Đề thi tổ hợp Khoa học xã hội có sự phân hóa
Thí sinh, giáo viên nhận xét gì về đề thi tổ hợp Khoa học tự nhiên? Đề thi Toán kiến thức cơ bản, không làm khó thí sinh Thí sinh thích thú với chủ đề “sống cống hiến” trong đề thi Ngữ văn |
Ra khỏi điểm thi Trường Trung học phổ thông Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) sớm nhất, thí sinh Nguyễn Phú Tiến (học sinh Trường Trung học phổ thông Lương Văn Can, quận Cầu Giấy) cho biết em thi tổ hợp các môn Khoa học xã hội.
Nhận định về đề thi, Tiến chia sẻ đề thi vừa sức, cân bằng với các thí sinh. Học sinh có học lực trung bình có thể làm được 5-6 điểm, những bạn học chuyên sâu để lấy điểm 8-9 cũng không phải quá khó. Các câu hỏi trong đề nằm hoàn toàn trong kiến thức được học trên trường và học online.
Thí sinh rời khỏi điểm thi Trường Trung học phổ thông Cầu Giấy (quận Cầu Giấy). |
Cũng chung nhận định, thí sinh Lê Thu Trang (học sinh Trường Trung học phổ thông Chuyên Ngoại ngữ) chia sẻ: “Các môn thi thuộc tổ hợp bài thi Khoa học xã hội không có sự phân hóa quá lớn, không có sự đánh đố, lắt léo, nghĩa là các bạn có thể dễ đạt được điểm khá. Đề thi cũng đảm bảo không quá dài so với thời gian thi là 50phút/môn. Năm nay thi trong bối cảnh đặc biệt, công tác tổ chức thi tại các điểm trường chu đáo cũng tạo được tâm lý tốt cho thí sinh”.
Tại điểm thi Trường Trung học phổ thông Việt Đức (quận Hoàn Kiếm), thí sinh Hoàng Hà My (học sinh Trường Trung học phổ thông Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng) cho biết, đề thi Lịch sử hơi khó, có tính phân loại khá cao, nhiều câu mang tính suy luận. Đề thi hai môn Địa lý và Giáo dục công dân có phần dễ hơn và không có câu hỏi đánh đố thí sinh.
Thí sinh Trần Cẩm Ly (học sinh Trường Trung học phổ thông Hồng Hà, quận Hai Bà Trưng) thì khá hài lòng với bài thi. Thí sinh này dự đoán Lịch sử và Địa lý nắm chắc điểm 6 trở lên, còn Giáo dục công dân thì em làm tốt hơn vì đề dễ dù hơi dài.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021. |
Đánh giá về đề thi tổ hợp Khoa học xã hội, theo các thầy cô giáo thuộc tổ Xã hội (Hệ thống Giáo dục Hocmai) cho biết, mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp Khoa học xã hội (Địa lý, Lịch sử và Giáo dục công dân) vẫn bao gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút và tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố. 75% số câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu với nội dung rõ ràng, không lắt léo; 25% số câu hỏi còn lại ở mức độ vận dụng và vận dụng cao dùng để phân hóa thí sinh.
Với môn Lịch sử, cô giáo Hà Thị Minh Trang (giáo viên Lịch sử, Trường Trung học phổ thông Ban Mai, quận Hà Đông) cho rằng, đề thi bám sát nội dung chương trình lịch sử 11 và trọng tâm là lịch sử lớp 12. Các câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu học sinh phải nắm chắc kiến thức, không chỉ thuộc mà cần phải hiểu, phân tích, tư duy để lựa chọn đáp án. Phần Lịch sử thế giới ở mức độ nhận biết và thông hiểu, không có câu hỏi đánh đố học sinh, học sinh dễ lấy trọn điểm. Phần Lịch sử Việt Nam trải đều từ mức độ nhận biết đến vận dụng cao, câu hỏi yêu cầu phân hóa thí sinh cao, nhiều câu đi vào chi tiết, nhiều mốc thời gian khiến học sinh dễ bị bối rối, khó lựa chọn đáp án chính xác.
Chiều nay (8/7), thí sinh dự thi môn Ngoại ngữ |
Đối với môn Địa lý, theo cô giáo Bùi Thị Hậu (giáo viên Địa lý, Trường Trung học phổ thông Ban Mai, quận Hà Đông), đề thi gồm có 40 câu với hình thức trắc nghiệm tương tự như các năm trước. Điểm khác biệt lớn nhất về hình thức là những câu hỏi sử dụng Atlat được tách nhỏ, phân tán trong đề thi. Điều này yêu cầu học sinh cần phải có kỹ năng làm bài để không bị mất nhiều thời gian lật mở Atlat nhiều lần.
Đề có sự phân hóa cao với ở các mức độ nhận thức từ nhận biết đến vận dụng. Số câu nhận biết và thông hiểu chiếm 75%, cấp độ vận dụng chiếm 25%. Số lượng câu hỏi ở cấp độ nhận biết chiếm phần lớn những không quá dễ. Các câu hỏi thông hiểu cũng đòi hỏi học sinh phải tư duy và hiểu sâu. Các câu hỏi ở mức vận dụng đòi hỏi học sinh không chỉ có kiến thức, biết suy luận mà còn phải vận dụng hiểu biết thực tế mới có thể làm được. Học sinh học tập nghiêm túc mới đạt được mức 5-6 điểm.
Đối với môn Giáo dục công dân, cô giáo Ngô Thị Thảo (giáo viên Giáo dục công dân, Trường Trung học phổ thông Ban Mai, quận Hà Đông) phân tích, đề thi bám sát đề thi minh họa, nội dung câu hỏi chủ yếu thuộc khối kiến thức pháp luật lớp 12 (85%). Những chuyên đề xuất hiện chủ yếu như: Thực hiện pháp luật, quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, công dân với các quyền tự do, công dân với các quyền dân chủ, pháp luật với sự phát triển công dân… Một số câu hỏi tình huống gắn với thực tế như: Ủng hộ quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19, đời sống chính trị như nguyên tắc bầu cử… Với đề thi này, học sinh dễ đạt từ 7 điểm trở lên.
Theo báo cáo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong buổi thi sáng 8/7, toàn Thành phố vắng 534 thí sinh. Trong đó, số thí sinh không dự thi do ảnh hưởng của dịch Covid-19 là 167 (5 thí sinh F0, 26 thí sinh F1, 107 thí sinh F2 và 29 thí sinh trong diện bị phong tỏa). Có 3 thí sinh vi phạm quy chế thi. Sau buổi thi các môn tổ hợp, toàn bộ điểm thi trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục vệ sinh, khử khuẩn, bổ sung vật tư y tế để chuẩn bị đón thí sinh dự thi môn Ngoại ngữ vào chiều 8/7. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36