Diễn đàn nâng cao chất lượng đào tạo trong hợp tác giáo dục Việt Nam - Lào

(LĐTĐ) Ngày 29/9, tại Thủ đô Viêng Chăn, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Thể thao Lào, Đại học Quốc gia Lào tổ chức Diễn đàn nâng cao chất lượng đào tạo trong hợp tác giáo dục Việt Nam - Lào. Đây là hoạt động quan trọng của ngành Giáo dục hai nước chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Lào - Việt Nam.
Vun đắp tình đoàn kết, đưa hợp tác Hà Nội - Viêng Chăn ngày càng bền vững Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an sinh xã hội Việt Nam - Lào Giữ gìn và phát triển quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào

Tham dự Diễn đàn có Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao Lào Phout Simmalavong, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Việt Nam Nguyễn Văn Phúc, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao Lào Sisouk Vongvichith cùng gần 300 đại biểu là các nhà quản lý giáo dục, nhà nghiên cứu và chuyên gia đến từ 50 cơ sở giáo dục của Việt Nam và Lào, hơn 20 cơ quan quản lý giáo dục và doanh nghiệp Lào.

Tạo chuyển biến mạnh về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho Lào

Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Việt Nam Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh: Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng, có truyền thống đoàn kết hữu nghị và hợp tác đặc biệt từ lâu đời. Trong lĩnh vực giáo dục, sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước Việt Nam - Lào cũng đã có bề dày lịch sử, cùng với việc xây dựng hệ thống giáo dục tại vùng giải phóng Lào, ngay từ năm 1958, Việt Nam đã đón nhận hàng nghìn con em của các bộ tộc Lào sang học tập để sau này trở về xây dựng đất nước.

Trong suốt hơn 60 năm qua, Việt Nam đã giúp đào tạo cho Lào hàng chục nghìn cán bộ, nhân viên ở mọi lĩnh vực từ chính trị, hành chính, an ninh, quốc phòng, kinh tế, kỹ thuật, giáo viên… Nhiều người đã trở thành những cán bộ cốt cán, giữ các cương vị trọng trách trong hệ thống chính trị và các cơ sở kinh tế trong thời kỳ đấu tranh cách mạng cũng như trong các giai đoạn bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Ở chiều ngược lại, trong giai đoạn 1982-2022, Chính phủ Lào cũng đã hỗ trợ đào tạo gần 5.000 cán bộ, sinh viên cho Việt Nam để xây dựng đội ngũ chuyên gia Việt Nam về Lào, qua đó góp phần vào sự phát triển quan hệ hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam ngày càng đi vào chiều sâu và thực chất.

Diễn đàn nâng cao chất lượng đào tạo trong hợp tác giáo dục Việt Nam - Lào
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại Diễn đàn.

“Trong quá trình phát triển của hai nước, ở những thời điểm khác nhau, Chính phủ hai nước đều có những chiến lược cụ thể về hợp tác giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Nếu như giai đoạn trước 2000 phía Việt Nam tập trung đào tạo cho Lào nhiều ở bậc trung học phổ thông thì giai đoạn từ 2000 đến nay, Việt Nam đã tăng cường đào tạo cho Lào cán bộ hệ đại học và sau đại học với quy mô ngành nghề, hình thức, đối tượng đào tạo đa dạng. Số lượng lưu học sinh Lào sang học tập tại Việt Nam ngày càng tăng, đăng ký theo học tại tất cả các ngành có thế mạnh và học tập tại hầu hết các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nói.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cũng cho biết: Thực hiện chủ trương của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Lào về nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật giai đoạn mới, ngày 6/12/2020 tại Kỳ họp lần thứ 43 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam - Lào, Bộ trưởng Giáo dục 2 nước đã thay mặt Chính phủ ký thỏa thuận về Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2021-2030”.

Đề án đã đề xuất những giải pháp chiến lược, các nhiệm vụ cụ thể để tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực cho Lào, hướng tới mục tiêu đào tạo trọng tâm, trọng điểm, đào tạo tinh hoa. Qua đó góp phần thực hiện chủ trương của lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước trong việc tiếp tục vun đắp truyền thống quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và thủy chung trong sáng giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước trong giai đoạn mới.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, Diễn đàn nâng cao chất lượng đào tạo trong hợp tác giáo dục Việt Nam - Lào sẽ là cơ hội để các cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục, các doanh nghiệp Việt Nam và Lào chia sẻ những thành tựu đã đạt được, đề xuất, kiến nghị những vấn đề cụ thể cần được quan tâm, thực hiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học của hai nước. Qua đó sẽ giúp các cơ sở giáo dục hai nước xác định được giải pháp và cụ thể hóa các hoạt động để nâng cao chất lượng giáo dục đại học không chỉ của Lào mà của cả Việt Nam, giúp các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và Lào chủ động thu hút nhiều hơn nữa các em sinh viên Lào, Việt Nam sang học tập.

