Đề xuất nghệ thuật Lân Sư Rồng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trình diễn nghệ thuật múa rồng đỉnh cao tại huyện Thanh Oai Phát huy truyền thống văn hóa múa rồng Mùa Trung thu giãn cách lại nhớ những món đồ chơi dân gian |
Theo hồ sơ khoa học do Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM trình: Giá trị văn hóa của nghệ thuật Lân Sư Rồng được cộng đồng người Hoa di cư và sau đó định cư, an cư lạc nghiệp tại Sài Gòn xưa kia đem các phong tục tập quán, lễ hội văn hóa Trung Quốc song hành theo cuộc sống hàng ngày của họ. Bên cạnh các hoạt động kinh tế, cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn cùng nhau sinh hoạt, tổ chức các lễ hội, lưu truyền và phát triển các hoạt động văn hóa, làm đậm nét thêm bản sắc dân tộc Hoa của họ trên đất Sài Gòn.
Nghệ thuật Lân Sư Rồng là đặc trưng văn hóa lâu đời của cộng đồng người Hoa tại TP.HCM. |
Các động tác, tư thế, điệu múa Lân Sư Rồng đẹp mắt, mạo hiểm, cùng nhịp trống, thanh la rộn rã thể hiện sự oai phong; nghệ nhân múa Lân Sư Rồng trang phục nổi bật thu hút ánh nhìn của mọi người, từ trẻ đến già, từ người lao động đến trí thức, từ người nghèo đến người khá giả, giàu có đều muốn tụ lại chiêm ngưỡng, hò reo vui vẻ. Múa Lân Sư Rồng vì thế không chỉ đáp ứng mong muốn cầu may mắn, thịnh vượng mà còn thỏa mãn nhu cầu giải trí, sinh hoạt văn hóa, nhu cầu được vui vẻ, thoải mái, hòa đồng của cả cộng đồng.
Về giá trị văn hóa vật chất, nghệ thuật Lân Sư Rồng không chỉ được biểu diễn trong các lễ hội, các hội thi, các chương trình biểu diễn nghệ thuật mà còn phục vụ cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu; góp phần tạo nguồn thu ổn định cho các đoàn Lân Sư Rồng để ổn định, duy trì và phát triển đoàn. Ngoài ra nghệ thuật Lân Sư Rồng còn giúp các ngành nghề thủ công như may mặc, sản xuất công cụ, đạo cụ, nhạc cụ... phát triển, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Các bài biểu diễn Lần Sư Rồng vừa mạnh mẽ, uyển chuyển, vừa mạo hiểm, đẹp mắt, thể hiện lòng dũng cảm, sự nhanh nhẹn, khéo léo cũng như tinh thần thượng võ của nghệ nhân biểu diễn. Ngoài ra yếu tố nghệ thuật còn thể hiện rõ ở nghệ thuật trong chế tác Lân, Sư, Rồng; màu sắc, tạo hình, chi tiết, hoa văn của mỗi nhân vật; các điệu trống múa, khả năng hòa âm của các nhạc cụ.
Về giá trị giáo dục, bảo lưu, trao truyền văn hóa truyền thống, nghệ thuật Lân Sư Rồng ban đầu được biểu diễn giao lưu, sinh hoạt cộng đồng, vừa để giao đấu, thị uy thanh thể cho các lò võ; sau đó các đoàn Lân Sư Rồng chuyên nghiệp được lập ra, không những biểu diễn kiếm thêm thu nhập cho các môn sinh mà qua đó còn bảo lưu, trao truyền các giá trị của bộ môn nghệ thuật này cho cộng đồng người Hoa trên đất Việt.
Trong khi đó, về giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật Lân Sư Rồng là kho tư liệu mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, gắn liền với quá trình di cư, định cư, phát triển kinh tế và phản ánh hiện thực đời sống xã hội của cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn. Nghiên cứu sự lưu truyền, biến đổi và phát triển của nghệ thuật Lân Sư Rồng có thể thấy sự hòa hợp, hòa nhập nhưng vẫn mang đậm bản sắc của dân tộc Hoa khi cùng tồn tại bên cạnh các dân tộc khác ở TP.HCM.
Ngoài ra, nghệ thuật Lân Sư Rồng còn giúp cân bằng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tâm linh, giải quyết nhu cầu giải trí và hoạt động cộng đồng mà con người trong xã hội hiện đại không thể thiếu như tạo không khí vui mừng, náo nhiệt của những ngày lễ Tết; đồng thời là môn thể thao, được chính thức thi đấu trong và ngoài nước.
Ở một góc độ khác, nghệ thuật Lân Sư Rồng còn mang nhiều yếu tố nhân văn khi nhiều đoàn Lân Sư Rồng đã tập hợp được các trẻ em lang thang, cơ nhỡ hoặc có hoàn cảnh khó khăn, tạo dựng công ăn việc làm, cũng như chí hướng phát triển tương lai.
Giá trị văn hóa du lịch nghệ thuật Lân Sư Rồng ngày càng có nhiều người biết đến, nhiều người muốn trực tiếp thưởng lãm hay sử dụng các dịch vụ liên quan sẽ thu hút, lôi kéo người dân khu lân cận và dần dần là người dân các khu vực xa hơn, thậm chí là nước ngoài tới đây để được hòa mình vào chính bầu không khí lễ hội, vui tươi của nghệ thuật Lân Sư Rồng. Vì thế, việc duy trì và phát triển nghệ thuật múa Lân Sư Rồng sẽ góp phần phát triển du lịch và thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài khu vực cho phát triển du lịch tại đây.
Lân - Sư - Rồng là các linh vật tượng trưng cho mong ước được bảo hộ, che chở trong cuộc sống của người xưa. Xuất phát từ các truyền thuyết của người Hoa, nghệ thuật Lân Sư Rồng được biểu diễn trong các lễ hội như Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, Tết Nguyên tiêu,... và trong các lễ khai trương, động thổ với mong muốn cầu mong may mắn, thịnh vượng, công việc hanh thông. Hiện nay tại TP.HCM có trên 60 đoàn lân sư rồng với quy mô khác nhau, tập trung chủ yếu ở quận 5, quận 11, quận 8, Bình Tân. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc
Văn hóa 18/11/2024 09:28