Đổi thay trên quê hương Xuân Lộc, Đồng Nai

(LĐTĐ) Đồng Nai là một trong nhiều địa phương đi đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó huyện Xuân Lộc được chọn làm hình mẫu xuyên suốt và từng là huyện đầu tiên trên cả nước đạt tiêu chí NTM.
Về Tân Triều hôm nay Đồng Nai: Triệt phá băng cướp manh động dùng súng khống chế người đi đường Tăng cường thu hồi nợ BHXH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Nhiều cách làm hay

Về huyện Xuân Lộc những ngày cuối năm 2022, ai cũng phải ngạc nhiên, trầm trồ về sự đổi thay nơi đây, cảnh tượng khác xa gần chục năm về trước. Bên cạnh các trục đường chính nối huyện Xuân Lộc với địa bàn các huyện xung quanh, nhiều tuyến đường nông thôn nơi đây được đầu tư xây dựng bài bản, đẩy đủ hệ thống cấp thoát nước, nhiều trường học mới khang trang, nhiều bệnh viện được đầu tư khá hiện đại.

Tại xã Xuân Bắc, các tuyến đường giao thông đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, hai bên đường là những vườn cây ăn trái sum suê hoặc những diện tích đất lớn trồng nhiều loại cây nông nghiệp đang hứa hẹn những vụ thu hoạch được mùa.

Bên lề đường được trồng nhiều loại cây xanh hoặc các loại hoa đủ màu sắc, khiến cảnh trí trong lành, sạch đẹp, thanh bình. Theo lãnh đạo Ủy ban nhân dân (UBND) xã Xuân Bắc, hiện 100% ấp văn hóa và hơn 90% hộ gia đình có khuôn viên nhà ở đạt tiêu chí xanh, sạch, đẹp.

Đổi thay trên quê hương Xuân Lộc, Đồng Nai
Người nông dân huyện Xuân Lộc thu hoạch mướp đắng (khổ qua).

Vẻ thanh bình bởi những hàng cây, cánh đồng trù phú, đường sá khang trang không thua kém tại xã Xuân Phú. Nơi đây còn được biết đến với mô hình kinh tế nông nghiệp tiêu biểu như trang trại nuôi chim trĩ của gia đình ông Trần Tuấn Khanh, cung cấp một số lượng lợn sản phẩm từ chim trĩ trên địa bàn huyện, tỉnh Đồng Nai và cả thành phố Hồ Chí Minh.

Theo chủ trang trại, trải qua nhiều gian nan để phát triển, hiện sản phẩm thịt chim trĩ tại đây đã được ghi nhận như một thương hiệu lớn trong vùng, được chứng nhận đạt chuẩn OCOP, tiếp cận phân phối với các kênh siêu thị lớn. Hiện ông Trần Tuấn Khanh đang thực hiện mở rộng liên kết, xây dựng các chuỗi sản xuất đến tiêu thụ khép kín từ cung cấp con giống, thức ăn đến hướng dẫn kỹ thuật nuôi và được bao tiêu sản phẩm, tạo công ăn việc làm và cơ hội làm giàu cho nhiều hộ dân, cơ sở hợp tác kinh doanh.

Đổi thay trên quê hương Xuân Lộc, Đồng Nai
Thanh long cũng là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao tại huyện Xuân Lộc.

Rời xã Xuân Phú, chúng tôi đến xã Xuân Định, nơi có khoảng 9.000 dân. Tại đây ấp Bảo Thị và ấp Nông Doanh đã hoàn thành 7/7 tiêu chí và 15/15 chỉ tiêu trong bộ tiêu chí Khu dân cư kiểu mẫu; có vùng chuyên canh cây ăn trái nức tiếng với gần 450ha sầu riêng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đại diện UBND xã Xuân Định cho hay, hiện có nhiều doanh nghiệp, nhà vườn tại đây đang ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm trong việc làm vườn, nhờ đó giảm chi phí công lao động và tiết kiệm được lượng nước tưới, tăng năng suất cây trồng. Đặc biệt, có doanh nghiệp đã chi hàng chục tỷ đồng đầu tư dây chuyền làm sầu riêng đông lạnh xuất khẩu, chế biến từ 15 - 20 tấn sầu riêng/ngày, để xuất khẩu thị trường nước ngoài.

