Điều gì xảy ra khi ăn quá nhiều trứng mỗi ngày?

(LĐTĐ) Trứng là thực phẩm phổ biến, thơm ngon và giàu dinh dưỡng, được nhiều người ưa thích, nhưng ăn quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe.
Chú trọng nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần cho người lao động Những lưu ý khi bảo quản và ăn trứng Bạn có biết cách chế biến trứng gà thế nào là tốt nhất

Trang Ngôisao.net dẫn lại chia sẻ của chuyên gia dinh dưỡng trên tờ Eat This cho biết, nếu có loại thực phẩm nào gây tranh cãi về tính lành mạnh thì đó là trứng. Nhiều năm qua, trứng được coi là nguyên nhân của mọi thứ, từ ví dụ về thực phẩm hoàn hảo đến điềm báo đáng sợ của bệnh tim. Dù khoa học hiện nay dường như xác nhận rằng trứng rất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều trứng vẫn là điều cần lưu ý.

Điều gì xảy ra khi ăn quá nhiều trứng mỗi ngày?
Ăn trứng có thể giúp não bộ khỏe mạnh, hạn chế mắc các vấn đề về thần kinh.

Trứng là loại thực phẩm ít chế biến, ít calo, chứa 6 gam protein mỗi quả, một lượng chất béo không bão hòa đơn cao đáng ngạc nhiên, choline tăng cường trí não và lutein và zeaxanthin, hai chất chống oxy hóa được biết đến với tác dụng hỗ trợ sức khỏe mắt. Chúng không chứa đường và có hàm lượng natri tự nhiên thấp. Một số nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng những người ăn trứng có nhiều khả năng tiêu thụ chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, chẳng hạn như chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Tuy nhiên, ăn quá nhiều trứng có thể gây ra một số rủi ro cho một số người, đặc biệt là những người mắc một số tình trạng sức khỏe nhất định.

Nguy cơ tiêu thụ quá nhiều cholesterol

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ trên Báo Sức khoẻ đời sống, một quả trứng gà trung bình chứa 187mg cholesterol. Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ từng khuyến nghị mỗi người không hấp thụ quá 300mg/ngày.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị, nên ăn càng ít cholesterol càng tốt. Nếu ăn nhiều hơn 2 quả trứng mỗi ngày, cùng với các loại thực phẩm khác, rất dễ vượt quá giới hạn về mức cholesterol tiêu thụ hằng ngày.

Mặc dù trứng chứa lượng cholesterol đáng kể nhưng lại có tương quan thuận lợi giữa lecithin và cholesterol. Lecithin có vai trò điều hòa cholesterol, ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Một nghiên cứu năm 2019 đăng trên Jamanetwork cho thấy những người tiêu thụ nhiều hơn 300mg cholesterol mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 17% và nguy cơ tử vong cao hơn 18%.

Năm 2022, một phân tích tổng hợp lớn đã kết luận rằng lượng trứng tiêu thụ hàng ngày nhiều hơn và tổng lượng cholesterol trong chế độ ăn uống có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong cao hơn. Điều đó cho thấy, nên ăn trứng một cách điều độ để tốt cho sức khỏe tim mạch.

Không tốt cho mục tiêu giảm cân

Trứng là nguồn protein chất lượng cao nên đó là thành phần lý tưởng trong nhiều chế độ ăn kiêng khác nhau để kiểm soát cân nặng. Nhưng nếu những món ăn kèm với trứng cùng với các loại thực phẩm chế biến như xúc xích béo ngậy, bánh hamburger với thịt băm, bánh kếp có đường, cà phê nhiều kem thì bạn có thể nhận thấy cân nặng tăng lên khó kiểm soát.

TS Trương Hồng Sơn lưu ý, với người muốn giảm cân, có thể ăn bữa sáng hàng ngày với trứng. Nếu bạn thường ăn bữa sáng 400 calo bạn có thể chuyển sang bữa ăn 3 quả trứng và giảm lượng calo buổi sáng xuống còn 240 calo, tức là lượng trong 3 quả trứng luộc chín.

Điều gì xảy ra khi ăn quá nhiều trứng mỗi ngày?
Người trưởng thành có thể ăn 1 quả trứng mỗi ngày.

Chế biến trứng sai cách, tăng nguy cơ mắc tiểu đường

Trong một nghiên cứu năm 2009 trên Tạp chí Chăm sóc bệnh đái tháo đường, những người ăn hơn 7 quả trứng mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao hơn những người ăn ít trứng hơn.

Nhưng cũng có nghiên cứu phát hiện ra rằng ăn trứng vào bữa sáng tác dụng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu trong suốt cả ngày đối với bệnh nhân tiểu đường.

Các nhà dinh dưỡng cho rằng, khi bạn chế biến trứng với cách chiên rán sẽ khiến lượng chất béo tiêu thụ gia tăng và làm tăng tình trạng kháng insulin, khiến lượng đường trong máu sẽ tăng lên.

