Để đường dành cho xe đạp phát huy hiệu quả

(LĐTĐ) Tại nhiều quốc gia trên thế giới, đi xe đạp trong đô thị trở thành một xu hướng, trào lưu. Tại Hà Nội, việc thí điểm làn đường dành riêng cho xe đạp ven bờ sông Tô Lịch đã được triển khai nhằm tạo thói quen sử dụng vận tải hành khách công cộng, giao thông xanh cho người dân. Tuy nhiên, đến thời điểm này, dù có nhiều mặt ưu việt song tuyến đường dường như vẫn chưa đủ hấp dẫn khi thưa vắng bóng người.
Hà Nội chính thức thí điểm làn đường dành riêng cho xe đạp Cận cảnh đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Ưu việt nhưng chưa đủ hấp dẫn

Từ ngày 1/2, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội chính thức thí điểm làn đường dành riêng cho xe đạp ven sông Tô Lịch, dài 2,3km. Phần đường dành riêng cho xe đạp được điều chỉnh từ đường dành riêng cho người đi bộ dọc đường Láng. Đường được tổ chức giao thông hai chiều với chiều rộng 3m, nằm ở phía dọc ven sông Tô Lịch.

Để đường dành cho xe đạp phát huy hiệu quả
Tuyến đường dành cho xe đạp chưa phát huy hiệu quả như mong muốn. Ảnh: Đinh Luyện

Theo Sở GTVT Hà Nội, tuyến đường này là nền tảng để kết nối các loại hình vận tải hành khách công cộng như đường sắt đô thị, xe buýt. Cụ thể, tuyến đường dài 2,3km kéo dài từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy, kết nối với ga Lê Hồng Phong (đường sắt Cát Linh - Hà Đông) và ga S8 (tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội).

Đáng chú ý, để giúp người dân đi lại thuận tiện, trải khắp tuyến đường, Sở GTVT Hà Nội đã cho triển khai dịch vụ xe đạp công cộng tại nhiều điểm. Qua khảo sát, tại khu vực ga Láng và tính rộng khắp trên dọc tuyến đường đã có 7 trạm xe đạp. Các trạm này đều được bố trí ngay điểm dừng xe buýt và ga đường sắt trên cao. Với sự quan tâm đặc biệt, Sở GTVT Hà Nội kỳ vọng đây là tuyến đường ưu tiên cho xe đạp đầu tiên trên địa bàn Thủ đô, nhằm tạo thói quen cho người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng nói chung, cũng như sử dụng xe đạp nói riêng.

Dù có nhiều ưu điểm, tuy nhiên, sau nhiều tháng đi vào hoạt động, tuyến đường này lại chưa hấp dẫn được nhiều người đi xe đạp sử dụng. Theo ghi nhận, trái ngược với tình trạng đông đúc của đường Láng vào các khung giờ cao điểm, đường dành riêng cho xe đạp và người đi bộ ven sông Tô Lịch lại khá vắng vẻ, chỉ lác đác một vài người đi bộ hay đạp xe. Nhiều người dân vẫn lựa chọn đạp xe trên tuyến đường chính, cùng với ô tô, xe máy thay vì sử dụng làn đường này.

Ông Nguyễn Văn Tuấn (quận Cầu Giấy) chia sẻ, đường trở nên vắng là bởi nhiều rác thải bủa vây ở dải phân cách, thậm chí có những nơi tràn cả xuống lòng đường dành riêng. Cùng với đó, việc sông Tô Lịch đang bị ô nhiễm, nhất là ở các cửa cống xả bốc mùi xú uế rất khó chịu, đã làm ảnh hưởng đến việc thư giãn, vận động trong khi đạp xe, đi bộ của người dân.

Anh Mai Thế Lâm (quận Thanh Xuân) cho biết, bản thân anh hầu như ngày nào cũng sử dụng tuyến đường này, kết hợp cả đạp xe và đi bộ. Với việc có làn đường riêng nhưng ít người sử dụng, theo anh Lâm là sự lãng phí lớn. Bởi trong khi hạ tầng Thủ đô hạn chế, việc dành riêng ra phần đường riêng cho xe đạp và người đi bộ như vậy là sự nỗ lực lớn của các cấp chính quyền. “Tôi thấy rất cần mở rộng thêm tuyến đường này, kéo dài tới khu vực vành đai để kết nối. Nếu được như vậy, tin chắc tuyến đường này sẽ đông đúc hơn” – Anh Mai Thế Lâm đề xuất.

Giải pháp nào cải thiện?

