Doanh nhân Việt Nam: Khát vọng vươn biển lớn vì đất nước hùng cường
Xây dựng đội ngũ doanh nhân mạnh để thực hiện khát vọng đất nước hùng cường Phát huy truyền thống con Lạc, cháu Hồng để hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường |
Từ tinh thần doanh nhân dân tộc Bạch Thái Bưởi
Được tôn xưng là “Vua sông”, “Chúa mỏ” ngay khi còn sống, Bạch Thái Bưởi đã viết nên những trang hào hùng của một doanh nhân Việt mang tinh thần dân tộc đáng tự hào bằng cuộc đời và sự nghiệp kinh doanh lừng lẫy truyền cảm hứng của mình.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt Đoàn đại biểu doanh nhân tiêu biểu của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hội Doanh nghiệp Tư nhân Việt Nam tại Phủ Chủ tịch chiều ngày 11/10 nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 (Ảnh: TTXVN) |
Theo nhiều tài liệu, Bạch Thái Bưởi sinh năm 1874 trong một gia đình nông dân ở làng Yên Phú, Thanh Trì, Hà Đông (nay là một quận thuộc Hà Nội). Được cha mẹ cố gắng cho ăn học, với khả năng tính toán và tiếng Pháp thành thạo, chàng thanh niên Bạch Thái Bưởi trở thành thư ký cho Công sứ Bonnet - người Pháp ở phố Tràng Tiền, Hà Nội.
Năm 1894, với tham vọng làm chủ máy móc cơ giới - những thành tựu của văn minh phương Tây, Bạch Thái Bưởi chuyển sang làm việc cho một xưởng thuộc hãng thầu khoán. “Cậu ký Bưởi” một lần nữa choáng ngợp trước sự phát triển của các nước phương Tây khi có cơ hội sang Pháp triển lãm Bordeaux.
Âm thầm học hỏi cách làm việc của người Pháp, chàng thanh niên ấy càng nung nấu ý chí tự lực tự cường. “Dám nghĩ, dám làm”, ngay sau khi về nước, Bạch Thái Bưởi đã bước chân vào thương trường, mở ra cuộc đời được giới kinh doanh Việt coi như huyền thoại.
Trước khi bước chân vào lĩnh vực vận tải thủy, Bạch Thái Bưởi tích lũy được số vốn lớn và khẳng định tên tuổi trong giới kinh doanh với chiến thuật liên danh với người Pháp thầu vật liệu cho công trình xe lửa Hà Nội - Sài Gòn. “Thừa thắng xông lên”, ông lao vào thầu khoán thu phí chợ các tỉnh Hải Phòng, Nam Định, Vinh… và thắng lợi rực rỡ.
Với khí thế đó, ông đặt chân vào lĩnh vực mà lúc bấy giờ được coi là “thánh địa” độc quyền của tư bản nước ngoài với những hãng tàu nổi tiếng như: Messagerie Maritime và Chargeurs Reuni, hãng Marty tại Hà Nội, hãng Deschwanden ở Hải Phòng, một số hãng của người Hoa…
Thuê lại 3 chiếc tàu chạy tuyến Hà Nội - Nam Định và Hà Nội - Bến Thủy, sự có mặt của “cậu ký Bưởi” trên thị trường hàng hải khiến tư bản Pháp và thương nhân Hoa gai mắt. Họ liên minh hòng “bóp” chết doanh nhân Việt từ trong trứng nước với chiêu ép giá thảm khốc. Dùng chiêu trò “cá lớn nuốt cá bé”, ép giá xuống gần 10 lần, Bạch Thái Bưởi vừa khởi sự đã bước trên bờ vực phá sản.
Thường trực Chính phủ gặp mặt đại diện doanh nghiệp Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam |
Không chịu khuất phục, “cậu ký Bưởi” đã một lần nữa khơi dậy “dòng máu đồng bào” chảy trong huyết quản mọi người Việt khi đổi tên tàu thành những cái tên đáng tự hào: Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng Trắc, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi, Hàm Nghi…
Ông còn cho người đi diễn thuyết trên các bến tàu về triết lý “Người Việt đi tàu Việt” - được coi là tiền thân của sologan “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” sau này, người Việt giúp nhau để chấn hưng nền kinh tế, cổ vũ tinh thần đồng bang.
