Nhà văn Trung Trung Đỉnh:

Đi bộ đội, hành trang của tôi chẳng có gì ngoài sách

Thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành từ sau năm 1975, với ông trong đời chỉ có hai giấc mơ; thứ nhất là mơ về thời thơ ấu; thứ hai là những giấc mơ về chiến tranh, về các trận đánh du kích mà ông từng tham gia. Chả thế mà những tập truyện ngắn, tiểu thuyết đã xuất bản của nhà văn Trung Trung Đỉnh (Giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn) đều cháy bỏng những ký ức về những câu chuyện một thời máu lửa hào hùng.
tin nhap 20160428102829 “Xuân biên cương - Nâng bước em tới trường”
tin nhap 20160428102829 Người cựu chiến binh làm kinh tế giỏi

-Thưa nhà văn, nói đến Trung Trung Đỉnh, bạn đọc thường nghĩ ngay đến những trang viết đầy ắp hơi thở Tây Nguyên từ thời chống Mỹ đến tận bây giờ. Hẳn ông sẽ có nhiều hoài niệm gắn bó ở thưở đôi mươi ấy?

- Tôi nhớ chứ. Lúc đó tôi mới 18 tuổi, học gần hết phổ thông. Thấy lũ bạn trai trong lớp đa phần đi bộ đội sớm, nên tôi cũng quyết tâm bỏ học, nhập ngũ. Khi đó tôi gầy gò, chỉ nặng 39 kg, lần nào khám sức khỏe cũng bị loại. Lần đấy, tôi nghĩ ra cách bỏ mấy nắm đá dăm vào túi quần hòng “ăn gian” 2 – 3 kg. Thế là, tôi đủ tiêu chuẩn và lên đường hành quân từ Hải Phòng – nơi tôi sinh ra đến núi Yên Tử.

tin nhap 20160428102829
Nhà văn Trung Trung Đỉnh.

Phải mất 3 – 4 tháng tôi mới tới được đơn vị. Sự trải nhiệm đầu đời khiến cho đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ da diết. Yên Tử của những năm 1968 rừng thiêng, nước độc, không có điện, phải sống trong hang động, thiếu thốn đủ thứ. Ngày ấy, đơn vị phát động làm báo tường. Nhờ có khiếu văn chương, nên tôi nhận làm cho đồng đội, đổi lại, họ phải bó củi, giặt đồ cho tôi.

Tôi yêu chữ nghĩa từ nhỏ và có nhiều bài thơ được in trên Báo Thiếu niên Tiền phong. Bởi thế, khi đi bộ đội, hành trang của tôi chả có gì ngoài sách. Mặc dù sách thời đấy rất hiếm, nhưng vì yêu văn học nên tôi vẫn tìm được sách để đọc. Tôi nhớ như in ánh đèn dầu leo lắt trong hang mà ở đó tôi vùi đầu vào những trang sách mỗi khi rảnh. Rồi tôi bắt đầu viết “lăng nhăng” lên những mẩu giấy lượm lặt được.

- Được biết truyện ngắn đầu tay của ông được ra đời dựa trên thực tế từ cuộc tác chiến về một trận đánh?

- Đúng vậy. Truyện ngắn đầu tay của tôi có tên rất Tây Nguyên – “Những khấc coong chung”, viết vào năm 1972. Lúc đó, tôi là lính của Tỉnh đội Gia Lai, đóng quân ở trong rừng An Khê, đánh nhau với Sư đoàn Không vận  số 1 của Mỹ - ngụy. Một lần, bộ đội ta đánh đồn An Khê, địch bỏ chạy, tôi nhặt được cái hộp, tưởng là bom, nhưng khi mở ra mới biết đó là cái máy chữ kèm hai cuộn giấy. Đấy là lần đầu tiên tôi nhìn thấy máy chữ. Tôi mang luôn về hang, kỳ cạch tập đánh máy. Vừa đánh, vừa nghĩ cốt một câu chuyện. Tôi mất gần một tháng để dựng lên một trận đánh trong trí tưởng tượng. Nhưng câu chuyện tưởng tượng ấy được dựa trên thực tế một cuộc họp của Trung đoàn về công tác tác chiến cho một trận đánh mới.

