Đầu xuân đi lễ Chùa Hà

(LĐTĐ) Cũng như bao ngôi chùa khác trên địa bàn Thủ đô, mỗi dịp Tết đến, Xuân về người dân lại nô nức đến chùa Hà (Cầu Giấy - Hà Nội), song có điểm khác biệt, với chùa Hà các bạn trẻ tìm đến thường đông hơn.
dau xuan di le chua ha Bạn trẻ tìm đến chùa Hà xin "thoát ế" trước ngày lễ tình nhân
dau xuan di le chua ha Ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng ở Hà Nội

Đi lễ chùa đầu năm vốn là một hoạt động không thể thiếu của mỗi người dân dịp Tết đến, xuân về. Phong tục này đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt Nam. Và với chùa Hà, mỗi lần Xuân về, không ít bạn trẻ lại đến đây với hy vọng cầu được tình yêu đích thực. Đây không phải là hoạt động mê tín, dị đoan mà đã trở thành nét văn hóa được giới trẻ đón nhận, như một khát khao cho một tình yêu đích thực.

dau xuan di le chua ha
Nhiều người trẻ tìm đến chùa Hà cầu duyên với niềm tin về hạnh phúc lứa đôi (Ảnh:K.T)

Có mặt tại chùa Hà cận ngày Lễ tình nhân (Valentine) bạn Nguyễn Anh Thư (18 tuổi, sinh viên năm nhất Đại học Giao thông vận tải Hà Nội) chia sẻ: “Em nghe nói đến chùa Hà cầu duyên rất thiêng, vì vậy em cùng vài người bạn đã đến đây cầu mong trong năm mới mình sẽ gặp may mắn trong chuyện tình cảm”.

Chùa Hà vốn có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với Đình Bối Hà lập thành cụm di tích Đình - Chùa Hà, thuộc thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Cũng như nhiều ngôi chùa cổ quanh vùng, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, hiện nay, chùa Hà vẫn còn mang nhiều tàn tích của nét đẹp cổ xưa.

Ngoài cùng là cổng Tam quan xây hai tầng có hệ thống cầu thang lên ở phía trái. Chùa chính kết cấu kiểu chữ Đinh có Tiền đường và Thượng điện, tam bảo năm gian rộng. Đức Ông chùa Hà rất linh thiêng nên dân quanh vùng có câu “Đức Ông chùa Hà, Đức Bà chùa Hương”. Phía sau chính điện của chùa là Điện Mẫu. Kiến trúc Điện Mẫu bao gồm phía trước là phương đình, phía sau là Thần điện. Gian chính giữa đặt Mẫu Thượng Thiên trang phục màu đỏ, bên trái là tượng Mẫu Thượng Ngàn trang phục màu xanh, bên phải là tượng Mẫu Thủy trang phục màu trắng, ngoài ra còn có tượng các ông hoàng, bà chúa, tượng cô cậu khác.

Chùa Hà cũng là một trong những ngôi chùa không có sư trụ trì mà được trông nom bởi người dân trong phường. Ông Vũ Văn Đại – Một người trong Ban quản lý chùa Hà cho biết: “Chùa Hà từ xưa đến nay được coi là một trong những điểm đến thiêng liêng mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Người ta cho rằng, đi lễ chùa Hà đầu năm không đơn giản chỉ là để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh mỗi người sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn”.

Cũng theo ông Đại, cả trong sách vở lẫn dân gian đều không lưu truyền một sự tích, câu chuyện nào gắn địa danh chùa Hà với tình duyên đôi lứa. Thế nhưng, chùa Hà vẫn thu hút mọi người tới đây cầu duyên như một thói quen chỉ bởi tiếng lành đồn xa, người ta đến lễ, thấy ứng nghiệm thì truyền tai nhau, người này mách nhỏ người kia, vậy là thành tục lệ.

Liên quan đến lịch sử hình thành ngôi Chùa này, có hai truyền thuyết. Theo truyền thuyết thứ nhất, Chùa có từ thời vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072). Khi ấy nhà Vua đã ngoài 40 tuổi mà chưa có con nên đi đến một ngôi chùa trên vùng Dịch Vọng ngày nay để cầu tự, sau đó sinh ra Thái tử Càn Đức, sau này lên ngôi lấy hiệu là Lý Nhân Tông. Ngôi chùa nhà vua đến về sau đổi tên thành chùa Thánh Chúa. Trên đường về nhà vua lại ghé thăm một ngôi chùa khác và ban tiền để sửa chùa. Ngôi chùa này chính là chùa Hà và do vậy mà chùa mang tên chữ là: Thánh Đức tự”.

Thuyết khác lại nói rằng, ngôi Chùa này dựng lên từ thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) để nhà Vua tỏ lòng biết ơn đối với các đại thần Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt vì đã phế bỏ Nghi Dân và giúp mình lên ngôi vua (năm 1460). Trải qua bao thời kỳ lịch sử, chùa Thánh Đức đã bị phá hủy nhiều lần. Đến đời vua Lê Hy Tông (1675 -1705) có hai người quê làng Thổ Hà tỉnh Bắc Giang sang ở chùa để bán các đồ gốm sứ ở chợ trong và ngoài thành Thăng Long.

