Đề nghị không quy định kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy
Theo đó, Dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 8 chương, 55 điều, quy định về phòng, chống ma túy; quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; cai nghiện ma túy; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma túy; quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy.
Dự thảo luật có nhiều điểm mới như: Bổ sung quy định xác định rõ các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy, nguyên tắc phối hợp của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy; quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình, cộng đồng trong phòng, chống ma túy; bổ sung quy định để quản lý chặt chẽ người sử dụng trái phép chất ma túy và người nghiện ma túy; quy định rõ các trường hợp phải xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện ma túy; bổ sung các quy định nhằm nâng cao tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp cai nghiện ma túy...
Đại biểu Quốc hội Võ Đình Tín - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông |
Cho ý kiến về Khoản 1 Điều 12 dự thảo luật quy định về các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy, đại biểu Võ Đình Trí cho rằng, trong Luật Phòng, chống ma túy năm 2020 có quy định việc kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và Nghị định Chính phủ giao cho Bộ Y tế kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, việc kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần đã có những thay đổi sau khi Luật Dược được ban hành năm 2006 và sửa đổi toàn diện năm 2015. Cụ thể, quy định tại các khoản 26 Điều 2 Luật Dược năm 2016 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 các thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát, đặc biệt bao gồm thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp chứa chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc phóng xạ và nguyên liệu làm thuốc, dược chất hướng thần, gây nghiện, tiền chất, lạm dụng thuốc để sản xuất các loại thuốc trên.
Trong khi đó, theo quy định tại Điều 15 của dự thảo luật thì chỉ có hoạt động tồn trữ, bảo quản, kê đơn, cấp phép sử dụng, tiêu hủy, kinh doanh đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc tại các cơ sở kinh doanh, cơ sở khám, chữa bệnh và cơ sở có hoạt động dược không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược vẫn được dẫn chiếu thực hiện theo quy định của pháp luật về dược là chưa đầy đủ.
Theo đại biểu Võ Đình Tín, quy định của Luật Dược thì Bộ Y tế đã có cơ quan đầu mối giúp Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về dược nói chung, trong đó có việc kiểm soát đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc. Với quy định như dự thảo luật thì hoạt động kiểm soát gây nghiện thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, dược chất sử dụng làm thuốc là một trong những hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy nên theo quy định tại khoản 4 Điều 44, khoản 2 Điều 45 thì Bộ Công an được giao là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ quản lý hoạt động này.
Như vậy, cùng một hoạt động kiểm soát hợp pháp đối với thuốc gây nghiện, thuốc, hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc nhưng có 2 bộ quy định. Vậy là, có sự chồng lấn về nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, chưa đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương là thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính.
Đại biểu Võ Đình Tín đề nghị, không quy định kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc trong dự thảo Luật Phòng chống ma túy để thực hiện thống nhất theo quy định của Luật Dược. Trường hợp có quy định trong dự thảo luật thì chỉ quy định mang tính chất nguyên tắc dẫn chiếu sang Luật Dược để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Về nội dung quản lý đối với người sử dụng trái phép chất ma túy. Đại biểu đoàn Đắk Nông cũng đề nghị, cần giới hạn số lần xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể đối với người sử dụng trái phép chất ma túy trong thời hạn quản lý, có thể giới hạn như quy định trong dự thảo luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 vừa qua là 3 lần trong thời hạn quản lý, hoặc có thể quy định số lần xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể nhiều hơn, nhưng cần phải có giới hạn để tránh việc lạm dụng, tùy tiện.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00