Viết xong, tôi gửi một đồng chí lên quân khu dự họp mang bản thảo ra tòa soạn Văn nghệ Quân giải phóng dự trại viết. Tưởng vu vơ, thế mà truyện ngắn của tôi được trại trưởng mang ra đọc cho toàn trại nghe. Mọi người ai cũng khen hay. Sau đó, truyện được in,  phát trong quân khu. Khi in xong họ nhầm tên tôi, Phạm Trung Đỉnh thành Trung Trung Đỉnh. Bút danh của tôi, vì thế,  cũng có từ đấy.

- Ngày đó, phương tiện truyền thông còn nghèo nàn, ông đón tin về truyện của mình bằng cách nào?

- Đêm hôm đó, nằm võng trong rừng nghe chương trình kể chuyện đêm khuya qua radio. Tôi nghe rõ ràng đài phát thanh giới thiệu tên tác giả Trung Trung Đỉnh và đọc truyện của tôi. Cái cảm giác sung sướng ấy thật khó diễn tả được thành lời. Nó như một giấc mơ không tưởng của chàng lính trẻ như tôi lúc bấy giờ. Ngay sau đó, Tuyên giáo Tỉnh đội cho cán bộ về điều tra xem câu chuyện tôi viết có thật hay không. Nếu chuyện thật thì sẽ đề nghị cấp trên khen thưởng cho đơn vị, còn nếu là chuyện phịa thì tôi phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi sợ quá. Được in truyện ngắn đầu tay chưa kịp mừng đã lo. Nhưng may thay, mọi sự rồi cũng qua.

- Khi đó, cảm xúc của ông như thế nào?

- Thời chiến chỉ có vài tác phẩm văn học của các nhà văn có tiếng. Lâu lâu mới có một tờ báo văn nghệ để đọc. Thế nên, sách đóng vai trò rất quan trọng đối với những người lính chiến trường. Có quyển sách nào là chúng tôi xé nát chia nhau đọc từ chữ a đến chữ z. Có những chiến sĩ sau khi hy sinh, tìm trong ba lô chỉ có vài ba quyển sách hay tập thơ. Thời đó, viết truyện, viết báo làm gì có tiền, được in đã là sung sướng lắm rồi.

- Thời kỳ gian khổ đó, cảm xúc sáng tác sẽ rất khác so với thời bình. Có phải vì thế mà các tác phẩm ngày xưa có giá trị hơn, thưa ông?

-Tôi không nghĩ là như vậy. Ngày xưa hay bây giờ, cũng vậy thôi. Trăm tác giả viết hàng trăm cuốn sách thì mới chọn ra được một vài quyển hay, có giá trị văn học. Theo tôi, các tác giả trẻ bây giờ giỏi hơn thế hệ chúng tôi. Thời của tôi chủ yếu viết bằng cảm xúc, bằng bản năng, còn bây giờ họ được học nhiều hơn, có nhiều kỹ năng hơn.

Tuy nhiên, hiện nay cũng có một lớp tác giả còn tồn tại một căn bệnh chung của tuổi trẻ. Đó là nôn nóng. Họ muốn “đi tắt” mà quên rằng văn học đích thực phải học hành rất gian khổ. Văn học cổ điển là nền tảng cho một người viết chân chính, nhưng nhiều người trẻ vì quá nóng vội đã bỏ qua và bắt tay ngay vào sáng tác, nên viết ra nhưng tác phẩm sống sượng, không hay là như vậy. Nhưng thời nào cũng thế, ngay cả Vũ Trọng Phụng hay Nam Cao, phát sáng nhất, thành công nhất của họ đều xuất phát từ tuổi trẻ.

- Xin cảm ơn nhà văn Trung Trung Đỉnh!

Nguyễn Hoài
(thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấn tượng những màn đồng diễn “tạo hình” con số 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ấn tượng những màn đồng diễn “tạo hình” con số 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô các cấp hội phụ nữ ở Thủ đô Hà Nội đã thực hiện màn đồng diễn dân vũ, "tạo hình" cờ đỏ sao vàng và con số 70 lịch sử. Với sự sáng tạo và luyện tập miệt mài, phụ nữ Thủ đô đã tạo nên những hình ảnh đẹp mắt, ấn tượng để kỷ niệm ngày trọng đại này.
Thanh Trì thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến

Thanh Trì thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thanh Trì đã đến thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, trên địa bàn huyện Thanh Trì.
Son Heung-min “nổ súng” vẫn không cứu vãn nổi Tottenham

Son Heung-min “nổ súng” vẫn không cứu vãn nổi Tottenham

(LĐTĐ) Có thể không hài lòng với những mục tiêu do chính mình đặt ra, Liverpool và Tottenham vẫn cống hiến cho người hâm mộ “cơn mưa” bàn thắng khi đôi bên chạm trán tại Anfield.
Giả danh nhân viên công ty sổ số kiến thiết nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền

