đã có sự thay đổi trên băng ghế huấn luyện khi chia tay HLV Velizar Popov và bổ nhiệm HLV Tomislav Steinbruckner, Thanh Hóa vẫn không thể tránh khỏi một thất bại nặng nề trên sân Hàng Đẫy. Thầy trò HLV Bandovic bên phía Hà Nội FC đã tận dụng rất tốt lợi thế sân nhà để giành chiến thắng 3-1 đầy thuyết phục, qua đó tiếp tục bám đuổi Nam Định trong cuộc đua vô địch V-League 2024/2025.
Tỷ giá USD hôm nay (7/4): Giá USD ít biến động

Tỷ giá USD hôm nay (7/4): Giá USD ít biến động

Tỷ giá USD hôm nay (7/4): Tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước hiện là 24.886 đồng/USD, không đổi so với phiên giao dịch ngày hôm qua.
Giá xăng dầu hôm nay (7/4): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay (7/4): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc

Hôm nay (7/4), giá xăng dầu thế giới tiếp tục “lao dốc không phanh” ở mức tồi tệ nhất trong vòng gần 2 năm. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 62,32 USD/thùng, giảm 7,41%, giá dầu Brent ở mốc 66,06 USD/thùng, giảm 6,50%.
MU và Man City bất phân thắng bại

MU và Man City bất phân thắng bại

Trận derby thành Manchester tại vòng 31 Premier League đã khép lại mà không có bàn thắng nào được ghi, khi cả Man Utd và Man City đều tỏ ra vô duyên trước khung thành đối phương. Dù thi đấu sôi nổi, quyết liệt và tạo ra không ít cơ hội nguy hiểm, nhưng sự vô duyên của các chân sút cùng phong độ xuất sắc của hai thủ thành Onana và Ederson đã khiến trận cầu tâm điểm này kết thúc với tỷ số hòa 0-0.
Nhận định trận Bologna - Napoli: Cuộc chiến không khoan nhượng tại Renato Dall’Ara

Nhận định trận Bologna - Napoli: Cuộc chiến không khoan nhượng tại Renato Dall’Ara

Trận đấu giữa Bologna và Napoli tại vòng đấu tới của Serie A 2024/25 sẽ là một cuộc chiến không khoan nhượng giữa hai đội bóng đang có phong độ cao và tham vọng lớn ở mùa giải này.

Tin khác

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định chưa bắt buộc học 2 buổi/ngày

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định chưa bắt buộc học 2 buổi/ngày

Chiều ngày 6/4, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã làm rõ thông tin “học sinh cấp THCS, THPT sẽ phải học 2 buổi/ngày” đang gây xôn xao dư luận.
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Hà Nội trở thành thành viên Mạng lưới "Thành phố học tập toàn cầu"

Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Hà Nội trở thành thành viên Mạng lưới "Thành phố học tập toàn cầu"

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1906/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành thành viên Mạng lưới "Thành phố học tập toàn cầu" của UNESCO.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Năm 2025 đánh dấu kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) đầu tiên theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với nhiều đổi mới. Để hỗ trợ các em có lựa chọn đúng đắn, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp cùng các đơn vị tổ chức chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp năm 2025”.
Bảo đảm công bằng, minh bạch trong tuyển sinh đại học

Bảo đảm công bằng, minh bạch trong tuyển sinh đại học

Chỉ còn hơn 3 tháng nữa, các cơ sở đào tạo trên cả nước sẽ bước vào kỳ tuyển sinh năm 2025. Thời điểm hiện tại, thông tin về phương án tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường cũng như những điểm mới trong Quy chế tuyển sinh đang là những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), những thay đổi trong kỳ tuyển sinh năm nay nhằm tăng tính minh bạch, công bằng, mang lại nhiều lợi ích, thuận lợi cho thí sinh, cơ sở đào tạo và nâng cao chất lượng tuyển sinh.
Lan tỏa tinh thần tự học, thu hẹp khoảng cách về chất lượng dạy - học ngoại ngữ

Lan tỏa tinh thần tự học, thu hẹp khoảng cách về chất lượng dạy - học ngoại ngữ

Phong trào “Tháng tự học ngoại ngữ” đã đạt được những kết quả ấn tượng, tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong của ngành Giáo dục Thủ đô trong việc nâng cao trình độ ngoại ngữ và phát huy tinh thần tự học trong cộng đồng học sinh, giáo viên. Đây là một chiến lược đúng đắn, kịp thời, phản ánh sự quyết tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội về việc tạo ra những bước tiến vững chắc trong đào tạo ngoại ngữ thông qua ứng dụng công nghệ số.
412 trường học Hà Nội được nhận bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia

412 trường học Hà Nội được nhận bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia

Năm 2024, thành phố Hà Nội có 412 trường mầm non, phổ thông được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó 128 trường được công nhận mới và 284 trường được công nhận lại.
Hà Nội: Khen thưởng 105 giáo viên dạy giỏi cấp trung học phổ thông

Hà Nội: Khen thưởng 105 giáo viên dạy giỏi cấp trung học phổ thông

Vượt qua cấp trường, cấp cụm trường, 105 giáo viên xuất sắc nhất đã tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi Thành phố cấp trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Dự kiến có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Dự kiến có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 dự kiến có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia. Từ ngày 21 đến ngày 28/4, thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Trước đó, các em có 4 ngày để đăng ký thử.
Không có xét tuyển sớm, bảo đảm học sinh tập trung tối đa cho việc học tập

Không có xét tuyển sớm, bảo đảm học sinh tập trung tối đa cho việc học tập

Liên quan đến công tác tuyển sinh đại học năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, toàn hệ thống đã thống nhất không có xét tuyển sớm, bảo đảm các học sinh tập trung tối đa cho việc học tập.
Tổ chức thi thử các môn thi tốt nghiệp THPT trên tinh thần tự nguyện, phù hợp điều kiện thực tế

Tổ chức thi thử các môn thi tốt nghiệp THPT trên tinh thần tự nguyện, phù hợp điều kiện thực tế

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu việc tổ chức thi thử các môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) cấp trường/cấp tỉnh (nếu có) cần phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương, trên tinh thần tự nguyện đăng ký tham gia của học sinh, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định.
Xem thêm
Phiên bản di động