Chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng tại hồ chứa sông Than và Bản Mồng:

Diện tích rừng thực hiện Dự án thủy điện là những diện tích bắt buộc phải chuyển đổi

(LĐTĐ) Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, sáng 02/11, Quốc hội nghe Báo cáo thẩm tra về đề nghị chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước Sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành nội dung làm việc.
Rà soát lại các dự án thủy điện sau đợt lũ miền Trung Thủy điện nhỏ và vừa - góc nhìn từ Khánh Hòa Các dự án thủy điện nhỏ liên quan đến rừng tự nhiên đều được kiểm soát chặt chẽ

Báo cáo thẩm tra trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho biết, Ủy ban cơ bản tán thành các nội dung về đề nghị chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước Sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An như báo cáo của Chính phủ và bổ sung thêm như sau: Các Dự án này đều có thời gian thực hiện kéo dài do gặp khó khăn về bố trí nguồn vốn; đều bị tạm dừng hoặc dừng dãn tiến độ; đến khi thực hiện trở lại thì do thay đổi quy định của pháp luật về lâm nghiệp nên dự án phải chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ đầu nguồn…

Diện tích rừng thực hiện Dự án thủy điện là những diện tích bắt buộc phải chuyển đổi
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo thẩm tra tại phiên họp Quốc hội ngày 02/11

Qua khảo sát thực tế và báo cáo tại các địa phương cho thấy, các tỉnh đều thực hiện tốt công tác trồng rừng, có tỷ lệ che phủ rừng cao; diện tích rừng phải chuyển đổi để thực hiện Dự án đều là những diện tích bắt buộc phải chuyển đổi để bảo đảm hiệu quả công trình; theo đánh giá của cơ quan chức năng thì chất lượng các diện rừng phải chuyển đổi đều là rừng nghèo, nghèo kiệt. Do vậy, việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để sớm đưa các dự án này sớm hoàn thành vào hoạt động là cần thiết và cấp bách...

Về sự phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch có liên quan, Chủ nhiệm Ủy ban Phan Xuân Dũng cho biết, dự án Hồ chứa nước Sông Than, Dự án hồ chứa nước Bản Mồng cơ bản phù hợp với các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng (giai đoạn 2011- 2020; quy hoạch 03 loại rừng giai đoạn 2016-2025; phù hợp với quy hoạch thủy lợi của các địa phương, của tỉnh, quy hoạch thủy lợi khu vực miền Trung giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2050; phù hợp với Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045…

Về hiệu quả kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của Dự án, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thấy rằng, các dự án này khi đi vào hoạt động sẽ giải quyết tốt như cầu về nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, cấp nước thô cho sản xuất công nghiệp, dịch vụ và dân sinh, cải thiện điều kiện hạ tầng thiết yếu cho phát triển kinh tế xã hội của 2 huyện miền núi thường xuyên chịu khô hạn của tỉnh Ninh Thuận, vùng tây Nghệ An và Nam Thanh Hóa; góp phần điều tiết nước, cắt giảm lũ, phòng chống thiên tai; từng bước giải quyết nhu cầu thiếu nước và khép kín hệ thống công trình thủy lợi…

Vì vậy, Ủy ban nhất trí cho rằng, Dự án đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIV. Sau khi Quốc hội quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận bổ sung kinh phí phát sinh trồng rừng thay thế cho Dự án; chỉ đạo thực hiện nghiêm việc trồng rừng thay thế và bảo đảm nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Dự án.

Dự án Hồ chứa nước Sông Than có liên quan đến việc khai thác, sử dụng một diện tích lớn tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế xã hội thuộc thẩm quyền Quốc hội xem xét quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng nên đề nghị Quốc hội cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện để bảo đảm tiến độ, sớm đưa dự án vào hoạt động; bảo vệ môi trường và hiệu quả đầu tư ngân sách nhà nước.

Đối với Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, Ủy ban cho rằng, Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng là Dự án đầu tư hạ tầng thiết yếu về thủy lợi cho khu vực phía Tây tỉnh Nghệ An và Nam Thanh Hóa. Hồ sơ Dự án trình Quốc hội đã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Vì vậy, Ủy ban nhất trí cho rằng, Dự án đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIV.

Dự án trong quá triển khai thực hiện do thiếu vốn bố trí do phát sinh tiêu chí quan trọng quốc gia nên thời gian thực hiện phải kéo dài. Do vậy, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan rà soát các dự án đang thực hiện có nội dung liên quan đến chuyển mục đích sử dụng rừng, tránh tình trạng báo cáo chậm, ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án và hiệu quả đầu tư. Hiện Dự án đã hoàn thành gần 90% khối lượng công việc giai đoạn 1, các hạng mục công trình chính như: đập, cống, trạm bơm… đã hoàn thành.

Do vậy, sau khi được Quốc hội quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, Chính phủ khẩn trương chỉ đạo: Bảo đảm nguồn lực thực hiện Dự án; đẩy nhanh tiến độ thi công để Dự án sớm đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả kinh tế xã hội; Đề nghị Quốc hội cần giám sát việc thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng để bảo đảm hiệu quả thực hiện Dự án...

Trước đó, sáng 2/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã trình bày Báo cáo về đề nghị chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước Sông Than và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đã làm rõ một số nội dung mà các đại biểu Quốc hội quan tâm như mục đích chuyển đổi diện tích đất rừng, công tác triển khai chậm tiến độ...