Giả danh nhân viên công ty sổ số kiến thiết nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền

(LĐTĐ) Các đối tượng quảng cáo, nhắn tin, giả danh là nhân viên Công ty xổ số kiến thiết Thủ đô, yêu cầu khách hàng nếu muốn được cung cấp số lô, số đề, phải chuyển tiền vào tài khoản kiểm soát viên do chúng cung cấp. Chỉ tính từ tháng 2/2024 đến nay, các đối tượng này đã lừa đảo hơn 30 người tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, với số tiền chiếm đoạt hơn 150 triệu đồng.
Cán bộ, công chức quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt văn hóa công sở

Cán bộ, công chức quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt văn hóa công sở

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua yêu nước, nhất là phong trào "Cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), người lao động thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng" được quận Bắc Từ Liêm triển khai sâu rộng, đạt kết quả cao.
Sơn Tây: Bế mạc và trao giải Vật Dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng

Sơn Tây: Bế mạc và trao giải Vật Dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng

(LĐTĐ) Tham gia tranh tài tại giải Vật Dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III, năm 2024 có sự góp mặt của gần 200 đô vật đến từ 19 đoàn thuộc các tỉnh, thành, ngành có phong trào vật dân tộc mạnh trong cả nước như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên - Huế, Phúc Thọ, Hà Nội… Tại giải lần này, giải Nhất toàn đoàn và cúp vô địch đã thuộc về đoàn Hà Nội.
Cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Công đoàn

Cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Công đoàn

(LĐTĐ) Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) được xây dựng nhằm giải quyết các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn hơn 10 năm thi hành Luật Công đoàn; tiếp cận và xử lý kịp thời các vấn đề mới phát sinh mà Luật chưa điều chỉnh...

Tin khác

Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng": Tiếp bước cha anh với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt

Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng": Tiếp bước cha anh với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt

(LĐTĐ) Tối 5/5, Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng" do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, đã được truyền hình trực tiếp từ 5 điểm cầu Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và Thành phố Hồ Chí Minh trên VTV1 nhằm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
“Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”

“Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 ngôn ngữ.
Nghĩa trang liệt sĩ A1 Điện Biên Phủ lung linh ánh nến

Nghĩa trang liệt sĩ A1 Điện Biên Phủ lung linh ánh nến

(LĐTĐ) Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia A1 lung linh trong sắc nến, khi thế hệ trẻ Điện Biên đến dâng hương, dâng hoa tri ân các anh hùng, liệt sĩ.
Hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ đã diễn ra buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với nhiều hình ảnh ấn tượng, sẵn sàng cho ngày chính thức 7/5.
Người dân và du khách nô nức đổ về Điện Biên mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân và du khách nô nức đổ về Điện Biên mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chỉ còn 2 ngày nữa, Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ chính thức diễn ra. Các di tích tại Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ đang đón lượng lớn du khách và người dân tới tham quan. Dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trở thành ngày hội lớn của nhân dân Điện Biên nói riêng, cả nước nói chung.
Tái hiện câu chuyện lịch sử "Sống mãi với Điện Biên" qua ngôn ngữ xiếc

Tái hiện câu chuyện lịch sử "Sống mãi với Điện Biên" qua ngôn ngữ xiếc

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Liên đoàn Xiếc Việt Nam thực hiện chương trình nghệ thuật “Sống mãi với Điện Biên” ra mắt khán giả Thủ đô vào các ngày 4, 5, 11 và 12/5/2024 tại Rạp Xiếc Trung ương (số 67 - 69 Trần Nhân Tông, Hà Nội).
Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt nhất, kéo dài nhất, có tính chất quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bản hùng ca về Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại

Bản hùng ca về Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, vừa qua, gia đình cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh "Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ".
Sôi nổi Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Sôi nổi Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 4/5, tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã diễn ra "Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024" nhằm mục đích, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, uy tín, chất lượng đào tạo và cơ hội việc làm trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch của các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Độc đáo không gian nghệ thuật công cộng mới trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật

Độc đáo không gian nghệ thuật công cộng mới trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật

(LĐTĐ) Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân và Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vừa chính thức được ra mắt công chúng và những người yêu nghệ thuật. Từ đó, hình thành nên tour đi bộ đầu tiên ở Hà Nội tham quan các không gian nghệ thuật công cộng.
Xem thêm
Phiên bản di động