Ứng dụng robot trí tuệ nhân tạo trong phẫu thuật u não
Cơ hội đối với bệnh nhân nghèo Ứng dụng robot phẫu thuật bảo tồn chức năng hô hấp |
Điển hình như trường hợp nữ bệnh nhân P. K. M, sinh năm 1952 (ở Hà Nội) được chẩn đoán u dây thần kinh số V, độ 4, khối u lớn, trải dài, nằm ở vùng chức năng vị trí cực nguy hiểm, chèn ép vào cấu trúc thân não. Nhiều bệnh viện từ chối mổ. Với khối u này, nếu mổ bằng phương pháp truyền thống sẽ có nhiều nguy cơ đe dọa đến tính mạng, gây yếu liệt các dây thần kinh khác… Người bệnh sau đó được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (thành phố Hồ Chí Minh) mổ bằng robot Modus V Synaptive hiện khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường.
Bác sĩ Chu Tấn Sĩ (thứ 2 từ trái sang) cùng ê kíp đang thực hiện mổ u não bằng robot cho bệnh nhân (Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh). |
Được biết, trước khi mổ nữ bệnh nhân đã có 4 năm sống chung với khối u, từ kích thước nhỏ rồi lớn dần lên thành khối u khổng lồ chèn lên các chức năng thần kinh gây yếu liệt và khó đi lại. Cuộc sống của bệnh nhân gần như phụ thuộc vào người khác. Nhờ robot mổ não đã giúp bệnh nhân được hồi sinh sự sống.
Hay trường hợp bệnh nhân 50 tuổi (ở thành phố Hồ Chí Minh) bị u tuyến yên tăng sinh rất lớn, phát triển ra nhiều hướng khác nhau, len vào các khoảng trống ở nền sọ tạo thành hình ảnh kỳ lạ, có nhiều thùy. Đây là một ca khó, các bác sĩ lần đầu tiên phải áp dụng mổ u não bằng hai đường mổ cùng lúc bằng robot và đã thành công.
Theo Thầy thuốc ưu tú, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 Chu Tấn Sĩ, Trưởng Khoa ngoại thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, việc tiếp cận vào não, phẫu thuật điều trị các bệnh lý liên quan thần kinh - sọ não đòi hỏi bác sĩ dày dạn kinh nghiệm, tỉnh táo, bảo đảm chính xác, quyết đoán, với sự hỗ trợ đắc lực của các kỹ thuật, công nghệ chuyên dụng hiện đại để bảo đảm an toàn nhất cho người bệnh.
"Các phương pháp mổ não kinh điển vẫn có thể lấy được khối u hay khối máu tụ, nhưng khi tiếp cận vào não, bác sĩ chỉ thấy khối u mà không thấy được các bó sợi thần kinh, nguy cơ cao phạm phải chúng dẫn đến các di chứng hậu phẫu nặng nề cho người bệnh. Robot giúp khắc phục được các hạn chế này", bác sĩ Chu Tấn Sĩ cho biết.
Robot còn có khả năng nổi bật cho phép bác sĩ tiến hành mổ não trong lúc bệnh nhân tỉnh và giao tiếp được. Phương thức mổ tỉnh thường áp dụng cho các trường hợp phẫu thuật xuất huyết não hoặc mổ vùng não chịu trách nhiệm chức năng vận động. Khi đó, bác sĩ có thể giao tiếp, yêu cầu người bệnh thao tác khi cần để đảm bảo không làm tổn thương các dây thần kinh hay mô não lành tương ứng.
Đặc biệt, robot ứng dụng trí tuệ nhân tạo này phát huy hiệu quả tối ưu trong phẫu thuật các ca bệnh thần kinh - sọ não khó, nằm sâu trong não hoặc gần các cấu trúc quan trọng của não mà các phương pháp mổ thông thường khó hoặc không dám tiếp cận do nguy cơ biến chứng cao.
Cũng theo bác sĩ Chu Tấn Sĩ, các bệnh lý thần kinh - sọ não như u não, u màng não, u tuyến yên, đột quỵ xuất huyết não, phù não… là những bệnh thuộc nhóm nguy hiểm nhất bởi những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Việc phẫu thuật điều trị các bệnh lý này đặt ra cho nền y học thế giới nhiều thách thức lớn về hiệu quả và yêu cầu hạn chế tối đa di chứng hậu phẫu, bởi bộ não và hệ thần kinh trung ương chi phối gần như mọi chức năng của cơ thể từ đi lại, ngôn ngữ, thị lực đến tư duy, suy nghĩ, trí nhớ…
Di chứng có thể gặp của phẫu thuật thần kinh là làm tổn thương các bó sợi thần kinh hay mô não lành, khiến người bệnh bị yếu, liệt, thậm chí tàn phế sau phẫu thuật. Đây là vấn đề cân nhắc lớn của mỗi phẫu thuật viên khi quyết định thực hiện 1 ca mổ, đôi khi họ không vượt qua được những lo lắng về di chứng mà chấp nhận “bó tay”.
Bởi vậy, sự ra đời của robot mổ não thế hệ mới Modus V Synaptive là cuộc cách mạng trong ngành phẫu thuật não. Robot giúp cắt u tối đa, tránh biến chứng tối đa, bảo toàn cao nhất các chức năng cho người bệnh nhờ không “cắt nhầm” bó sợi thần kinh và các vùng não quan trọng. Từ đó, tránh tối đa nguy cơ yếu liệt tay chân, khó nói, giảm thị lực, tái xuất huyết não, giảm khả năng suy nghĩ, tư duy, trí nhớ…
Sau phẫu thuật, người bệnh hồi phục nhanh, được ra viện sớm nhờ bảo toàn tối đa các chức năng và xâm lấn tối thiểu (mở hộp sọ với diện tích nhỏ chỉ bằng 1/5 so với mổ kinh điển). Đặc biệt, chi phí điều trị tiết kiệm hơn hàng chục lần so với mổ u não ở nước ngoài cùng công nghệ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05