Trên thế giới, mô hình xe đạp công cộng và làn đường dành riêng cho xe đạp công cộng đã đạt được thành công ở nhiều nước. Xe đạp công cộng mang lại những hiệu quả như hỗ trợ vận tải công cộng, bảo vệ môi trường, hạn chế tiếng ồn, giảm ùn tắc giao thông đô thị. Tại Hà Nội, mạng lưới vận tải công cộng lớn có đặc thù là ngõ nhỏ phố nhỏ, ngõ sâu nên từ nơi ở đến nhà ga, bến tàu, xe buýt lên tới hàng km. Do đó, phương án xe đạp công cộng là bước đi đúng và hợp lý.

Nói cách khác, với đặc trưng của Hà Nội, có nhiều ngõ nhỏ, hẹp nên điều kiện để người dân tiếp cận với các dịch vụ vận tải hành khách khối lớn còn nhiều bất cập, trở ngại. Chính vì vậy, xe đạp sẽ là phương tiện trung chuyển và kết nối phù hợp nhất giữa người dân với tàu điện, xe buýt. Việc triển khai làn đường dành riêng cho xe đạp sẽ góp phần hạn chế xe máy, ô tô, thu hút người dân sử dụng phương tiện xanh, bảo vệ môi trường.

Chia sẻ quan điểm này, ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng Hà Nội cho biết, ở các nước trên thế giới, việc triển khai dịch vụ xe đạp có nhiều thuận lợi như môi trường giao thông rất thuận lợi, thông thoáng; nhận thức của người dân cũng dần chuyển đổi sang nhu cầu đi lại tiết kiệm hơn, xanh hơn, tiện dụng hơn nên cũng chủ động hướng tới loại hình phương tiện này.

Chung quan điểm, nhà văn Nguyễn Văn Học - người giành giải Nhì cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô” do Sở Giao thông Vận tải Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức cho rằng, trong bối cảnh ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường còn diễn biến phức tạp, Hà Nội và những thành phố lớn khác của cả nước cần quan tâm, đầu tư hơn nữa để biến xe đạp thành phương tiện thân thuộc với từng gia đình, cá nhân. Người dân cần được khuyến khích di chuyển theo công thức: xe đạp/đi bộ - xe buýt - tàu điện và ngược lại.

Trở lại với những giải pháp làm sao để tuyến đường dành cho xe đạp phát huy hiệu quả, chị Nguyễn Thu Hằng (quận Đống Đa) cho biết: Ngoài việc khắc phục vấn đề vệ sinh môi trường và bầu không khí ô nhiễm khiến người dân chưa thật sự thoải mái thì các ngành chức năng cần quảng bá rộng rãi hơn tuyến đường dành riêng cho xe đạp. Khi truyền thông tốt, người dân biết đến nhiều thì tuyến đường sẽ trở nên hấp dẫn. “Có lẽ do mới được triển khai nên tôi thấy chưa nhiều người dân đi trên tuyến đường ưu tiên này. Nhưng tôi tin là trong thời gian sắp tới, khi thấy được lợi ích của tuyến đường này, mọi người sẽ lựa chọn sử dụng xe đạp nhiều hơn, để vừa rèn luyện sức khoẻ, vừa bảo vệ môi trường” - chị Nguyễn Thu Hằng chia sẻ.

Thực tế cho thấy, muốn đạt được mục tiêu đưa phương tiện xanh vào đời sống đô thị, giữ vai trò như một loại hình chủ đạo, thành phố Hà Nội cần quy hoạch, phát triển hạ tầng dành riêng cho loại hình phương tiện đó. Nói cách khác, ngoài tuyến xe đạp dành riêng hiện giờ, Thành phố cần nghiên cứu và tổ chức thêm các tuyến đường dành riêng cho xe đạp để việc di chuyển được an toàn, thuận tiện và đồng bộ hơn nữa.

Ngoài ra, để việc di chuyển bằng xe đạp trở nên hấp dẫn hơn thì cần linh hoạt các giải pháp. Chẳng hạn, với hạ tầng giao thông Hà Nội hiện tại, việc đòi hỏi mỗi tuyến đường phố đều phải có làn dành riêng cho xe buýt, lại dành riêng xe đạp, người đi bộ là rất khó khăn, đặc biệt khó khả thi trong bối cảnh quỹ đất dành cho giao thông của Thủ đô ngày càng eo hẹp. Tuy nhiên, nếu Hà Nội tổ chức hợp lý, cho xe đạp lưu thông chung với làn riêng của xe buýt, hoặc kết hợp đi trên vỉa hè sẽ rất khả thi.