“Việc đẩy mạnh chương trình nông thôn mới đã giúp đường sá tại địa phương gần như hoàn toàn được nhựa hóa, bê tông hóa. Đèn đường được lắp đặt, không gian giao thông được trồng hoa, cây cảnh nên luôn sang, xanh sạch đẹp. Bên cạnh đó, nhiều mô hình sản xuất hàng hóa được nhân rộng, hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhờ đó đem lại thu nhập bình quân của người dân đạt gần 70 triệu đồng/người/năm”, đại diện UBND xã Xuân Định chia sẻ.

Sớm hoàn thành tiêu chí NTM nâng cao

Huyện Xuân Lộc được tách thành 2 đơn vị hành chính cấp huyện là huyện Xuân Lộc và Thị xã Long Khánh thuộc tỉnh Đồng Nai. Thời điểm đó, kinh tế huyện Xuân Lộc chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với hơn 20% dân số thuộc diện đói nghèo. Xuất phát điểm từ một huyện thuần nông, Đảng bộ và nhân dân Xuân Lộc luôn xác định phải lấy nông nghiệp làm nền tảng. Cũng chính từ đây, huyện Xuân Lộc đã tập trung nhiều nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp, nâng cao năng suất nhằm thực hiện mục tiêu quan trọng, nhất là nâng cao thu nhập cho người dân.

Đổi thay trên quê hương Xuân Lộc, Đồng Nai
Sản xuất nông nghiệp là thế mạnh chủ lực của huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

Nếu như trong chiến tranh, địa danh Xuân Lộc được cả nước biết đến như là “vùng đất lửa” thì hiện nay Xuân Lộc là địa phương đi đầu trong xây dựng NTM. Theo UBND tỉnh Đồng Nai, hiện trên địa bàn Xuân Lộc đã hình thành được nhiều vùng sản xuất lớn, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Toàn huyện có 590 mô hình sản xuất nông nghiệp đạt từ 300 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng/ha/năm, 51 sản phẩm được cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa. Trong 5 năm qua (2018 – 2022) giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 46.500 tỷ đồng, tăng bình quân 10,48%/năm. Các giống cây trồng chủ lực gồm xoài, bắp, lúa, tiêu, rau năm; chăn nuôi phát triển các loại heo, gà, dê, cút, bò và sản phâm lâm nghiệp đặc trung là keo, cao su.

Đổi thay trên quê hương Xuân Lộc, Đồng Nai
Người dân Xuân Lộc thu hoạch lúa.

Trao đổi với Phóng viên Bao Lao động Thủ đô, ông Cao Tiến Sỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Đồng Nai cho biết, vào năm 2014 Xuân Lộc là huyện đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn NTM. Không bằng lòng với những thành quả đã đạt được, Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai đang thực hiện Đề án xây dựng huyện Xuân Lộc đạt NTM kiểu mẫu đầu tiên khu vực phía Nam, cùng thi đua với một số huyện của các tỉnh phía Bắc đang triển khai thực hiện.

“Huyện Xuân Lộc đang vừa thực hiện Đề án phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững giai đoạn 2018 – 2025, đồng thời vừa nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh Đồng Nai điều chỉnh đề án đảm bảo theo Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021 -2025 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương”, lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai chia sẻ thêm.

Huyện Xuân Lộc có 15 đơn vị hành chính gồm: Thị trấn Gia Ray và 14 xã: Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Tâm, Xuân Trường, Xuân Thành, Xuân Hiệp, Xuân Định, Xuân Phú, Xuân Thọ, Xuân Bắc, Suối Cao, Suối Cát, Bảo Hòa và Lang Minh.

