Để thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc không còn "đất sống"
Cần thanh, kiểm tra sản phẩm chợ online để bảo đảm an toàn thực phẩm Dấu hiệu cảnh báo thực phẩm bị "tắm" ngập hóa chất độc hại |
Kỳ 1: Nỗi lo thực phẩm bẩn
"Tai sao các mặt hàng nông phẩm xuất khẩu đi nước ngoài thì yếu tố chất lượng, an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu và quản lý rất chặt. Trong khi các sản phẩm tiêu thụ trong nước, đặc biệt là các sản phẩm được bán ở chợ đầu mối, chợ dân sinh thì chưa quan tâm đúng mức. Tại sao thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc vẫn cứ được tuồn ra thị trường?"- Nếu các cơ quan chức năng trả lời được câu hỏi này đồng nghĩa với việc thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc sẽ không còn tồn tại!
Hết nỗi lo thực phẩm không rõ nguồn gốc...
Chị Nguyễn Thị Mùi (ở Kim Liên, Đống Đa) là giáo viên, chồng là thợ mài răng giả, cả hai vợ chồng rơi vào cảnh thất nghiệp do dịch Covid-19. Cứ sáng hàng ngày chị Mùi lại phải lo làm sao đảm bảo cho cả gia đình với hai cháu đang tuổi lớn 3 bữa sao cho đủ chất dinh dưỡng, đồng thời phải tiết kiệm cho vừa túi tiền. Tuy nhiên, điều mà chị lo ngại hơn cả là nguồn gốc thực phẩm cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm...
“Tại chợ Kim Liên hay một số chợ dân sinh khác ở phường Trung Tự, Nam Đồng, Phương Mai... các loại thực phẩm tươi sống hầu hết đều không rõ nguồn gốc. Các loại rau, củ quả cũng như thịt, cá… bày bán đều không đảm quy định về bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của chợ ngày càng xuống cấp, đường xá bẩn thỉu, ô nhiễm môi trường. Tất cả khiến chợ trở nên nhếch nhác, vừa ô nhiễm, vừa mất mỹ quan”, chị Mùi chia sẻ.
Chợ dân sinh luôn mang đến sự thuận lợi cho người mua, song rất mong các cơ quan chức năng cần đưa ra "quy chuẩn" về an toàn thực phẩm, để người tiêu dùng được yên tâm! |
Không chỉ tại các chợ dân sinh, tại một số siêu thị, ngoài các loại thực phẩm đóng gói, đóng hộp ghi rõ nguồn gốc thì thời gian qua đã xuất hiện tình trạng một số nơi các loại thực phẩm chế biến sẵn cũng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Thậm chí không ít người tiêu dùng mua phải những thức ăn quá “đát”, ôi, thiu do để lâu ngày…
Bà Đinh Thị Lan (ở Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm) cho biết: “Các loại thức ăn chế biến sẵn trong siêu thị hiện nay cũng rất đa dạng bởi chợ tạm, chợ cóc hiện đang bị dẹp đảm bảo phòng, chống Covid-19. Thức ăn siêu thị thường có giá cao hơn, trông bắt mắt, đảm bảo vệ sinh nhưng nguồn gốc thì cũng không biết từ đâu ra. Khi mà nguồn thực phẩm sạch không có thì chúng tôi vẫn phải “nhắm mắt” mua về nhà những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc”...
Mới đây, thông tin về vụ cá kho có giòi được phát hiện tại cửa hàng thực phẩm sạch ở Ngụy Như Kon Tum (quận Thanh Xuân) đã khiến nhiều người tiêu dùng không khỏi lo lắng. Hay việc một doanh nghiệp lấy rau không rõ nguồn gốc tại chợ đầu mối nông sản Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm) cung cấp cho một loạt hệ thống siêu thị lớn, cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn Thủ đô dưới mác “rau sạch” đã khiến dư luận hoang mang.
Trong thời hiện đại, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, điều quan trọng tất cả các hàng hóa bán trên thị trường (kể cả hệ thống siêu thị lẫn chợ) phải được các cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng! (Ảnh minh họa: Hàng hóa trong siêu thị luôn được người tiêu dùng tin tưởng) |
Một trong những nỗi lo khác của người tiêu dùng là vấn đề thực phẩm sạch quá hạn sử dụng. Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã từng kiểm tra đột xuất về vệ sinh an toàn thực phẩm tại một số cửa hàng thuộc chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và phát hiện hàng chục kg thịt quá hạn sử dụng nhưng vẫn được để trong tủ đông lạnh.