Ngoài ra, các ngành chức năng muốn xe đạp khẳng định vai trò hữu dụng của mình thì mạng lưới tàu điện, xe buýt… cũng phải được phát triển mạnh mẽ, hoàn thiện hơn. Ưu điểm hiện tại cho thấy, phương tiện giao thông vận tải công cộng năng lượng sạch được nhân dân Thủ đô đón nhận rất tích cực. Nếu có cách làm bài bản, rốt ráo thì giao thông công cộng lan tỏa đến đâu, vai trò của xe đạp, xe đạp điện sẽ được củng cố tới đó. Vấn nạn ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường không khí nhờ vậy cũng sẽ dần dần được giải quyết một cách căn cơ, triệt để.

Đinh Luyện

Nên xem

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Sáng 27/7, tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Sáng 27/7, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy làm trưởng đoàn vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương các Anh hùng liệt sĩ tại Tượng đài Bắc Sơn, nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).

Tin khác

Đồng Nai: Kiến nghị lấy đất sân bay Long Thành để san lấp tại dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Đồng Nai: Kiến nghị lấy đất sân bay Long Thành để san lấp tại dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

(LĐTĐ) Việc lấy đất chênh lệch cao độ từ 8-10m tại dự án sân bay quốc tế Long Thành sẽ giải quyết được bài toán về thiếu đất san lấp cho dự án cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu.
Hà Nội: Dừng trông giữ xe dưới lòng đường trong thời gian Quốc tang

Hà Nội: Dừng trông giữ xe dưới lòng đường trong thời gian Quốc tang

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự trên các tuyến đường từ Nhà tang lễ Quốc gia đến Nghĩa trang Mai Dịch, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội yêu cầu, trong ngày 26/7 từ 0h - 24h, các đơn vị được cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông sẽ tạm dừng hoạt động trông giữ phương tiện dưới lòng đường, trên các tuyến phố Lê Thánh Tông, Lê Đức Thọ.
Từ ngày 1/1/2025 có cần đổi sang giấy phép lái xe theo phân hạng mới không?

Từ ngày 1/1/2025 có cần đổi sang giấy phép lái xe theo phân hạng mới không?

(LĐTĐ) Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định việc sử dụng và đổi, cấp lại giấy phép lái xe cấp trước khi Luật có hiệu lực. Các giấy phép này vẫn hợp lệ theo hạng hoặc được đổi sang hạng mới tương ứng, với các điều kiện và quyền hạn cụ thể về loại phương tiện được phép điều khiển.
Ứng trực 100% quân số bảo đảm an toàn giao thông phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ứng trực 100% quân số bảo đảm an toàn giao thông phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Ngày 24/7, Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội cho biết, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong 2 ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ là nhiệm vụ then chốt của đơn vị. Tất cả các lực lượng đều đã có sự chuẩn bị kỹ càng phục vụ Lễ Quốc tang của Tổng Bí thư.
Người dân mang theo CCCD gắn chíp (hoặc điện thoại có VNeID) khi đến viếng Tổng Bí thư  Nguyễn Phú Trọng

Người dân mang theo CCCD gắn chíp (hoặc điện thoại có VNeID) khi đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Để tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được trang nghiêm và phục vụ các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân đến viếng được thuận lợi, Công an huyện Đông Anh thông báo phân luồng các tuyến đường vào nơi tổ chức Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà văn hoá thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh.
Tham gia “số hóa” lĩnh vực Giao thông

Tham gia “số hóa” lĩnh vực Giao thông

(LĐTĐ) Thời gian qua, tại các Nghiệp đoàn trực thuộc Công đoàn ngành Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các hoạt động được chú trọng. Qua việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động đã góp phần đảm bảo chỉ đạo kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm công tác Công đoàn.
Công an Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Công an Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Trong các ngày 25 và 26/7, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục các điểm ngập úng do ảnh hưởng cơn bão số 2

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục các điểm ngập úng do ảnh hưởng cơn bão số 2

(LĐTĐ) Chịu ảnh hưởng từ hoàn lưu bão số 2, từ đêm 23/7 đến sáng 24/7, nhiều khu vực trong thành phố Hà Nội đã rơi vào trạng thái ngập úng...
Tăng cường kiểm soát an ninh hàng không trong thời gian tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tăng cường kiểm soát an ninh hàng không trong thời gian tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Cục Hàng không Việt Nam cho biết, thời gian áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường trong thời gian tổ chức Lễ Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ kéo dài đến hết 24h ngày 26/7.
Hà Nội: Mưa kéo dài khiến người dân đi lại khó khăn

Hà Nội: Mưa kéo dài khiến người dân đi lại khó khăn

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới (hình thành do bão số 2 suy yếu), trong sáng 24/7, Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc mưa lớn kéo dài. Nhiều tuyến đường tại Thủ đô ghi nhận tình trạng ngập úng gây khó khăn trong việc di chuyển của phương tiện, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Xem thêm
Phiên bản di động