Mặc dù trứng nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nhưng bạn có thể sẽ ăn nhiều thực phẩm không tốt cho sức khỏe cùng với trứng. Vô hình chung, trứng trở thành phương tiện vô tình tiêu thụ chất béo bão hòa, natri và calo dư thừa. Điều này dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường.

Một tuần nên ăn bao nhiêu trứng?

Bài viết trên website Bệnh viện Medlatec chia sẻ về số lượng trứng mỗi người có thể ăn trong một tuần như sau:

Người trưởng thành

Có thể ăn 7 quả trứng mỗi tuần mà không lo ngại ảnh hưởng đến tim mạch. Nếu theo chế độ ăn uống lành mạnh cho tim, có thể ăn tối đa 1 quả trứng mỗi ngày.

Người bệnh

Người bị tiểu đường type 2 nên ăn tối đa 1 quả trứng mỗi ngày và 5 quả mỗi tuần. Những người mắc bệnh tim mạch hoặc có nguy cơ cao có thể ăn 7 quả trứng mỗi tuần nếu tuân thủ chế độ ăn ít bão hòa, hoặc 3-4 quả trứng mỗi tuần nếu ăn uống bình thường, không quá 4 lòng đỏ.

Người có cholesterol LDL cao nên ăn tối đa 1 quả trứng mỗi ngày và 7 quả mỗi tuần, nhưng tốt nhất chỉ nên ăn 4 quả mỗi tuần. Người mắc hội chứng chuyển hóa nên ăn tối đa 6 quả trứng mỗi tuần nếu tuân theo chế độ ăn ít chất béo bão hòa.

Người cao tuổi

Có thể ăn 1 quả trứng mỗi ngày, thậm chí nhiều hơn nếu khoẻ mạnh. Tuy nhiên, ăn 5 - 6 quả trứng mỗi tuần có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch lên 30%.

Phụ nữ mang thai

Có thể ăn 3 - 4 quả trứng mỗi tuần nếu khỏe mạnh.Nếu mắc tiểu đường hoặc có vấn đề thai kỳ, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trẻ em

Trẻ từ 6 - 7 tháng tuổi nên ăn nửa lòng đỏ trứng mỗi bữa, 2 - 3 bữa mỗi tuần. Từ 8 - 12 tháng tuổi, trẻ có thể ăn 1 lòng đỏ mỗi bữa, không quá 4 lòng đỏ mỗi tuần. Trẻ từ 1 - 2 tuổi có thể ăn 3 - 4 quả trứng mỗi tuần. Trẻ trên 2 tuổi có thể ăn theo sở thích nhưng tối đa 1 quả mỗi ngày.

H.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

(LĐTĐ) Theo báo cáo của quận Long Biên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn quận Long Biên có hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ. Hiện công tác thu dọn, khắc phục hậu quả của bão số 3 đang được các lực lượng trên địa bàn quận triển khai quyết liệt, kịp thời.
Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trong thời điểm cơn bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Công an Thủ đô đã không quản ngại khó khăn, vất vả, nguy hiểm bám sát địa bàn ngay cả trong điều kiện thời tiết mưa gió lớn để bảo đảm an toàn cho nhân dân. Nhiều hình ảnh đẹp của lực lượng Công an Thành phố đã được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Ngày 8/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều phối lực lượng, phương tiện, thiết bị từ các tỉnh lân cận hỗ trợ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của bão. Mục tiêu trong ngày 8/9 sẽ khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới viễn thông trên toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão được hoạt động ổn định và an toàn.
Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

(LĐTĐ) Tối 8/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, đơn vị đã huy động 100% quân số phối hợp với các lực lượng chức năng để dọn dẹp cây xanh, cột điện, biển quảng cáo... bị gãy đổ do cơn bão số 3 gây ra. Hiện tại, giao thông tại Thủ đô đã cơ bản thông suốt, sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại.
Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Triển khai công tác phòng, chống bão số 3, huyện Thạch Thất đã chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão. Do có sự chủ động của Ban Thường vụ Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị, nhân dân trên địa bàn huyện đã tập trung, khắc phục kịp thời, chủ động ứng phó, không để thiệt hại lớn xảy ra.

Tin khác

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

(LĐTĐ) Chiều 4/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có Công văn khẩn số 1448 /KCB-NV gửi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương và Bệnh viện Nhi trung ương về việc hỗ trợ, phối hợp tìm nguyên nhân một số học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện.
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực, nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh, góp phần rút ngắn thời gian chờ khám của người bệnh, giảm tải áp lực cho nhân viên y tế, đem đến sự hài lòng cho người bệnh và người nhà người bệnh.
Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

(LĐTĐ) Tự ý uống thuốc, bỏ thuốc hoặc không đi khám thường xuyên... nhiều người mắc bệnh nền mãn tính gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Xem thêm
Phiên bản di động