Khảo sát tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội
Gỡ khó, kích cầu phát triển du lịch phía Nam của Thủ đô Khai mạc Lễ hội Bình Đà năm 2024 và công bố tuyến du lịch phía Nam Thăng Long - Hà Nội Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội |
Việc tổ chức khảo sát, đánh giá sẽ là cơ sở, tiền đề để Sở Du lịch phối hợp cùng các doanh nghiệp lữ hành tiếp tục hình thành thêm nhiều tour, tuyến du lịch kết nối các địa phương tạo thành con đường di sản Nam Thăng Long trù phú, hấp dẫn khách tham quan, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch gắn với di sản - di tích, làng nghề.
Tuyến du lịch “Khám phá con đường di sản Nam Thăng Long” tại huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên sẽ gồm nhiều điểm đến, trong đó điểm nhấn là làng Ngâu, xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì), làng Phúc Am, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín) và làng Cựu, xã Vân Từ (huyện Phú Xuyên).
Một trong những điểm nhấn của tuyến du lịch là làng Ngâu (xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì). Đối với mô hình du lịch làng nghề, cụ thể là điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm rượu Ngâu, Ủy ban nhân dân xã đã trình Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì bố trí diện tích đất để xây dựng khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
Xã Tam Hiệp là vùng đất cổ thuộc huyện Thanh Trì |
Làng Ngâu nổi tiếng với nghề nấu rượu, đình chùa Ngâu có kiến trúc đẹp. Ngoài thưởng lãm cảnh quan, di tích, du khách còn được đến thăm các gia đình nấu rượu, đặc sản OCOP 4 sao rượu hoa cúc. Công viên thực vật cảnh Thăng Long - một ốc đảo xanh giữa lòng Hà Nội, rộng 50.000m2 với 2000 loài thực vật làm cảnh, không gian cây, hoa cảnh đẹp độc đáo thu hút hàng trăm nghìn lượt người tham quan mỗi năm.
Làng Phúc Am (huyện Thường Tín) là làng nghề hàng mã nổi tiếng, chỉ cần đến cổng làng là du khách có thể cảm nhận được không khí Tết đang đến gần, cả thôn làng luôn tấp nập, sôi động. Làng Cựu (huyện Phú Xuyên) là làng cổ danh tiếng với hàng chục ngôi nhà cổ có kiến trúc châu Âu giữa làng quê mộc mạc, thanh bình,...
Đây sẽ là tuyến du lịch có nhiều lợi thế về cảnh quan sinh thái, di sản, làng nghề, làng cổ, tuy nhiên việc tổ chức hoạt động du lịch và cơ sở hạ tầng tại đây chưa được đầu tư, dịch vụ chưa đồng bộ, nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn thiếu... bởi vậy, tiềm năng du lịch chưa được khai thác tốt, còn nhiều hạn chế trong việc thu hút khách.
Theo các Công ty lữ hành, để xây dựng thành tuyến du lịch mang tính chuyên nghiệp, địa phương cần đầu tư đồng bộ cả về hạ tầng du lịch, từ đường giao thông, bến bãi đỗ xe, tổ chức các khu vực bán hàng lưu niệm, các sản vật địa phương, tập huấn kỹ năng giao tiếp cho nhân dân.
Diệp Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Tết Ất Tỵ, tai nạn giao thông giảm sâu so với cùng kỳ
Tăng cường kiểm soát hoạt động vận tải hành khách ngay từ đầu năm
Kiểm tra nồng độ cồn phát hiện đối tượng mang theo ma túy
Giá nhà tăng cao: Người trẻ chật vật với ước mơ sở hữu nhà
Hàng hóa dồi dào, giá cả ít biến động sau Tết Ất Tỵ
Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước
Tin khác
Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua
Du lịch 02/02/2025 09:00
Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm
Du lịch 02/02/2025 07:39
Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm
Du lịch 01/02/2025 21:19
10 địa điểm du lịch tâm linh ngày Tết nổi tiếng linh thiêng
Du lịch 31/01/2025 12:36
Người dân Hoà Bình nô nức du Xuân, lễ chùa ngày đầu năm
Du lịch 30/01/2025 11:41
Đưa Du lịch Thủ đô vươn tầm cao mới
Du lịch 30/01/2025 06:47
Việt Nam dẫn đầu về phục hồi du lịch trong khu vực ASEAN
Du lịch 27/01/2025 08:46
Tuyết phủ trắng đỉnh Fansipan
Du lịch 26/01/2025 23:42
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Đón 17,5 triệu lượt khách quốc tế năm 2024, du lịch Việt Nam cán đích chỉ tiêu
Du lịch 08/01/2025 11:56