Đa số ý kiến đồng tình Tổng LĐLĐ Việt Nam làm nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 26/10, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật này.
Đề xuất bỏ thông tin “quê quán”, dùng “nơi cư trú” trên căn cước công dân Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh của Quốc hội Đề xuất kéo dài thời gian bồi thường, tái định cư sân bay Long Thành

Liên quan đến quy định Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp (khoản 4 Điều 80), ông Hoàng Thanh Tùng cho biết, do vấn đề này còn ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình 2 phương án:

Phương án 1: Tiếp thu ý kiến của Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam theo hướng: Quy định Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư dự án nhà ở xã hội để cho thuê nhằm vừa bổ sung nguồn lực đầu tư dự án nhà ở xã hội, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp, thu hút người lao động tham gia tổ chức Công đoàn, vừa giới hạn phạm vi thực hiện (không bao gồm nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp) để nâng cao tính khả thi.

Quốc hội: Đa số đồng tình Tổng LĐLĐ Việt Nam làm nhà ở xã hội
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)

Phương án 2: Chưa quy định Tổng LĐLĐ Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở (sửa đổi) vì đây là vấn đề mới, quá trình thí điểm thời gian qua còn nhiều vướng mắc, chưa đủ độ “chín” để quy định trong Luật. Đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam xây dựng Đề án báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định cho thực hiện thí điểm chính sách Tổng LĐLĐ Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội trong một thời hạn nhất định, nếu phát huy hiệu quả mới quy định trong Luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, đa số ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành Phương án 1.

Về xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp (Điều 92 và Điều 94), Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy về vấn đề này có 2 loại ý kiến.

Loại ý kiến thứ nhất, tán thành xây dựng nhà lưu trú công nhân trong diện tích đất thương mại, dịch vụ của khu công nghiệp như quy định của dự thảo Luật do Chính phủ trình tại kỳ họp thứ 5 vì giúp giải quyết được nhiều vướng mắc, tạo thuận lợi cho công nhân khu công nghiệp như: Thủ tục đầu tư xây dựng rút gọn do đồng bộ với khu công nghiệp; Thuận tiện cho công nhân trong sinh hoạt, tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại, giảm ùn tắc giao thông...; Vẫn có thể bảo đảm về môi trường sinh hoạt, an ninh, an toàn với giải pháp có tường rào, lối đi riêng tách biệt với khu sản xuất công nghiệp.

Quốc hội: Đa số đồng tình Tổng LĐLĐ Việt Nam làm nhà ở xã hội
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV

Loại ý kiến thứ hai, đề nghị không quy định việc xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp; cần giao địa phương bố trí đủ quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân làm việc trong các khu công nghiệp vì: Không bảo đảm thống nhất với Điều 19 của Luật Đầu tư; Khó bảo đảm an toàn lao động, an ninh trật tự trong khu công nghiệp, nhất là những khu công nghiệp lớn, có đông người lao động làm việc; Có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân, người lao động nếu bố trí chỗ ở trong khu vực sản xuất.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với Loại ý kiến thứ nhất để bảo đảm thể chế hóa chủ trương của Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Để bảo đảm chặt chẽ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bổ sung vào các điều 94, 95, 96 của dự thảo Luật quy định về quy hoạch, bố trí quỹ đất, yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp và giao Chính phủ quy định điều kiện về môi trường, quy mô, tỷ lệ diện tích đất phát triển nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp.

Đồng thời xác định rõ đối tượng thuê nhà lưu trú công nhân chỉ bao gồm cá nhân công nhân đang làm việc tại chính khu công nghiệp đó để phù hợp với tính chất lưu trú của công trình, tập trung chính sách cho đối tượng thụ hưởng là người có thu nhập thấp. Đồng thời, sửa đổi Điều 19 của Luật Đầu tư để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Quốc hội: Đa số đồng tình Tổng LĐLĐ Việt Nam làm nhà ở xã hội
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV

Về xây dựng nhà lưu trú công nhân ngoài khu công nghiệp, qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy có 2 loại ý kiến:

Loại ý kiến thứ nhất: Không tán thành xây dựng nhà lưu trú công nhân ngoài khu công nghiệp vì chính sách này có một số hạn chế như: Sơ hở trong quản lý quy hoạch, đầu tư, xây dựng, chất lượng công trình, bởi vì theo phương án do Chính phủ trình, loại công trình này không phải lập dự án đầu tư để xin chấp thuận chủ trương đầu tư...

Loại ý kiến thứ hai: Tán thành việc xây dựng nhà lưu trú công nhân ngoài khu công nghiệp. Theo đó, việc bổ sung quy định về phát triển nhà lưu trú công nhân ngoài phạm vi khu công nghiệp nhằm thúc đẩy thực hiện Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội và Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị.