Đánh giá Diễn đàn sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cột mốc phát triển tốt đẹp của mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước nói chung và hai ngành Giáo dục nói riêng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao Lào Phout Simmalavong chia sẻ: Đây là cơ hội để các nhà quản lý giáo dục, các đơn vị giáo dục Lào - Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm giáo dục, tìm hiểu cơ hội hợp tác hỗ trợ lẫn nhau. Tất cả vì mục đích hợp tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng giữa Lào - Việt Nam đáp ứng sự kỳ vọng của hai Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước, góp phần phát huy mối quan hệ vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt Lào - Việt Nam.

Đồng bộ giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo lưu học sinh Lào

Trao đổi về thực trạng công tác đào tạo lưu học sinh Lào giai đoạn 2011-2021 và giải pháp nâng cao chất lượng cho giai đoạn 2022-2030, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế (Bộ GD&ĐT Việt Nam) Nguyễn Hải Thanh cho biết: Giai đoạn 2011-2021, Việt Nam đã tiếp nhận gần 30.000 lưu học sinh Lào các diện Hiệp định và ngoài Hiệp định với cơ cấu ngành nghề và cấp bậc đào tạo khác nhau, trong đó diện Hiệp định gần 5.000 người, diện các tỉnh kết nghĩa của Việt Nam tài trợ trên 10.000 người và 15.000 người theo diện tự túc và diện khác.

Bên cạnh các khóa đào tạo dài hạn, trong giai đoạn 2011-2020, ngành Giáo dục Việt Nam đã triển khai đào tạo, bồi dưỡng cho 1.196 cán bộ, giáo viên, sinh viên Lào thông qua 44 đợt/khóa tập huấn đa phần tại Việt Nam với thời gian từ 2 đến 9 tháng.

24 biên bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa các cơ quan quản lý giáo dục, các trường đại học, cao đẳng, trường dự bị đại học… hai nước Việt Nam - Lào
24 biên bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác được ký kết tại Diễn đàn nâng cao chất lượng đào tạo trong hợp tác giáo dục Việt Nam - Lào.

“Quá trình học tập tại Việt Nam, lưu học sinh Lào luôn được các cơ sở giáo dục quan tâm, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần nhằm đảm bảo thuận tiện nơi ăn, ở, học tập và sinh hoạt cho lưu học sinh”, chia sẻ thông tin này, ông Nguyễn Hải Thanh cũng đề cập tới một số hạn chế trong công tác đào tạo lưu học sịnh Lào thời gian qua như công tác tuyển chọn đầu vào chưa kỹ; trình độ tiếng Việt hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo; ý thức học tập của một bộ phận lưu học sinh Lào chưa cao; sự quan tâm của một số cơ sở giáo dục Việt Nam đối với công tác đào tạo lưu học sinh Lào còn khiêm tốn…

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo lưu học sinh Lào trong giai đoạn 2022-2030, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế nhấn mạnh việc tăng cường quản lý chặt chẽ công tác tiếp nhận, đào tạo lưu học sinh Lào ở cả 3 nội dung: Tiếp nhận vào học, đào tạo tiếng Việt, đào tạo chuyên ngành. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở giáo dục có tiếp nhận nhiều lưu học sinh Lào nhằm phát hiện và xử lý những vi phạm trong công tác tiếp nhận, đào tạo và quản lý lưu học sinh Lào đang học tập tại Việt Nam.

Là một trong những cơ sở giáo dục tham gia đào tạo số lượng khá lớn lưu học sinh Lào, với 2.563 lưu học sinh giai đoạn năm 2022-2021, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thành Bắc (Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng) cho biết: Đại học Đà Nẵng và các đơn vị thành viên luôn dành nhiều sự quan tâm, hỗ trợ để lưu học sinh được học tập, rèn luyện trong điều kiện tốt nhất; thường xuyên liên hệ và thông báo các kết quả học tập và rèn luyện của lưu học sinh Lào hàng năm cho Tổng Lãnh sự quán Lào tại Đà Nẵng và các Sở Giáo dục và Thể thao các tỉnh tại Lào để theo dõi nắm bắt tình hình học tập và rèn luyện kịp thời hỗ trợ và động viên lưu học sinh.

