Phát huy truyền thống văn hóa múa rồng

(LĐTĐ) Hàng chục năm nay, múa rồng đã trở thành một trong những nét đẹp văn hóa của người dân xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Đặc biệt từ khi đội múa rồng xã Yên Mỹ được thành lập vào năm 2010 đã góp phần làm cho nét đẹp văn hóa này ngày càng phát triển.
Bừng sáng tinh hoa văn hóa múa rồng của Thủ đô Đặc sắc múa rồng tại phố đi bộ khu vực Hồ Hoàn Kiếm Múa rồng  đất Thăng Long Đặc sắc Liên hoan các điệu múa dân gian ở huyện Thanh Trì

Gắn bó với múa rồng đã hơn 10 năm nay, anh Nguyễn Ngọc Long, đội trưởng đội múa rồng xã Yên Mỹ đã cùng 25 thành viên của đội múa nỗ lực duy trì nét văn hóa đẹp này ở xã Yên Mỹ. Anh Long cho biết, đội múa rồng xã Yên Mỹ quy tụ nhiều bạn trẻ yêu môn nghệ thuật truyền thống này.

Phát huy truyền thống văn hóa múa rồng
Đội múa rồng xã Yên Mỹ quy tụ nhiều bạn trẻ yêu môn nghệ thuật truyền thống.

Một trong những cái nôi phát triển loại hình múa rồng là đất Thăng Long xưa. Những màn múa đẹp mắt, hòa quyện nét đẹp tâm linh và võ thuật cổ truyền thường được biểu diễn trong các dịp hội hè, lễ, Tết đã trở thành một dấu ấn văn hóa đậm nét của thủ đô Hà Nội.

Rồng - linh vật tượng trưng cho sự cao quý và uy quyền của bậc vua chúa, gắn liền với các truyền thuyết của văn hóa Việt Nam, đã được cha ông ta tìm tòi phát triển thành nghệ thuật múa rồng mang đậm dấu ấn văn hóa Việt.

Ở Hà Nội, múa rồng phổ biến ở nhiều vùng, trong đó, huyện Thanh Trì là nơi có nhiều làng, xã còn lưu giữ và phát huy nghệ thuật múa rồng. Như làng Triều Khúc, Ngọc Hồi, Vĩnh Thịnh, Đại Áng, Vĩnh Quỳnh,… Nhiều địa phương vào dịp hội hè, lễ Tết còn tổ chức thi múa rồng với các điệu rồng chầu, rồng lượn, rồng bay, rồng uốn khúc… tạo cho không khí cho lễ hội truyền thống thêm vui tươi, gửi gắm ước mong cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà, nhân khang vật thịnh của cư dân nông nghiệp đất Việt.

Phát huy truyền thống văn hóa múa rồng
Đội múa tham gia biểu diễn ở nhiều lễ hội.

Nếu múa lân - sư chỉ cần có 2 người thì múa rồng cần từ 10-20 người. Có con rồng dài vài chục mét và cũng có những con không quá 5m. Múa rồng đòi hỏi người múa luyện tập rất công phu mới có thể phối hợp nhịp nhàng khi rồng uốn lượn, rồng phóng tới, rồng đảo lại phô diễn thần oai.

Để điệu múa đẹp, hấp dẫn, người múa thể hiện nhiều động tác uyển chuyển, linh hoạt biểu lộ nhiều cung bậc cảm xúc, hòa quyện trong tiếng trống giục giã, sôi động. Khi diễn nhiều đội múa sử dụng các kỹ xảo hấp dẫn như xếp hình cao, phun lửa, phun mưa, nhào lộn...

Ngày nay, việc các câu lạc bộ múa rồng được thành lập và phát triển vừa làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, vừa góp phần bảo tồn những điệu múa cổ, nét đẹp văn hóa dân gian của dân tộc.

“Đội múa rồng xã Yên Mỹ mong muốn được giao lưu, học hỏi và tiếp tục tôn vinh biểu tượng rồng thiêng liêng của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến; cùng nhau hội tụ, đoàn kết, xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Vì đội thu hút nhiều các bạn trẻ, nên mọi người phấn khởi khi được tham gia các liên hoan của huyện và của Thành phố; tích cực luyện tập trong nhiều ngày để có được những màn biểu diễn thuyết phục”, anh Long chia sẻ.