Nhờ buôn bán phát đạt, hai gia đình này tình nguyện công đức số tiền lớn cùng nhân dân trong xóm xây dựng lại chùa với quy mô lớn bằng gạch ngói vào năm Chính Hòa (1680). Từ đó hai làng Thổ Hà và Dịch Vọng Trung kết nghĩa, đặt tên xóm có ngôi chùa là Bối Hà và chùa có tên nôm là chùa Hà.

dau xuan di le chua ha

Chùa Hà cũng như nhiều ngôi chùa khác ở miền Bắc đều có nhiều ban bệ, mỗi ban lại có một khác biệt trong vật phẩm dâng cúng, linh ứng với một lời khấn nguyện khác nhau: lễ Phật xin bình an, lễ Đức Ông cầu tài lộc, lễ Đức Thánh Hiền xin trí tuệ, học hành giỏi giang, lễ Địa Tạng xin âm phần êm ả, lễ Mẫu xin nhân duyên đẹp lòng. Lễ vật tùy tâm mà bày biện, nhưng mâm lễ xin duyên chẳng thể thiếu hoa hồng, túi muối. Hoa hồng tượng trưng cho tình yêu, túi muối thể hiện tình yêu đôi lứa khăng khít, mặn nồng.

Từng gắn bó với chùa Hà hàng chục năm liền, một bà vãi trong chùa chuyện trò rằng, bà đã gặp đủ các câu chuyện về tình duyên. Có người mấy năm liền trong tình trạng “phòng không” nên đến Chùa Hà cầu duyên, thời gian sau có liền, nhiều lần sau đó vẫn đến để tạ ơn. Lại có chị “chắc như đinh đóng cột” rằng mình đã cưới được mấy năm, thường xuyên đến chùa Hà cầu xin cho nên vợ chồng, con cái, sống bao nhiêu năm rất hạnh phúc.

Trong số những người đi chùa Hà, có những người tháng nào cũng đến chùa vài đôi lần. Chia sẻ câu chuyện của mình, chị Bích (35 tuổi, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm) cho biết, chị có thói quen đến chùa Hà đã hơn 10 năm nay. Từ lúc bắt đầu biết yêu, chị đã đến lễ chùa Hà để cầu xin tình yêu được bền chặt. Đến lúc lấy được nhau, chị đến cầu xin vợ chồng sống với nhau đầu bạc răng long. Thế nhưng tình duyên đứt đoạn, khi 2 vợ chồng chia tay, chị vẫn đến chùa để cầu xin đau khổ nhanh qua đi để tìm một hạnh phúc mới.

“Trong cuộc sống, việc gặp gỡ nhau, quý mến nhau, yêu thương nhau, hợp hay tan, căm ghét, giận dỗi nhau, chia tay hay quyến luyến... đều có nhân duyên của nó cả. Tôi cho rằng, đến chùa Hà cầu duyên, ấy là cầu cho an lành, cho những mối nhân duyên đẹp đẽ, những người tử tế, tâm đầu ý hợp mà chúng ta có thể gặp gỡ trong đời chứ không phải xin được “ban”. Bên cạnh đó, việc đi lễ chùa cũng củng cố thêm cho tôi niềm tin, hi vọng vào tình yêu, hạnh phúc”, chị Bích chia sẻ.

K.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11/2024, giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh hơn 3% sau khi OPEC+ đưa ra quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 71,68 USD/thùng (tăng 3,19%), trong khi giá dầu Brent ở mức 75,30 USD/thùng (tăng 3,04%).
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 5/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.253 VND/USD, tăng 11 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 103,89 điểm, giảm 0,39%.
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự giảm giá mạnh mẽ trong khi thị trường vàng quốc tế vẫn đang ổn định, chờ đợi các sự kiện kinh tế quan trọng sắp tới.
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Các chuyên gia đã giải đáp trực tiếp nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề như: Tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, an toàn vệ sinh lao động, những quy định mới của Luật Thủ đô năm 2024,... từ đó giúp đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội có thể hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến bản thân mình.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

(LĐTĐ) Với tình yêu dành cho Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Văn Luận (quận Đống Đa, Hà Nội) đã sử dụng bút bi để vẽ lại những khoảnh khắc đời thường một cách chân thực và sống động. Những bức tranh phong cảnh đặc trưng của Hà Nội như hàng hoa, phố cổ,… khiến người xem không khỏi ngạc nhiên vì chúng được vẽ hoàn toàn bằng bút bi, loại bút vốn rất hạn chế về màu.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội sáng sớm có mưa rào, sau không mưa, nhiệt độ từ 19 - 24 độ C, trời chuyển rét.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.

Tin khác

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

(LĐTĐ) Liên quan đến những cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực và yêu cầu thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khẳng định, tuyệt đối không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

(LĐTĐ) Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Ngày 4/11, huyện Thanh Oai tổ chức lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Đây là cụm đa ngành nghề, nhằm mục tiêu thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sạch; kéo giãn các hộ, doanh nghiệp, cơ sở đang sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề, khu dân cư, giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

(LĐTĐ) Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024 sẽ chính thức khởi tranh vào ngày 7/11, tại Nhà thi đấu Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội). Đáng chú ý, sẽ có 68 đơn vị với gần 400 tay vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư tranh tài ở 12 nội dung thi đấu. Cơ cấu giải thưởng của lần tranh tài này cũng được tăng cao hơn so với các mùa giải trước.
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

(LĐTĐ) Nhờ triển khai nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, đúng đắn, nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, bão lũ, nhưng bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì vẫn tiếp tục khởi sắc.
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa

Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 17/11/2024), ngày 4/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã đến nhà riêng để trao tặng đồng chí Đoàn Duy Thành (Đảng bộ quận Ba Đình) và đồng chí Trần Giang (Đảng bộ quận Đống Đa) Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, thực hiện một số nhiệm vụ để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với 5 dự án đầu tư đã kéo dài, chậm triển khai.
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

(LĐTĐ) Luật Thủ đô 2024 đã thực sự mang đến những cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho Hà Nội, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Quy định phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn là điều mới so với Luật Thủ đô năm 2012.
Xem thêm
Phiên bản di động