Để người lao động chạm tới “giấc mơ” sở hữu nhà giá rẻ

(LĐTĐ) Việc giá đất tăng cao đã ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản kinh doanh các sản phẩm nhà ở cho người lao động có mức thu nhập thấp. Việc chi phí đầu vào, đền bù, giải phóng mặt bằng tăng tác động đến giá thành căn hộ. Hệ lụy của cơn sốt "đất lạnh" ảnh hưởng trực tiếp tới “giấc mơ” sở hữu nhà giá hợp túi tiền của người lao động, công chức.
“Bắt mạch” thị trường bất động sản cận Tết Nguyên đán 2022 Các điều kiện mới về kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/3/2022 7 loại hình nhà ở tại Việt Nam hiện nay

Tại tọa đàm “Đừng để giá nhà đất xa tầm tay người lao động” diễn ra đầu năm 2022, ông Vương Duy Dũng - Trưởng phòng Quản lý thị trường bất động sản, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), cho hay, năm 2021, dù ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, song giá bất động sản biến động tăng.

Tuy vậy, giá thay đổi tùy từng phân khúc, từng loại bất động sản và không phải tất cả các loại đều tăng cũng như các phân khúc tăng giống nhau. Những biến động trên sẽ ảnh hưởng đến giá nhà đất và khả năng đáp ứng nhà ở cho người thu nhập thấp.

Để người lao động chạm tới “giấc mơ” sở hữu nhà giá rẻ
Hệ lụy của cơn sốt "đất lạnh" ảnh hưởng trực tiếp tới “giấc mơ” sở hữu nhà giá hợp túi tiền của người lao động, công chức. (Ảnh minh họa: BT)

Theo ông Vương Duy Dũng, câu chuyện giải quyết nhà ở thu nhập thấp luôn được Chính phủ quan tâm, được nghiên cứu ban hành từ rất lâu, bắt đầu tư khi có Luật Nhà ở từ 2005, sau đó 2009 Thủ tướng cũng ban hành các Quyết định 65, 66, 67 để hỗ trợ phát triển nhà ở cho sinh viên, công nhân, người thu nhập thấp ở đô thị.

Đến 2013, Chính phủ ban hành Nghị định 188, năm 2014 Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 100… Các chính sách này đã phát huy những kết quả đáng kể, nhất là sau 2011, khi Chính phủ có chiến lược phát nhà ở quốc gia.

Từ 2011 đến 2020 đã phát triển hàng chục triệu m² nhà ở xã hội, đáp ứng nhà ở cho một bộ phận người thu nhập thấp ở đô thị. Tuy nhiên, ông Dũng cũng khẳng định, việc phát triển nhà ở xã hội vẫn còn các điểm hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Theo ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, nguyên nhân đầu tiên khiến giá bất động sản tăng thời gian qua là do cung cầu. Trong những năm gần đây, nhất là trong 2020 và 2021, những dự án được duyệt, được mở bán giảm đi rất nhiều khiến cho lượng căn hộ ra thị trường ít. Trong khi đó, bình thường người dân đã có nhu cầu, tâm lý sở hữu một căn nhà có điều kiện tốt và dịch bệnh lại khiến cho nhu cầu này càng tăng lên.

Về phía doanh nghiệp bất động sản, ông Hà Ngọc Phi Hải - Tổng Giám đốc Khải Hùng Group, cho hay, giá bất động sản, nhân công, vật liệu xây dựng tăng… sẽ tác động đến doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp khó xây dựng được nhà ở xã hội giá rẻ với mức giá khoảng vài trăm triệu đồng.