Về phát triển NTM, đại diện UBND huyện Xuân Lộc cho hay, hiện huyện có 10/14 xã đạt NTM nâng cao, 3/14 xã hoàn thành NTM kiểu mẫu và đang phấn đấu đến cuối năm 2022 có thêm 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 2 xã đạt NTM kiểu mẫu. Huyện Xuân Lộc đề ra mục tiêu đến năm 2025, 100% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, hơn 50% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, thu nhập bình quân của người dân đạt 83 triệu đồng/người/năm.

Đổi thay trên quê hương Xuân Lộc, Đồng Nai
Đường sá nông thôn khang trang, sạch đẹp.

Đảng bộ và nhân dân huyện Xuân Lộc quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng Xuân Lộc trở thành huyện NTM kiểu mẫu vào năm 2025. Trong đó, 1 trong 3 khâu đột phá được huyện Xuân Lộc xác định là đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất cho đến tiêu thụ, phát triển công nghiệp bảo quản và chế biến sâu, chú trọng xây dựng thương hiệu hàng hóa và du lịch sinh thái vườn.

Cẩm Trang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Long Biên: Cầu nối uy tín của doanh nghiệp và người lao động

Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Long Biên: Cầu nối uy tín của doanh nghiệp và người lao động

(LĐTĐ) Những năm trở lại đây, công tác giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều khởi sắc, sôi động bởi sự vận hành hiệu quả ...
Bà Bùi Phương Chi được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Ba Đình

Bà Bùi Phương Chi được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Ba Đình

(LĐTĐ) Chiều 23/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định công nhận kết quả bầu cử chức danh Chủ tịch LĐLĐ ...
Công ty TNHH May xuất khẩu Lichi Việt Nam tổ chức thành công Đại hội Công đoàn

Công ty TNHH May xuất khẩu Lichi Việt Nam tổ chức thành công Đại hội Công đoàn

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Công ty TNHH May xuất khẩu Lichi Việt Nam (huyện Mỹ Đức) đã tổ chức thành công Đại hội Công đoàn lần thứ I, nhiệm kỳ ...
Chung tay xây dựng môi trường học tập “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”

Chung tay xây dựng môi trường học tập “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”

(LĐTĐ) Từ nhiều năm nay, phong trào thi đua xây dựng trường học “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn” đã thật sự lan tỏa rộng rãi và mang lại ...
Viettel là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất trong BXH các doanh nghiệp chú trọng đến phát triển bền vững

Viettel là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất trong BXH các doanh nghiệp chú trọng đến phát triển bền vững

(LĐTĐ) Với bảng xếp hạng này, đây là lần đầu tiên, các thương hiệu có thể nhìn thấy giá trị tài chính gắn liền với danh tiếng về hoạt động bền ...
Tetra Pak Bình Dương hoàn thành lắp đặt gần 5.900m2 tấm năng lượng mặt trời

Tetra Pak Bình Dương hoàn thành lắp đặt gần 5.900m2 tấm năng lượng mặt trời

(LĐTĐ) Ngày 23/3, Nhà máy sản xuất hộp giấy đựng đồ uống của Tetra Pak tại Bình Dương đã hoàn thành việc lắp đặt các tấm năng lượng mặt trời trên ...
Thăm, tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Thăm, tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn Thanh niên huyện Phú Xuyên (Hà Nội) phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Công ty Điện lực huyện Phú Xuyên, đã tổ chức chương trình thăm, tặng ...