Doanh nghiệp là chủ thể cạnh tranh của nền kinh tế. Vì vậy, thành hay bại của nền kinh tế, đội ngũ doanh nhân góp phần quan trọng. Nhận thức được điều này, những năm qua trong công tác quản lý nhà nước, Chính phủ, các cấp chính quyền thay vì xem doanh nhân là “chủ thể quản lý” giờ là “khách thể quản lý”, là “bạn của doanh nghiệp”. Đặc biệt, trong kỷ nguyên số với sự lên ngôi của công nghệ và kinh tế tri thức, hội nhập, cạnh tranh rất lớn giữa các quốc gia, Nhà nước càng phải giữ vai trò kiến tạo thật tốt để các doanh nhân dần trở thành những cầu thủ thi đấu hiệu quả trên sân nhà cũng như sân chơi kinh tế khu vực và thế giới. |
Năm 1915, chỉ trong 6 năm với chiến thuật kinh doanh của mình, Bạch Thái Bưởi đã trở thành “ông Vua tàu thủy” khi buộc thương nhân Hoa từ bỏ cuộc chơi, thâu tóm các hãng tàu của Pháp, biến chủ Pháp thành người làm công cho mình.
Không chìm đắm trong ánh hào quang của chiến thắng, từ năm 1921, Bạch Thái Bưởi dấn thân vào lĩnh vực được coi là “vùng đất cấm”, độc quyền của tư bản Pháp lúc bấy giờ: Khai thác mỏ.
Với khởi đầu từ giấy phép khai thác than tại Quảng Yên (Quảng Ninh ngày nay), đến năm 1928, doanh nhân họ Bạch dốc hết tài sản vào khai thác mỏ. Ông thể hiện tầm nhìn vượt thời đại khi sang tận Pháp chiêu mộ nhân tài là sinh viên xuất sắc ở chuyên ngành hầm mỏ; ký hợp đồng với chuyên viên nước ngoài vào làm sếp mỏ... Không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước, Bạch Thái Bưởi xuất than sang cả Pháp, Nhật, được người đời tôn là “Vua mỏ nước Việt”.
Nổi danh không chỉ bởi sản nghiệp đồ sộ, những cuộc cạnh tranh “lịch sử”, triết lý trên thương trường mang đậm tinh thần dân tộc đã khiến Bạch Thái Bưởi trở thành huyền thoại, “ông vua không ngai” trong các lĩnh vực kinh doanh mà ông dấn thân.
Khi đang ấp ủ nhiều dự định chấn hưng đất Việt như xây nhà máy xay gạo, xây nhà máy nước, nhà máy điện, đường sắt… năm 1932 ông đột ngột qua đời tại Hải Phòng sau một cơn đau tim khi mới 58 tuổi. Cuộc đời đầy cảm hứng của Bạch Thái Bưởi đã khiến tên tuổi ông trở thành huyền thoại không chỉ trong giới thương nhân Việt lúc bấy giờ mà còn cổ vũ tinh thần tự cường dân tộc của bao thế hệ. Ông được chọn là “ông Tổ” để vinh danh trong Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).
Phát huy tinh thần dân tộc, đội ngũ doanh nhân nước nhà khát vọng vươn biển lớn vì đất nước hùng cường (Ảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện với các doanh nhân) |
Tháng 10/2009 - đúng 100 năm sau bước đi đầu tiên của Bạch Thái Bưởi vào thị trường hàng hải, Bộ Chính trị đã phát động Phong trào “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” - tên phong trào được nhiều nhà văn, nhà báo, chí sĩ coi là xuất thân từ triết lý kinh doanh đầy tinh thần dân tộc của Bạch Thái Bưởi. Phong trào ấy tới nay vẫn đang tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ, cổ vũ tinh thần tự lực, tự cường, khát vọng làm giàu cho quê hương, đất nước của người Việt.
… Đến đội ngũ doanh nhân ngày nay
Tiếp nối triết lý kinh doanh đầy tinh thần dân tộc của Bạch Thái Bưởi, những doanh nhân Thủ đô sau này đã mạnh dạn đi bằng đôi chân của mình, dám tận dụng thời cơ, quyết tâm cạnh tranh đến cùng bằng tinh thần yêu nước.