Phát huy truyền thống văn hóa múa rồng
Đi tới đâu, đội múa cũng nhận được sự chào đón nhiệt liệt

Ông Đàm Mạnh Luy - Trưởng thôn 3 xã Yên Mỹ cho biết, múa rồng được coi là một nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm chất nghệ thuật dân gian của người dân xã Yên Mỹ. Mỗi khi có liên hoa nghệ thuật, cả xã nô nức kéo nhau đi cổ vũ đội múa. Còn mỗi khi Tết đến Xuân về hay vào ngày hội làng, hội xã, cảnh rồng uốn lượn, nhào lộn, làm xiếc khiến cho bà con trong xã quên đi những nhọc nhằn, vất vả, hướng đến những ngày tháng thanh bình, no đủ sắp tới.

“Đội múa rồng là linh hồn của lễ hội đối với người dân xã Yên Mỹ, nơi những thanh niên trẻ tuổi biết yêu và gìn giữ nét truyền thống của cha ông. Nhiều năm nay, đội múa rồng xã Yên Mỹ đều tham gia các lễ hội của xã cũng như của huyện Thanh Trì. Đi tới đâu, đội múa cũng nhận được sự chào đón nhiệt liệt của nhân dân, đó chính là động lực giúp các thành viên ngày càng say mê, gắn bó và quyết tâm thể hiện xuất sắc vai diễn của mình”, ông Đàm Mạnh Luy nói.

Phát huy truyền thống văn hóa múa rồng
Tham gia Liên hoan múa rồng Hà Nội

Được truyền dạy, hướng dẫn từ đường đi nước bước đến ý nghĩa của môn nghệ thuật múa rồng, các thành viên trong đội đã say mê học hỏi, luyện tập, góp ý, hỗ trợ lẫn nhau ngày càng trở nên lão luyện, chuyên nghiệp. Môn nghệ thuật múa rồng đòi hỏi người diễn luôn phải nhanh nhạy trong các động tác, đồng thời mỗi vai diễn trong đội, nhóm đều có một vai trò không thể thiếu để một bài múa thành công.

Ngoài việc biểu diễn phục vụ các lễ hội của xã, đội múa rồng xã Yên Mỹ còn được mời đi biểu diễn tại nhiều sự kiện văn hóa - thể thao và một số lễ hội ở các vùng lân cận trong huyện. Hàng năm huyện Thanh Trì thường xuyên tổ chức liên hoan múa dân gian và đội múa rồng xã Yên Mỹ luôn tích cực tham gia và đạt nhiều giải cao. Đội có nhiều năm liền đạt giải xuất sắc liên hoan múa dân gian huyện Thanh Trì và tham gia thi cấp Thành phố.

Phát huy truyền thống văn hóa múa rồng
Và nhiều năm giành nhải Nhất, Nhì tại Liên hoan múa rồng Hà Nội

Nhiều năm, đội múa rồng xã Yên Mỹ đại diện cho huyện Thanh Trì tham gia liên hoan múa rồng cấp Thành phố đã mang về 2 giải nhất và 1 giải nhì cho huyện nhà.

Nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của quê hương; năm 2009, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì ban hành Đề án khôi phục các điệu múa cổ, múa dân gian, trong đó có múa rồng. Hàng năm, huyện đều tổ chức Liên hoan múa dân gian để các đội được giao lưu học hỏi và nâng cao kỹ năng, nghệ thuật múa.

Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì Nguyễn Văn Hưng cho biết, các điệu múa cổ, múa dân gian, là nét văn hóa phong phú, độc đáo được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác của người dân Thanh Trì, góp phần giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển văn hóa, thể thao, du lịch và giá trị di sản văn hóa của dân tộc. Liên hoan múa dân gian hằng năm của huyện cũng sân chơi bổ ích phát huy tài năng nghệ thuật và là dịp để các đội múa được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ, kỹ thuật, nghệ thuật, chất lượng phong trào văn hóa, văn nghệ ở cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn...

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động