Theo ông Hải, trước dịch Covid-19, giá bất động sản đã lên cao, thời điểm dịch lại tăng thêm, điều này dẫn đến các doanh nghiệp khó xây dựng được những căn hộ giá rẻ cho người dân. Các doanh nghiệp rất cần Nhà nước, Ngân hàng Chính sách hỗ trợ để được sử dụng những quỹ đất công, tận dụng xây những căn nhà có mức giá rẻ, phù hợp với người dân có thu nhập thấp.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh Lê Hữu Nghĩa:

Tại thời điểm này, nếu đầu tư căn hộ giá rẻ sẽ có giá 25-30 triệu đồng/m², nếu vượt mức trên thì người lao động không có khả năng với tới. Một căn hộ 50m² có giá khoảng 1,5 tỉ đồng, mức giá này với nhiều người lao động cũng quá xa vời, ít nhất phải để dành 500 triệu đồng, vay 1 tỉ đồng, nếu lãi suất cao thì người vay không kham nổi dù vay 25-30 năm.

Theo ông Lê Hữu Nghĩa - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh, cơ cấu giá thành để ra được một căn hộ cho thấy khó để có căn hộ giá thấp. Giai đoạn đầu tiên là chuẩn bị đầu tư, kế đến là giai đoạn đầu tư.

Trong đó, giai đoạn chuẩn bị đầu tư thì việc mua đất sẽ có chi phí lớn nhất, kế đó là quy hoạch thiết kế, đóng tiền sử dụng đất. Chi phí lớn thứ hai là chi phí tài chính, kế tiếp là lợi nhuận nhà đầu tư mong muốn, từ đó doanh nghiệp tính ra giá căn hộ. Sau thị trường sơ cấp kể trên, đến thị trườngthứ cấp, tức mua đi bán lại.

Ngoài ra, ông Nghĩa cho hay sắt chiếm tỉ trọng giá thành lớn trong cơ cấu một tòa nhà nhưng thời gian qua giá sắt tăng gấp đôi, gạch, nhân công tăng và lại thiếu… nhiều yếu tố trên cũng khiến cho giá căn hộ tăng. Nếu những chi phí trên không tăng đột biến, trong khi giá nhà tăng đột biến, cần phải xét lại nguyên nhân từ đâu, có thể là nguồn cung khan hiếm dẫn đến nhà đầu tư tăng lợi nhuận lên.

Ông Lê Hữu Nghĩa cho rằng về mặt chính sách, thực tế hiện nay đã có Nghị định 100, Nghị định 49 để làm nhà ở xã hội, trên lý thuyết khá ổn, còn thực tế triển khai lại có nhiều vướng mắc, có ưu đãi nhưng rất khó hưởng, gần như không có. Cụ thể, trong 5 năm qua làm nhà ở xã hội mà doanh nghiệp phải vay với lãi suất nhà ở thương mại, dẫn đến không thể có giá nhà rẻ bởi doanh nghiệp không có tiền để tái cấp bù lãi suất ngân hàng.

Bên cạnh đó, có ưu đãi là làm nhà ở xã hội được tăng hệ số sử dụng đất lên 1,5 lần so với quy hoạch, hoặc tăng mật độ xây dựng lên 50%, nhưng trong Nghị định 49 không nói về tầng cao và dân số. Do đó, ông Nghĩa đề nghị phải làm rõ một số nội dung trong Nghị định, kèm theo các điều kiện trên. Bên cạnh đó, ông Nghĩa cũng đề cập cần có những ưu đãi để doanh nghiệp hào hứng làm nhà ở xã hội, trong đó tính toán về giá đất theo giá thị trường.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Nâng cao hiệu quả công tác chính trị và công tác cán bộ

Nâng cao hiệu quả công tác chính trị và công tác cán bộ

(LĐTĐ) Mới đây, Đoàn công tác của các đơn vị Phòng Công tác Đảng và công tác Chính trị và Phòng Tổ chức cán bộ - Công an thành phố Hà Nội đã giao lưu, học tập kinh nghiệm với các đơn vị Phòng Công tác Đảng và công tác Chính trị và Phòng Tổ chức cán bộ - Công an tỉnh Hà Giang
Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ có quy mô 100 gian hàng thiết kế theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội và khu trưng bày sản phẩm có thiết kế mới quảng bá, giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, lụa, sản phẩm OCOP…
Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Giải Bóng đá công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024 đã bế mạc tại Sân vận động Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội). Ngay sau khi đội nhà thắng trận tranh hạng Ba, Chủ tịch LĐLĐ quận Cầu Giấy Nguyễn Thị Thu Hà đã ký quyết định khen thưởng 17 cầu thủ tham gia Giải.
Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.