Qua nhiều năm tháng, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân của Thủ đô Hà Nội đã khẳng định vai trò, bản lĩnh trong thời kỳ mới, đóng góp phát triển kinh tế - xã hội… nhờ sức mạnh cộng hưởng, xứng đáng là đầu tàu của đất nước.
Theo TS Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, đội ngũ doanh nhân Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng sau thời kỳ đổi mới đã nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, đạo đức kinh doanh, thượng tôn pháp luật, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tinh thần liêm chính trong kinh doanh, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, tham gia chương trình giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...
“Với thông điệp: “Doanh nghiệp - động lực phát triển kinh tế của đất nước”, trong những năm qua, Hà Nội đã chứng kiến cộng đồng doanh nghiệp phát triển hùng hậu với hơn 373.000 doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, các doanh nghiệp và doanh nhân đã thể hiện vai trò và đóng góp quan trọng thúc đẩy sự chuyển mình và cất cánh của nền kinh tế Thành phố”.
Các doanh nghiệp, doanh nhân có mặt ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, hoạt động không chỉ trong nước mà còn mở rộng ra nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt xuất hiện một lực lượng doanh nhân trẻ, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, khởi nghiệp thành công các mô hình kinh doanh mới, sáng tạo.
Doanh nhân Bạch Thái Bưởi. |
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện từng bước, gắn với niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước được nâng lên. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ 2008 đến nay đều hoàn thành và vượt dự toán được giao.
Không dừng lại ở đó, ngoài bản lĩnh duy trì và phát triển, ngoài các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô đã có nhiều trách nhiệm xã hội. Những năm qua những tập đoàn, doanh nghiệp lớn đều được “thai nghén” từ Thủ đô, phát triển từ Thủ đô như VinGroup, FPT, SunGroup, T&T Group, SHB, SHS, MISA, Geleximco, Văn Phú - Invest, Tập đoàn Phú Mỹ, Stavian Hóa chất, INOX Hoàng Vũ, M2 Việt Nam… luôn tích cực tham gia ủng hộ, đóng góp Quỹ Vì người nghèo. Hay trong giai đoạn ứng phó với dịch bệnh Covid-19, với các giải pháp thích ứng linh hoạt vẫn duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống cho người lao động, vừa có nhiều cống hiến và chung tay vượt qua khó khăn…
Biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền khẳng định, thành phố Hà Nội cam kết tiếp tục đồng hành mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa với các doanh nghiệp, doanh nhân Thủ đô để vượt qua khó khăn thách thức, đón bắt các cơ hội, tiếp tục phát triển lớn mạnh, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển của Thủ đô, xứng đáng với vai trò là động lực quan trọng để phát triển kinh tế của Thủ đô và đất nước.
Phát huy tinh thần dân tộc, tinh thần của những doanh nhân Bạch Thái Bưởi, Trịnh Văn Bô... đội ngũ doanh nhân Việt Nam tự tin góp phần quan trọng vào xây dựng Thủ đô và đất nước mạnh, giàu. |
Đất nước ta dẫu “chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày hôm nay”, song vẫn đứng trước nhiều thách thức đan xen. Cạnh tranh địa chính trị giữa các siêu cường ngày càng lớn, hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, kỷ nguyên khoa học, công nghệ phát triển như vũ bão, đòi hỏi phải có những quyết sách để khơi dậy tinh thần phụng sự của mỗi doanh nhân vì đất nước, để sẵn sàng mọi tâm thế đưa nước ta bước vào “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Trên tinh thần đó, ông Đinh Hải, một doanh nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin cho rằng, doanh nhân là người tạo ra của cải vật chất cho xã hội, lao động, việc làm, thu nhập cho người dân, đóng thuế cho nhà nước, họ luôn luôn mang trong mình dòng máu chảy tràn huyết quản vì dân tộc Việt Nam thịnh cường. Với đội ngũ doanh nhân Thủ đô, tự hào ra nơi sinh ra những Bạch Thái Bưởi, Trịnh Văn Bô… càng ý nghĩa hơn tại thời điểm kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam cũng là lúc cả Thành phố kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, nên đội ngũ doanh nhân càng phải ra sức vượt thách thức, vươn trùng khởi, đồng hành cùng Chính phủ, chính quyền thành phố quyết tâm cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng đất nước hùng cường, Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại.
Khánh An
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Tin khác
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28