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kiểm tra nồng độ cồn phát hiện đối tượng mang theo ma túy

Kiểm tra nồng độ cồn phát hiện đối tượng mang theo ma túy

(LĐTĐ) Khi thấy lực lượng chức năng, đối tượng lập tức quay đầu xe bỏ chạy. Nhận định có dấu hiệu bất thường, tổ công tác đã phối hợp triển khai chốt chặn, kịp thời dừng phương tiện, đưa người vi phạm về vị trí kiểm soát để làm rõ.
Giá nhà tăng cao: Người trẻ chật vật với ước mơ sở hữu nhà

Giá nhà tăng cao: Người trẻ chật vật với ước mơ sở hữu nhà

(LĐTĐ) Năm 2024, giá bất động sản tại các thành phố lớn vẫn “neo” ở mức cao. Thậm chí, phân khúc căn hộ tại nhiều địa phương còn liên tục thiết lập mặt bằng giá mới lên mức cao kỷ lục, khiến nhiều người dân, nhất là những người trẻ dù “thắt lưng buộc bụng”, nhưng vẫn gặp khó khăn khi muốn sở hữu nhà…
Hàng hóa dồi dào, giá cả ít biến động sau Tết Ất Tỵ

Hàng hóa dồi dào, giá cả ít biến động sau Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Sau kỳ nghỉ Tết, tại các chợ dân sinh, siêu thị trên địa bàn Hà Nội, hoạt động kinh doanh đã sôi động trở lại. Trong đó, vấn đề được người tiêu dùng quan tâm đó là giá cả các mặt hàng khá ổn định, nguồn cung dồi dào…
Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua

Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua

(LĐTĐ) Thu hút bởi những thửa ruộng bậc thang, những ruộng hoa cải vàng rực và sắc hồng của những cánh hoa anh đào rực rỡ… không khó hiểu vì sao những ngày đầu Xuân, xóm Mừng (xã Hợp Phong, Cao Phong, Hòa Bình) lại trở thành điểm check-in thu hút đông đảo giới trẻ và khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Xác định phong trào thi đua yêu nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn; năm qua, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Qua đó, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm, nâng cao đời sống thu nhập cho đoàn viên, người lao động...
Man United vs Crystal Palace, 21h00 ngày 2/2: Đại bàng tự tin

Man United vs Crystal Palace, 21h00 ngày 2/2: Đại bàng tự tin

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Man United vs Crystal Palace diễn ra vào lúc 21h00 ngày 2/2, ở vòng 24 Premier League 2024/25.
Brentford vs Tottenham, 21h00 ngày 2/2: “Bầy ong” giành 3 điểm

Brentford vs Tottenham, 21h00 ngày 2/2: “Bầy ong” giành 3 điểm

(LĐTĐ) Cuộc đối đầu giữa Brentford vs Tottenham sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 2/2 trong khuôn khổ vòng 24 Premier League 2024/25.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/2: Đêm và sáng mưa phùn, trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/2: Đêm và sáng mưa phùn, trời rét

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng thuỷ văn quốc gia, dự báo khu vực Hà Nội ngày 2/2, trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác; trưa chiều giảm mây hửng nắng.
Dự báo thời tiết ngày mùng 4 Tết Ất Tỵ: Có mưa phùn, nhiệt độ tăng

Dự báo thời tiết ngày mùng 4 Tết Ất Tỵ: Có mưa phùn, nhiệt độ tăng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 1/2, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mùng 3 Tết: Trời nắng, nền nhiệt tăng nhẹ

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mùng 3 Tết: Trời nắng, nền nhiệt tăng nhẹ

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/1 (mùng 3 Tết Ất Tỵ), trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ.
Giữ gìn những “lá phổi xanh”

Giữ gìn những “lá phổi xanh”

(LĐTĐ) Hồ là không gian đặc trưng của Hà Nội. Đây được ví như một hệ sinh thái tự nhiên trong đô thị, góp phần hình thành hệ thống hạ tầng xanh, giúp Thành phố thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu. Không chỉ vậy, đó còn là nơi lưu giữ không gian văn hóa vật thể và phi vật thể của quá trình phát triển đô thị… Nhận thức tầm quan trọng của ao, hồ trong đời sống nhân dân, những năm qua, công tác bảo vệ môi trường nói chung và hệ thống ao, hồ nói riêng đã được các cấp chính quyền tại Thủ đô đặc biệt quan tâm thực hiện.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mùng 2 Tết: Trời rét, không mưa

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mùng 2 Tết: Trời rét, không mưa

(LĐTĐ) Dự báo ngày mùng 2 Tết Ất Tỵ, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trời rét. Nhiệt độ từ 11 đến 21 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mùng 1 Tết: Nắng hanh, đêm và sáng trời rét đậm

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mùng 1 Tết: Nắng hanh, đêm và sáng trời rét đậm

(LĐTĐ) Dự báo ngày 29/1, khu vực Hà Nội không mưa, gió Đông Bắc cấp 2-3, trời rét đậm.
Dự báo thời tiết đêm giao thừa trời rét đậm

Dự báo thời tiết đêm giao thừa trời rét đậm

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết đêm giao thừa, Hà Nội duy trì thời tiết rét đậm, nhiệt độ thấp nhất 10°C. Trưa và chiều 1 Tết hửng nắng, ấm áp hơn.
Thời tiết Hà Nội ngày 29 Tết: Trời rét đậm

Thời tiết Hà Nội ngày 29 Tết: Trời rét đậm

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 28/1 (tức 29 Tết Ất Tỵ), trời nhiều mây không mưa, trưa chiều giảm mây, trời rét đậm.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 27/1: Sáng sớm có mưa rào, trời rét đậm

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 27/1: Sáng sớm có mưa rào, trời rét đậm

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/1, khu vực Hà Nội sáng sớm có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng, trời rét đậm.
Dự báo thời tiết Hà Nội 26/1: Có nơi có dông, trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội 26/1: Có nơi có dông, trời rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 26/1, khu vực Hà Nội: Trời nhiều mây, có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió đông bắc cấp 3.
Xem thêm
Phiên bản di động