Về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo lưu học sinh Lào, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thành Bắc chia sẻ: Đại học Đà Nẵng đã và đang triển khai đồng bộ một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho lưu học sinh, gồm: Tăng cường đào tạo tiếng Việt cho lưu học sinh; bố trí lưu học sinh làm việc nhóm chung với sinh viên bản địa ở các học phần có tổ chức học nhóm; cử giáo viên chủ nhiệm thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên lựa chọn môn học, giải đáp thắc mắc giúp các em có lộ trình học tập phù hợp; tổ chức các lớp học riêng cho lưu học sinh; tổ chức đổi thoại định kỳ giữa đơn vị đào tạo và lưu học sinh để kịp thời trao đổi, giải đáp thắc mắc nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và đào tạo.

“Tăng cường hợp tác giáo dục Việt - Lào thông qua việc hợp tác xây dựng các khoá học trực tuyến đại chúng mở” (MOOC), là đề xuất của Trường Đại học Mở Hà Nội. Theo đại diện trường này, các khoá học MOOC được triển khai công khai, chính thống thông qua các cổng thông tin của ngành giáo dục hai nước có thể tiếp cận được số lượng du học sinh ở diện rộng hơn và sớm hơn. Du học sinh trước khi đi du học cũng có thể nắm được một số hiểu biết nhất định về phong tục, ngôn ngữ, văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội của nước bạn. Khi quá trình chuẩn bị hành trang của mỗi du học sinh tốt hơn sẽ giúp cho việc hội nhập và học tập trong môi trường mới dễ dàng hơn.

Chính sách học bổng dành cho lưu học sinh Lào cũng là nội dung được nhiều trường đại học Việt Nam trao đổi tại Diễn đàn. Đại diện Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Với sứ mạng thúc đẩy quan hệ hợp tác đào tạo giữa Việt Nam - Lào và tình hữu nghị giữa hai nước, IUH đã triển khai nhiều hoạt động, chính sách hỗ trợ với hơn 100 suất học bổng dành cho lưu học sinh Lào hàng năm.

Còn Trường Đại học Phenikaa thì chia sẻ về các cơ hội của lưu học sinh Lào khi học tập tại trường như được cấp học bổng toàn phần; cơ hội thực tập, tham gia hỗ trợ các dự án nghiên cứu, nâng cao năng lực; cơ hội trao đổi tại các trường quốc tế trong mạng lưới đối tác mà Phenikaa là thành viên…

“Tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực cho Lào nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng vào việc củng cố, tăng cường và thúc đẩy quan hệ hợp tác đặc biệt Việt Nam - Lào trong tình hình mới"- khẳng định của đại diện Trường Đại học Cửu Long tại Diễn đàn nâng cao chất lượng đào tạo trong hợp tác giáo dục Việt Nam - Lào.

Tại Diễn đàn đã có 24 biên bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa các cơ quan quản lý giáo dục, các trường đại học, cao đẳng, trường dự bị đại học… hai nước Việt Nam - Lào.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xác định giới hạn sử dụng không gian ngầm

Xác định giới hạn sử dụng không gian ngầm

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó có vấn đề phân định rõ phạm vi không gian ngầm được phép sử dụng của người có quyền sử dụng đất, phạm vi không gian ngầm thuộc quyền quản lý, khai thác của Nhà nước.
Hàng nghìn nhà đầu tư đội mưa tới dự phiên tòa xét xử vụ Tân Hoàng Minh

Hàng nghìn nhà đầu tư đội mưa tới dự phiên tòa xét xử vụ Tân Hoàng Minh

(LĐTĐ) Ngày 19/3, tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm 15 vụ án xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (Công ty Tân Hoàng Minh).
Cảnh báo dông, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ tại nội thành Hà Nội

Cảnh báo dông, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ tại nội thành Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia phát ra thông tin cảnh báo về dông, tố, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ trên phạm vi nội thành Hà Nội.
"Người một nhà", tái khẳng định sức hút của dòng phim gia đình

"Người một nhà", tái khẳng định sức hút của dòng phim gia đình

(LĐTĐ) Sức hút của "Người một nhà" đến từ những tình tiết đời thường, những xung đột gia đình tưởng chừng ai cũng gặp, nhiều tình huống hài hước đến kịch tính, đan xen những cảnh quay hành động. Nhưng trên hết, phim truyền tải thông điệp ý nghĩa về tình yêu thương, tình cảm gia đình.
Bãi bỏ các loại chứng chỉ không cần thiết, thu gọn chứng chỉ trùng lặp về nội dung

Bãi bỏ các loại chứng chỉ không cần thiết, thu gọn chứng chỉ trùng lặp về nội dung

