Thí sinh thích thú với chủ đề “sống cống hiến” trong đề thi Ngữ văn
Ghi nhận tại một số điểm thi Trường Trung học cơ sở Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), Trường Trung học Việt Đức (quận Hoàn Kiếm), Trường Trung học cơ sở Giảng Võ (quận Ba Đình)… các thí sinh ra về nhanh chóng, có sự hướng dẫn, nhắc nhở của lực lượng thanh niên tình nguyện và cảnh sát giao thông, công an địa phương làm nhiệm vụ tại cổng điểm thi.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021. |
Thí sinh Nguyễn Anh Thư (dự thi tại điểm thi Trường Trung học cơ sở Nghĩa Tân) cho biết, đề Ngữ văn khá dễ. Mặc dù hơi bất ngờ với tác phẩm thơ “Sóng” có trong đề thi, nhưng Anh Thư lại thích thú với phần Nghị luận xã hội yêu cầu thí sinh phân tích về “sự cần thiết phải biết sống cống hiến”. Anh Thư cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp nên những minh họa cho bài viết dễ dàng khai thác được từ những hành động có ý nghĩa của lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch.
Về phần Đọc hiểu, thí sinh Phạm Hồng Quang Minh (dự thi tại điểm thi Trường Trung học phổ thông Việt Đức) cho rằng có phần khác lạ so với các dạng đề em đã từng ôn tập trước đó. Quang Minh cho biết, em và khá nhiều thí sinh khác có phần “lệch tủ” khi đề thi có tác phẩm thơ “Sóng”. Tuy nhiên, đây là một tác phẩm quen thuộc và đã được ôn tập nên các thí sinh không quá khó để hoàn thành câu hỏi.
Các thí sinh ra về nhanh chóng. |
Theo nhận xét của một số giáo viên môn Ngữ văn, đề thi hay, bao quát, bám sát chương trình sách giáo khoa, có đầy đủ các mức độ nhận thức, có tính phân loại thí sinh cao. Vì vậy, thí sinh cần phải nắm chắc kiến thức và thuần thục các kỹ năng làm các dạng bài mới có thể đạt được điểm khá, giỏi.
Cô giáo Lê Hải Châu (giáo viên Ngữ Văn, Trường Trung học phổ thông Ban Mai, quận Hà Đông) cho biết, cấu trúc đề thi Ngữ văn của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021 về cơ bản không thay đổi so với mọi năm, vẫn gồm có hai phần Đọc hiểu và Làm văn.
Phần Đọc hiểu (3 điểm) gồm 4 câu hỏi nhỏ. Bốn câu hỏi đọc hiểu đã lần lượt đặt ra yêu cầu theo các mức độ của nhận biết (câu 1, 2), nhận biết kết hợp thông hiểu (câu 3), vận dụng và vận dụng cao (câu 4). Đó là các mức độ phù hợp với quá trình nhận thức của học sinh, bám sát cấu trúc đề thi tham khảo và cũng là các kĩ năng mà học sinh đã được ôn luyện trong suốt năm học lớp 12. Riêng câu 4 là ở mức độ vận dụng cao yêu cầu học sinh phải vận dụng những hiểu biết về cuộc sống xã hội cùng những trải nghiệm cá nhân để thể hiện quan điểm độc lập của mình về lẽ sống. Với 3 câu hỏi nhận biết, học sinh hoàn toàn có thể đạt được điểm tối đa. Và như vậy, phần Đọc hiểu sẽ không làm khó và không làm mất thời gian của thí sinh.
Thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong buổi thi sáng 7/7, toàn Thành phố vắng 509 thí sinh. Trong đó, số thí sinh không dự thi do ảnh hưởng của dịch Covid-19 là 167 (5 thí sinh F0, 26 thí sinh F1, 107 thí sinh F2 và 29 thí sinh trong diện bị phong tỏa). Có 1 thí sinh vi phạm quy chế, bị đình chỉ thi do mang điện thoại vào phòng thi. Theo quy định của Ban Chỉ đạo thi thành phố Hà Nội, ngay sau buổi thi sáng 7/7, các điểm thi sẽ tổ chức phun khử khuẩn phòng chống dịch để chuẩn bị cho buổi thi tiếp theo. Theo lịch, chiều 7/7, các thí sinh sẽ làm bài thi Toán với thời gian làm bài là 90 phút. |
Phần Làm văn (7 điểm) giữ nguyên cấu trúc gồm 2 phần là viết đoạn văn Nghị luận xã hội (2 điểm) và bài Nghị luận văn học (5 điểm). Với phần Nghị luận xã hội vẫn yêu cầu học sinh nghị luận về 1 khía cạnh của vấn đề rút ra từ phần Đọc hiểu đó là sự cần thiết phải biết sống cống hiến - “sự cần thiết” được hiểu là ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc sống cần phải biết cống hiến. Có thể thấy, câu viết đoạn văn Nghị luận xã hội đảm bảo đúng form, cấu trúc, dung lượng mà học sinh ôn luyện, phù hợp với thời lượng và quỹ điểm; khía cạnh của vấn đề nghị luận cũng hướng tới một trong những điều quan trọng của cuộc sống mỗi cá nhân. Đề có yếu tố thời sự, học sinh có thể liên hệ với tình hình Covid-19, sự cống hiến và hi sinh thầm lặng của các y bác sĩ, lực lượng chức năng... đang ngày đêm chiến đấu mang lại cuộc sống yên bình cho đất nước
Với phần Nghị luận văn học chiếm quỹ điểm cao nhất cũng là dạng bài bám sát đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vấn đề xác định phạm vi kiến thức và kĩ năng trong câu Nghị luận văn học khá rành mạch khi yêu cầu cảm nhận về đoạn thơ gồm 3 khổ. 3 khổ thơ nói về suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn, quy luật của tình yêu và nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái khi yêu. Học sinh cần làm trọn vẹn nội dung và nghệ thuật.
Yêu cầu thứ 2 của đề là yêu cầu nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh. Với vế 2 của đề bài học sinh cần chỉ ra vẻ đẹp nữ tính như sau: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng, là tiếng nói tâm hồn của người phụ nữ khi yêu với những nét đẹp đằm thắm, dịu dàng, đôn hậu, vị tha, sâu lắng…; là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường bằng tiếng thơ với những cảm xúc, suy tư, thao thức, khát khao… rất đời, rất gần gũi. Và vẻ đẹp nữ tính đó có lẽ bắt nguồn từ mong muốn hiểu và được hiểu mà khi yêu của người con gái. Phần Nghị luận văn học trong đề thi có tính phân hóa, nếu học sinh khá giỏi muốn được điểm cao thì không chỉ làm trọn vẹn nội dung và nghệ thuật ở vế cảm nhận mà cần sâu hơn ở vế 2 - nhận xét vẻ nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12
Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành
Giáo dục 15/12/2024 16:48