... Đến nỗi lo thực phẩm bẩn!
Liên tục các vụ việc kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc của các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội cho thấy, những vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn diễn biết rất phức tạp.
Gần đây nhất, ngày 7/7, đột xuất kiểm tra địa điểm kinh doanh tại làng Kim 1, xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, ma tuý, Công an huyện Thạch Thất phối hợp Đội quản lý thị trường số 19, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã phát hiện khoảng 2.800 kg các loại thịt, sườn bò, trâu, lợn đông lạnh, chân gà, đùi gà đông lạnh chưa xuất trình được giấy tờ, hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.
Tại thời điểm kiểm tra, tổng số thịt các loại tại kho đông lạnh là hơn 3 tấn. Trong đó, chỉ có 370 kg có hoá đơn. Còn lại 2.880 kg không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Số hàng gồm 14 loại, nhưng chủ hàng chỉ xuất trình được hoá đơn của 5 loại hàng hoá. Ngoài ra còn hơn 100 kg các loại thịt đã hỏng, được cất trữ trong tủ đông lạnh để bán lẻ. Toàn bộ số hàng hoá này đều có nhãn mác nhập từ nước ngoài, qua 2 công ty nhập khẩu rồi mới đến tay chủ cơ sở.
Lực lượng chức năng thu giữ 10 tấn nội tạng động vật không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm |
Trước đó, ngày 4/7, Đội Quản lý thị trường số 5 phối hợp với Phòng 6 - Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường và Đội 3, phòng 8, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) phát hiện nghi vấn, tiến hành dừng, khám xe vận tải di chuyển phương tiện về kho tại địa chỉ ngõ 124 Vĩnh Tuy, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, để thực hiện thủ tục khám.
Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện khoảng 10 tấn nội tạng động vật bao gồm tràng trứng, nầm lợn, kê gà, cánh gà, lườn ngỗng hun khói, râu bạch tuộc... đựng trong các thùng xốp và bao tải dứa màu xanh. Phần lớn các loại hàng hóa đều có nhãn mác, bao bì nước ngoài.
Trong số đó, mặt hàng nầm lợn đã có dấu hiệu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đã bốc mùi ôi thiu và hôi thối. Lái xe không xuất trình được đầy đủ hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ các loại hàng hoá thực phẩm được vận chuyển trên xe. Phần lớn hàng hóa được các đối tượng thu gom từ nhiều nguồn khác nhau trên biên giới các tỉnh phía bắc sau đó thuê phương tiện để vận chuyển về nội địa…
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, trong 1 tháng cao điểm (từ 15/4 - 15/5/2021), lực lượng chức năng thành phố Hà Nội đã tổ chức cao điểm đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm trên địa bàn. Kết quả, thông qua các đợt kiểm tra, phối hợp với lực lượng chức năng như: Quản lý thị trường, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát hiện, kiểm tra 166 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm, xử phạt trên 470 triệu đồng.
Trong đó, chỉ tính riêng Phòng Cảnh sát môi trường, Công an thành phố Hà Nội, trong đợt cao điểm hành động vì an toàn thực phẩm đã thu giữ 880 kg thực phẩm đông lạnh các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ, 100 hộp thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ, 2.055 sản phẩm thực phẩm đóng gói các loại không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng.
Thiết nghĩ, lực lượng chức năng cần tăng cường công tác thông tin, truyền thông chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm về an toàn thực phẩm nhằm đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm. Đặc biệt các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm như: sản xuất, kinh doanh rượu thủ công, nhà hàng…
H.Duy
(Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
Điều tra - bạn đọc 15/08/2024 09:45
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ
Điều tra - bạn đọc 08/08/2024 13:55
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp
Điều tra - bạn đọc 09/07/2024 08:48
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?
Điều tra - bạn đọc 17/06/2024 18:44
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng
Điều tra - bạn đọc 12/06/2024 16:05