Tin khác

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đó là thông tin được đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I/2024 trên địa bàn diễn ra ngày 23/4.
Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo đúng đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định về Quy chế phối hợp giữa Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế Thành phố, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện trong công tác cung cấp thông tin của đối tượng mua, thuê, thuê mua NƠXH và chế độ hậu kiểm.
Thảo luận về Luật Đất đai và Dự thảo Nghị định quy định về giá đất

Thảo luận về Luật Đất đai và Dự thảo Nghị định quy định về giá đất

(LĐTĐ) Ngày 23/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo “Góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai và Dự thảo Nghị định quy định về giá đất”. Đáng chú ý, nhiều ý kiến đã đề nghị làm rõ các quy định về việc cưỡng chế thu hồi đất và quy định về giá đất…
Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục khôi phục lại gói tín dụng 110.000 tỷ đồng, lãi suất 4,8-5%, thời hạn vay tối đa 25 năm mà Bộ Xây dựng đã đề xuất trước đó để thực hiện chính sách nhà ở xã hội (NƠXH) của Luật Nhà ở 2023 đối với chủ đầu tư dự án và người mua, thuê mua NƠXH nhằm thực hiện Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH trong giai đoạn 2021-2030.
Bộ Xây dựng đề nghị kiểm tra các dự án chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng đề nghị kiểm tra các dự án chung cư tăng giá bất thường

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.
“Thổi giá” chung cư, phải xử lý!

“Thổi giá” chung cư, phải xử lý!

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng đề nghị UBND thành phố Hà Nội kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản, đặc biệt các chung cư có dấu hiệu tăng giá bất thường.
Nên mua vàng hay mua đất?

Nên mua vàng hay mua đất?

(LĐTĐ) Vàng và bất động sản đều là những lựa chọn đầu tư truyền thống, và trong bối cảnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang chạm đáy, thì giá vàng và nhà chung cư tăng nóng từng ngày.
Bất động sản đang bị "ngáo giá" hay khủng hoảng phân khúc?

Bất động sản đang bị "ngáo giá" hay khủng hoảng phân khúc?

(LĐTĐ) Thời gian gần đây khi câu chuyện bất động sản “phi mã” vẫn đang nóng từng ngày, thì câu chuyện chung cư “một mình một đường tăng giá” lại đáng chú ý hơn. Theo các chuyên gia kinh tế, chuyện “thổi giá” là một phần khiến chung cư “phi mã”, nhưng phần lớn do khủng hoảng phân khúc khi nhu cầu của người dân ngày càng tăng, nhưng dự án chung cư giá “bình dân” lại vắng bóng.
Đấu giá quyền sử dụng đất: Nếu làm tốt hiệu quả sẽ rất cao

Đấu giá quyền sử dụng đất: Nếu làm tốt hiệu quả sẽ rất cao

(LĐTĐ) Với tính pháp lý rõ ràng, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, mức giá phù hợp, đất đấu giá tại nhiều địa phương của Hà Nội đang ngày càng được nhiều người dân quan tâm tìm hiểu. Trong điều kiện lý tưởng, việc hoàn thành các phiên đấu giá đất không những tạo nguồn thu cho ngân sách mà còn giúp dẫn dắt thị trường; ngược lại, nếu làm không tốt, dễ dẫn đến tình trạng đầu cơ, tạo bong bóng bất động sản.
Người mua “choáng” vì giá nhà

Người mua “choáng” vì giá nhà

(LĐTĐ) “Đua” cùng giá vàng, sau Tết, bất động sản bất ngờ tăng “phi mã” khiến những ai đang có nhu cầu mua đều “choáng”. Nếu như năm ngoái, nhiều người còn chần chừ chưa quyết định mua chung cư, nhà đất gần nội thành, thì đến nay, chung cư vùng ven cũng chỉ là “giấc mơ” xa vời.
Xem thêm
Phiên bản di động