Để đời sống công nhân lao động được cải thiện phải tăng lương tối thiểu vùng
Trao đổi tại Hội thảo, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, Hội thảo diễn ra trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế; đồng thời Hội đồng Tiền lương Quốc gia vừa "chốt" đề xuất trình Chính phủ tăng mức lương tối thiểu vùng 6% sau gần 2 năm "lỗi hẹn" với người lao động.
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại Hội thảo. |
Theo ông Hiểu, trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động và người lao động cùng đang gặp khó khăn, phải tiết kiệm từng đồng. "Dù tăng lương là tăng chi phí cho doanh nghiệp, nhưng tăng lương cũng chính là khoản đầu tư sinh lời mạnh bởi nó giúp người lao động có thêm hứng thú và động lực để làm việc với năng suất cao hơn, chất lượng tốt, giúp doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh nhanh hơn, bền vững hơn", ông Hiểu nhấn mạnh.
Thông tin tại Hội thảo, TS. Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết: Tính toán từ số liệu thống kê cho thấy, dù công nhân lao động (CNLĐ) đóng góp rất lớn vào GDP, song thực tế có tới 66% CNLĐ đang thuê nhà trọ để ở. Trong đó, gần 4% phải ở nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ, với điều kiện chật chội, ẩm thấp, thiếu ánh sáng, tiện nghi sinh hoạt; 23% CNLĐ đang phải dùng nguồn nước giếng đất, giếng khoan.
TS. Vũ Minh Tiến cũng nêu nghịch lý khá phổ biến là mặc dù CNLĐ đang phải làm việc với cường độ cao, thời gian kéo dài nhưng lương và thu nhập không cao. CNLĐ ở một số ngành, lĩnh vực phải làm thêm giờ nhiều, có khi lên đến 60 - 70 giờ/tháng, như ngành dệt may, điện tử, da giày, chế biến thủy hải sản, sản xuất gỗ...
TS. Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn chia sẻ tại Hội thảo. |
“Nếu không làm thêm giờ, tiền lương cơ bản của CNLĐ chỉ ở mức trung bình 4,92 triệu đồng/tháng. Hầu hết những gia đình công nhân sẽ rơi vào khó khăn, túng quẫn ngay cả khi họ không làm thêm giờ. Có lẽ vì làm việc vất vả nhưng lương thấp, nên có tới 72% không muốn con mình sau này theo nghề nghiệp của mình”, TS. Vũ Minh Tiến chia sẻ.
Từ những dẫn cứ trên, ông Tiến nhấn mạnh quan điểm: CNLĐ phải được bảo đảm cuộc sống - sống để làm việc, chứ không phải làm việc để sống. Do đó, họ cần được bảo đảm tiền lương để chi trả cuộc sống của bản thân và gia đình họ. Chỉ khi tiền lương được quan tâm và tương xứng với năng suất, sự cống hiến của họ thì mới động viên và yêu cầu họ làm việc với năng suất, chất lượng, hiệu quả và mang lại doanh thu, lợi nhuận lớn hơn cho doanh nghiệp, cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chia sẻ tại Hội thảo, TS. Phạm Thị Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, cho biết, qua hơn 2 năm đại dịch Covid-19 bùng phát, những vấn đề hiện ra rõ hơn, trầm trọng hơn, đó là: Người lao động có tiền lương thấp và thiếu tích lũy; việc làm, thu nhập bấp bênh; nhà ở và điều kiện sinh hoạt, giáo dục, y tế khó khăn; an sinh và phúc lợi xã hội chưa bảo đảm.
Điều tra năm 2021 của Viện Công nhân và Công đoàn cho thấy: 5% người được hỏi cho biết rất ít khi trong bữa ăn của họ có thịt, cá (chỉ khoảng 1 - 2 lần/tuần); 34% cho biết thỉnh thoảng có thịt, cá trong bữa ăn (3 lần/tuần); 41% cho biết chỉ đủ tiền để mua một số loại thuốc cơ bản và không dám đi khám bệnh vì không có tiền. Để bảo đảm cuộc sống, 11,2% người lao động cho biết hằng tháng phải vay tiền. 35,6% người lao động thỉnh thoảng (từ 3 đến 4 tháng/lần) phải đi vay. Hơn 21% số người được khảo sát cho biết họ từng rút bảo hiểm xã hội một lần...
PGS.TS Vũ Quang Thọ - nguyên Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn không khỏi chua xót khi nhìn đoàn xe máy của người lao động từ các tỉnh phía Nam đổ về quê sau dịch Covid-19. |
Nghẹn lời sau khi chia sẻ về khó khăn của CNLĐ, PGS.TS Vũ Quang Thọ- nguyên Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cho rằng không nên lùi thời điểm tăng lương cho người lao động. “Đời sống của công nhân đã đến đáy. Nếu lúc này chúng ta không đề nghị tăng lương tối thiểu cho người lao động thì không còn lúc nào để nói về giai cấp công nhân. Đây là trách nhiệm của chúng ta, là lương tâm của chúng ta. Mỗi người hãy nói lên tiếng nói của mình để không còn ai phản đối tăng lương tối thiểu cho người lao động từ 1/7/2022. Phải giải quyết được vấn đề tiền lương mới ngăn chặn vấn đề chảy máu chất xám”, ông Thọ nhấn mạnh.
Đồng thuận với quan điểm trên, nhấn mạnh tiền lương đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước cũng như doanh nghiệp, bà Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: "Để có chất lượng nguồn nhân lực chúng ta phải có đội ngũ lao động tốt. Muốn vậy chúng ta phải chăm sóc để người lao động có cuộc sống tốt, nâng cao trình độ - và tiền lương là giải pháp đầu tiên để đạt được mục tiêu đó".
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Gương sáng 02/11/2024 13:11
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Chính sách 02/11/2024 06:22
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Gương sáng 30/10/2024 14:39
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống
Gương sáng 30/10/2024 12:24
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động
Gương sáng 28/10/2024 06:05