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu bãi bỏ các loại chứng chỉ không cần thiết, thu gọn các loại chứng chỉ trùng lặp về nội dung; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính.
Phúc Thọ: Đảm bảo các xã hoàn thành tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc theo đăng ký

Phúc Thọ: Đảm bảo các xã hoàn thành tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc theo đăng ký

(LĐTĐ) Dự kiến Đại hội Mặt trận Tổ quốc huyện Phúc Thọ khóa XX sẽ được tổ chức 2 ngày, trong khoảng thời gian từ ngày 28/4-10/5 với khoảng 175 đại biểu và 150 khách mời.
Đại biểu băn khoăn nguy cơ vỡ Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện

Đại biểu băn khoăn nguy cơ vỡ Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện

(LĐTĐ) Trong bối cảnh trình độ quản lý của các doanh nghiệp còn hạn chế, mức độ rủi ro thị trường tài chính tiền tệ còn lớn, liệu có nguy cơ vỡ Quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung tự nguyện, gây mất mát toàn bộ tiền của người đầu tư hay không?

Tin khác

Bảo đảm đáp ứng đầy đủ chỗ học, không để xảy ra hiện tượng quá tải

Bảo đảm đáp ứng đầy đủ chỗ học, không để xảy ra hiện tượng quá tải

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã rà soát điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ, chuẩn bị tốt các điều kiện cho năm học 2024 - 2025; bảo đảm đáp ứng đầy đủ chỗ học cho học sinh, không để xảy ra hiện tượng quá tải ở các trường học.
149 dự án tranh giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học

149 dự án tranh giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học

(LĐTĐ) Cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2023 - 2024 có sự tham gia của 74 đơn vị với tổng số 149 dự án dự thi.
Chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 của Trường Đại học Luật Hà Nội

Chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 của Trường Đại học Luật Hà Nội

(LĐTĐ) Năm 2024, Trường Đại học Luật Hà Nội dự kiến tuyển 2.500 chỉ tiêu theo 4 phương thức tuyển sinh.
Hàng nghìn học sinh tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024

Hàng nghìn học sinh tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024

(LĐTĐ) Sáng 17/3, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, báo Tuổi trẻ phối hợp với Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT)), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Sở GD&ĐT Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024.
Học sinh quận Ba Đình dẫn đầu Cuộc thi Tài năng Tin học trẻ quốc tế vòng Thành phố

Học sinh quận Ba Đình dẫn đầu Cuộc thi Tài năng Tin học trẻ quốc tế vòng Thành phố

(LĐTĐ) Với 3 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba và 12 giải Khuyến khích, học sinh quận Ba Đình (Hà Nội) đã dẫn đầu 30 quận, huyện, thị xã tại vòng thi cấp Thành phố Cuộc thi Tài năng Tin học trẻ quốc tế.
Đại học Quốc gia TP.HCM đầu tư khoảng 80 tỷ đồng cho 2 phòng thí nghiệm mới

Đại học Quốc gia TP.HCM đầu tư khoảng 80 tỷ đồng cho 2 phòng thí nghiệm mới

(LĐTĐ) Năm 2024, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG TP.HCM) tiếp tục đầu tư khoảng 80 tỷ đồng cho 2 phòng thí nghiệm mới về công nghệ vi mạch bán dẫn tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên và Trường Đại học Công nghệ thông tin.
Dự kiến từ ngày 10/7, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học

Dự kiến từ ngày 10/7, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học

(LĐTĐ) Theo kế hoạch dự kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 10/7 đến 17h ngày 25/7, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần.
Sắp diễn ra Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội

Sắp diễn ra Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 10 - 11/4 tại Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ (quận Hà Đông).
Nhiều thành tựu trong Y tế - Giáo dục

Nhiều thành tựu trong Y tế - Giáo dục

(LĐTĐ) Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội, sự nghiệp giáo dục, y tế của Thủ đô tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành tựu quan trọng. Thành phố luôn coi trọng phát triển 2 lĩnh vực mũi nhọn trên nhằm từng bước nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội năm học 2024 - 2025, lo lắng từ phụ huynh

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội năm học 2024 - 2025, lo lắng từ phụ huynh

(LĐTĐ) Trước mùa tuyển sinh vào lớp 10, nỗi lo lắng của phụ huynh không chỉ dừng lại ở việc chọn trường phù hợp cho con mà còn về khả năng có thể có môn thi thứ tư. Dự kiến hơn hai tháng nữa sẽ đến ngày thi chính thức, sự bất an và căng thẳng đang ngày càng tăng cao trong lòng các bậc cha mẹ có con thi vào lớp 10 năm nay.
Xem thêm
Phiên bản di động