Tin khác

Tăng tốc nông nghiệp số

Tăng tốc nông nghiệp số

(LĐTĐ) Xác định tầm quan trọng và sự đóng góp của nông dân địa phương và nông nghiệp tuần hoàn, việc chuyển đổi sang các hoạt động canh tác quy mô lớn từ các hộ canh tác nhỏ cần được thúc đẩy tích cực hơn.
Đổi thay ở những xã nông thôn mới

Đổi thay ở những xã nông thôn mới

(LĐTĐ) Những năm qua, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, hoàn thành nhiều tiêu chí khó trong việc xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Trong đó, nổi bật là bảo đảm môi trường nông thôn, môi trường làng nghề. Các xã Phúc Tiến, Tri Trung, Đại Thắng… là ví dụ điển hình.
Số hóa truy xuất nguồn gốc góp phần định danh nông sản Việt

Số hóa truy xuất nguồn gốc góp phần định danh nông sản Việt

(LĐTĐ) Ngày 28/2, Tổ điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Nhóm tham vấn kinh doanh nông nghiệp (ARG) của Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc tại Việt Nam (ACIAR) phối hợp tổ chức Diễn đàn “Thúc đẩy số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản - thực phẩm”. Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến trên các nền tảng của Báo Nông nghiệp Việt Nam.
Hà Nội thẩm định 2 xã nông thôn mới nâng cao của huyện Mê Linh

Hà Nội thẩm định 2 xã nông thôn mới nâng cao của huyện Mê Linh

(LĐTĐ) Vừa qua, đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã khảo sát thực tế, đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao tại 2 xã Liên Mạc và Tự Lập của huyện Mê Linh.
Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, chú trọng các sản phẩm đặc sản vùng miền

Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, chú trọng các sản phẩm đặc sản vùng miền

(LĐTĐ) Phát huy những kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới, trong năm 2023, ngành nông nghiệp Thủ đô sẽ tiếp tục tập trung mọi nguồn lực để phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Trong đó, Hà Nội sẽ tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP đã được cấp sao, chú trọng các sản phẩm đặc sản vùng miền.
Hà Nội tập trung tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt trong năm 2023

Hà Nội tập trung tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt trong năm 2023

(LĐTĐ) Trong năm 2023, ngành Nông nghiệp Thủ đô sẽ thực hiện cơ cấu lại sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt theo mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giảm diện tích trồng lúa, tập trung phát triển lúa gạo theo hướng tăng cơ cấu giống lúa chất lượng; mở rộng diện tích trồng rau, tăng diện tích hoa, cây cảnh hàng năm; chuyển đổi các diện tích sản xuất lúa tại các vùng khó khăn về tưới tiêu sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.
Thị trấn Quang Minh xây dựng đô thị văn minh từ các "Tuyến đường hoa kiểu mẫu"

Thị trấn Quang Minh xây dựng đô thị văn minh từ các "Tuyến đường hoa kiểu mẫu"

(LĐTĐ) Nhờ sự quan tâm sát sao của cấp ủy, chính quyền và sự chung tay của doanh nghiệp; đồng thuận của người dân, việc xây dựng "Tuyến đường hoa kiểu mẫu" ở thị trấn Quang Minh (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Qua đó, góp phần làm cho bộ mặt đô thị thêm khởi sắc, hình thành nếp sống văn minh cho người dân địa phương.
Phụ nữ huyện Mê Linh tích cực xây dựng nông thôn mới

Phụ nữ huyện Mê Linh tích cực xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Trong năm 2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mê Linh đã tích cực tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, qua đó góp phần không nhỏ vào thành công của chương trình xây dựng Nông thôn mới.
Huyện Mê Linh chi trả hơn 268 tỷ đồng bồi thường giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4

Huyện Mê Linh chi trả hơn 268 tỷ đồng bồi thường giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4

(LĐTĐ) Ngày 9/1, việc chi trả đợt 1 bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ triển khai xây dựng dự án đường Vành đai 4 đã được huyện Mê Linh triển khai đồng loạt tại các xã: Thanh Lâm, Đại Thịnh, Chu Phan, Kim Hoa và Văn Khê.
Huyện Thanh Trì: Có thêm 6 xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao

Huyện Thanh Trì: Có thêm 6 xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Với quan điểm xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, ngay khi hoàn thành xây dựng nông thôn mới, các xã của huyện Thanh Trì đều không ngừng nâng cao chất lượng các tiêu chí, phấn đấu đạt nông thôn mới nâng cao.
Xem thêm
Phiên bản di động