Đi khám vì nhức đầu, nhiều người phát hiện u não
Trao yêu thương tới bệnh nhân khó khăn tại Bệnh viện Nhi Trung ương Ứng dụng robot trí tuệ nhân tạo trong phẫu thuật u não Bệnh nhân u não nhưng trì hoãn đi khám vì tưởng bị “ma bắt” |
Không nên chủ quan khi nhức đầu
Trong vòng 1 tháng, xuất hiện nhức đầu, lơ mơ, ngủ li bì và yếu chân tay tăng dần, anh T.Q.C (21 tuổi, ngụ TP.HCM) được gia đình nhập viện.
Tại bệnh viện, anh C. được khám và chẩn đoán có u màng não kích thước lớn (10x9x7cm) ở bán cầu não phải, chèn ép nặng và gây thoát vị mô não sang vị trí khác, đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Các bác sĩ xác định khối u của bệnh nhân C. có mật độ mạch máu cao và nhiều nguồn nuôi dưỡng.
Bệnh nhân T.Q.C chỉ mới 21 tuổi nhưng đã có khối u não lớn. Ảnh: BVCC. |
Theo cá bác sĩ, trước mổ, người bệnh được can thiệp nội mạch (DSA) trong vòng 3 tiếng để tắc mạch trước mổ trong 3 tiếng. Một ngày sau, bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật. Ca phẫu thuật kéo dài 11 tiếng đã cắt bỏ hoàn toàn bộ u, giải ép não an toàn.
Tương tự, xuất hiện cảm giác nhức đầu, chóng mặt, nôn ói, người lừ đừ, ông P.H.S (53 tuổi, ngụ TP.HCM) được người nhà đưa nhập Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM). Kết quả chụp CT cho thấy ông S. có khối u kích thước lớn (5x4x4cm) ở tiểu não trái, mật độ mạch máu trong u cao. Ông S. được chẩn đoán theo dõi u nguyên bào mạch máu (Hemangioblastoma) tiểu não, chèn ép hẹp não và giãn não thất.
Bác sĩ điều trị đánh giá khối u bệnh nhân S. có kích thước lớn với nhiều mạch máu nuôi tương tự bệnh nhân C, cũng rất dễ có biến chứng chảy máu ồ ạt trong khi mổ.
Bệnh nhân S. được hội chẩn liên chuyên khoa giữa Ngoại Thần kinh và đơn vị X-quang can thiệp, để có phương án điều trị phù hợp.
Trong 2 giờ, các bác sĩ đơn vị can thiệp nội mạch (DSA) đã thực hiện thủ thuật làm tắc bớt mạch máu nuôi khối u. Một ngày sau, các bác sĩ Ngoại Thần kinh tiến hành phẫu thuật vi phẫu cắt bỏ khối u, giải ép tiểu não.
TS.BS Dương Thanh Tùng thăm bệnh nhân sau ca phẫu thuật. Ảnh: BVCC. |
Ca phẫu thuật kéo dài 8 tiếng, giúp cắt trọn khối u và bảo tồn được các cấu trúc thần kinh xung quanh, không gây tai biến cho bệnh nhân.
U não phát triển âm thầm, không triệu chứng
BS Dương Thanh Tùng, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, nhận định, đối với trường hợp bệnh nhân C, khối u có kích thước rất lớn, kết hợp với phù não gây chèn ép não nặng, đe dọa tụt não, khiến bệnh nhân dễ tử vong.
“Những cuộc phẫu thuật cũng khó khăn và nguy hiểm, vì bệnh nhân rất dễ gây chảy máu trong mổ, khó cầm máu, bên cạnh nguy cơ làm thương tổn các cấu trúc thần kinh xung quanh”, BS Tùng cho hay.
Còn đối với bệnh nhân S, BS Tùng đánh giá, đây là loại phẫu thuật khó, tỷ lệ tai biến và di chứng cao. Cuộc phẫu thuật cần được thực hiện dưới kính vi phẫu thuật, dự trù máu và sự phối hợp ăn ý giữa bác sĩ phẫu thuật thần kinh và gây mê hồi sức.
Theo BS Tùng Hemangioblastoma là loại u não dạng mạch máu, với mật độ mạch máu cao, đòi hỏi phẫu thuật viên phải thao tác phẫu thuật cẩn thận, triệt tiêu từng nhánh động mạch nuôi u và bảo tồn tĩnh mạch dẫn lưu, cắt u trọn khối.
BS.CKII Kiều Mạnh Hà,Chủ nhiệm khoa Thần Kinh, Bệnh viện Quân y 7A (TP.HCM) đánh giá, u não thường phát triển âm thầm, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không có triệu chứng đặc hiệu. Nhiều trường hợp đến khi u chèn ép vào các thành phần của hệ thần kinh, tạo thành nang dịch tăng thể tích, gây phù mô não quanh u, tăng áp lực nội sọ mới phát hiện bệnh.
“Khi nhức đầu kéo dài, cảm thấy cơ thể bất thường, cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa Thần kinh để xác định nguyên nhân và điều trị sớm. Tuyệt đối không được chủ quan, dẫn đến một số bệnh nguy hiểm như thần kinh sọ não”, BS Hà khuyến cáo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 28/10/2024 10:31
Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng
Y tế 28/10/2024 06:03
Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân
Y tế 27/10/2024 16:42