Theo ông Hoàng Thanh Tùng, đa số ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với loại ý kiến thứ nhất.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gian hàng 0 đồng - ấm lòng người lao động khó khăn

Gian hàng 0 đồng - ấm lòng người lao động khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ các hoạt động chăm lo cho đoàn viên Công đoàn, người lao động, các cấp Công đoàn Thủ đô đã tổ chức nhiều gian hàng 0 đồng nhằm giúp đoàn viên, công nhân lao động khó khăn được mua sắm các sản phẩm cần thiết với giá 0 đồng.
Dấu ấn về trận chiến Điện Biên Phủ của xạ thủ Lê Bình

Dấu ấn về trận chiến Điện Biên Phủ của xạ thủ Lê Bình

(LĐTĐ) Trong trận chiến Điện Biên Phủ, chiến sĩ Lê Bình và đồng đội của mình khi ấy còn rất trẻ, ôm những gói bộc phá đi đầu tạo cửa mở, phá hàng rào dây thép gai bao quanh đồn địch để quân ta xung phong đánh vào trung tâm đồn giặc.
Gặp mặt, biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước

Gặp mặt, biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Sáng nay (8/5), tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội phối hợp Ban Đại diện Hội Người cao tuổi Thành phố tổ chức chương trình “Gặp mặt, biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2019 - 2024” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Ba Vì hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân

Ba Vì hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Ngày 8/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì tổ chức Lễ hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng

Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng

(LĐTĐ) Người làm việc không có quan hệ lao động đa số điều kiện lao động còn nhiều khó khăn, đặc biệt là NLĐ tự do trong lĩnh vực xây dựng.
Kinh nghiệm phát triển đảng viên trẻ nhìn từ Quận ủy Thanh Xuân

Kinh nghiệm phát triển đảng viên trẻ nhìn từ Quận ủy Thanh Xuân

(LĐTĐ) Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Đảng bộ quận Thanh Xuân đã kết nạp 691 đảng viên, đạt 70% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận đề ra. Trong đó, tính đến tháng 5/2024, đã kết nạp 8 học sinh trung học phổ thông (THPT).
Đề nghị bổ sung công việc nấu ăn tại các trường mầm non là nghề, công việc nặng nhọc

Đề nghị bổ sung công việc nấu ăn tại các trường mầm non là nghề, công việc nặng nhọc

(LĐTĐ) Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét bổ sung công việc nấu ăn cho các trường mầm non là nghề, công việc nặng nhọc.

Tin khác

Vẹn nguyên bài học trong công cuộc dựng xây đất nước

Vẹn nguyên bài học trong công cuộc dựng xây đất nước

(LĐTĐ) 70 năm đã lùi xa, nhưng Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, là sức mạnh tinh thần, nguồn cổ vũ lớn lao cho nhân dân cả nước. Tầm vóc, ý nghĩa và những bài học đúc rút từ sự kiện lịch sử trọng đại này vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

(LĐTĐ) Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có bài diễn văn quan trọng tại buổi lễ. Báo Lao động Thủ đô xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Tổ chức trọng thể Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổ chức trọng thể Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng nay (7/5), Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã chính thức diễn ra vào tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Tri ân các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên

Tri ân các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Hòa chung không khí cùng nhân dân cả nước hân hoan chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, thể hiện sự biết ơn với thế hệ cha ông đã hi sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.
Thành phố mang tên Bác hướng về Điện Biên Phủ

Thành phố mang tên Bác hướng về Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Những ngày Tháng 5 lịch sử, hoà chung không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) rộn ràng hướng về vùng đất Điện Biên, nơi đã ghi danh chiến thắng“lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Ký ức về “một  thời hoa lửa”

Ký ức về “một thời hoa lửa”

(LĐTĐ) Chiến thắng Điện Biên Phủ đã lùi xa 70 năm, song những ngày tháng 5 lịch sử, được nghe những nhân chứng lịch sử - họ là thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến trường chia sẻ tại buổi gặp mặt do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên và các tỉnh, thành phố tổ chức mới đây như tái hiện lại một Điện Biên hùng tráng năm nào.
Tự hào chiến thắng, đồng tâm dựng xây đất nước

Tự hào chiến thắng, đồng tâm dựng xây đất nước

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chúng ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi người dân Việt Nam tự hào về quá khứ và không quên bài học “đại đoàn kết toàn dân tộc” để xây dựng đất nước mạnh giàu. Đây cũng là ý kiến của một số người dân mà nhóm phóng viên Báo Lao động Thủ đô có dịp trao đổi nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, xin gửi tới Quý bạn đọc.
Vang mãi bản hùng ca Chiến thắng Điện Biên Phủ

Vang mãi bản hùng ca Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) 70 năm đã trôi qua, nhưng tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, là nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đặc biệt, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, ý chí quyết chiến, quyết thắng và những bài học lịch sử từ Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn vẹn nguyên giá trị, đã, đang và mãi tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Hưng Yên luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững

Hưng Yên luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững

(LĐTĐ) Ngày 4/5, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị lãnh đạo tỉnh gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân năm 2024.
Thành phố Hà Nội gặp mặt, tri ân chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến chiến dịch Điện Biên Phủ

Thành phố Hà Nội gặp mặt, tri ân chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến chiến dịch Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 4/5, Thành ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Xem thêm
Phiên bản di động