Đẩy nhanh tiến độ dự án cầu Thủ Thiêm 4, cầu Cần Giờ và vành đai 4 TP.HCM

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang đẩy nhanh các thủ tục đầu tư để sớm triển khai nhiều dự án giao thông trọng điểm, trong đó có dự án cầu Thủ Thiêm 4, cầu Cần Giờ và vành đai 4.
Ông Võ Khắc Thái được bầu giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM: Xây dựng nhà hát Thủ Thiêm gần 2.000 tỷ đồng xứng tầm bậc nhất thế giới Thành phố Hồ Chí Minh: Cảnh báo gia tăng bệnh ho gà ở trẻ em

Theo đại diện Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM, 3 dự án trên đang trong giai đoạn hoàn thiện lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, chuẩn bị thẩm định chủ trương đầu tư.

Đẩy nhanh tiến độ dự án cầu Thủ Thiêm 4, cầu Cần Giờ và vành đai 4 TP.HCM
Phối cảnh cầu Thủ Thiêm 4.

Để triển khai các dự án này, Thành phố đang lập điều chỉnh các đồ án quy hoạch liên quan trong đó có đồ án quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2027; quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2060 để trình Thủ tướng phê duyệt.

Về phương án kiến trúc cầu Cần Giờ, Thành ủy TP.HCM đã thống nhất chủ trương điều chỉnh phương án thiết kế cầu dây văng 1 trụ tháp với ý tưởng kiến trúc phác họa hình cây Đước đặc trưng của huyện Cần Giờ. Hiện Sở Quy hoạch - Kiến trúc đang tham mưu Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố tổ chức điều chỉnh phương án kiến trúc cầu Cần Giờ trước khi phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.

Đẩy nhanh tiến độ dự án cầu Thủ Thiêm 4, cầu Cần Giờ và vành đai 4 TP.HCM
Cầu Cần Giờ với ý tưởng kiến trúc phác họa hình cây Đước đặc trưng của huyện Cần Giờ, TP.HCM.

Về tĩnh không cầu Thủ Thiêm 4, Thành ủy Thành phố giao Ban cán sự đảng UBND TP.HCM chỉ đạo UBND Thành phố phối hợp với Bộ GTVT thống nhất quy hoạch đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM. Trong đó có nội dung về phương án kết nối tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam với tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ từ ga đường sắt đầu mối Thủ Thiêm (ga khách phía Đông) đến ga Tân Kiên (ga khách phía Tây) làm cơ sở quy hoạch Khu bến sông Sài Gòn đoạn từ hầm Thủ Thiêm đến Mũi Đèn Đỏ và quy hoạch không gian đô thị dọc sông Sài Gòn (bao gồm khu vực thượng lưu cầu Thủ Thiêm 4) làm cơ sở lựa chọn phương án tĩnh không thông thuyền cầu Thủ Thiêm 4 đảm bảo hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật và phù hợp với định hướng quy hoạch…

Về dự án vành đai 4 TP.HCM, hiện Sở GTVT Thành phố đang hoàn thiện đề cương nhiệm vụ và dự toán chi phí tư vấn tổng thể để tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn. Thực thực hiện rà soát, lập báo cáo đánh giá tổng thể chung cho các dự án, nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng chung cho toàn bộ tuyến vành đai 4 TP.HCM trong tháng 6/2024.

Trên cơ sở đó Sở GTVT TP.HCM kiến nghị UBND Thành phố giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc có ý kiến về thỏa thuận quy hoạch các tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM đồng thời có ý kiến chỉ đạo về vị trí, phạm vi quy hoạch bến tàu khách quốc tế dọc trên sông Sài Gòn đoạn từ hầm Thủ Thiêm đến Mũi Đèn Đỏ.

Sở GTVT cũng kiến nghị UBND TP.HCM giao nhiệm vụ và bố trí vốn chi thường xuyên cho Sở GTVT chủ trì, phối hợp với các sở ngành tổ chức thực hiện lập Đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch phát triển GTVT TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020; lập đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị TP.HCM chuyên ngành quy hoạch giao thông đô thị trình cấp thẩm quyền xem xét phê duyệt theo quy định.

Dự án vành đai 4 TPHCM đi qua địa bàn TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu dài gần 207km, với tổng vốn hơn 127.000 tỷ đồng. Dự án có điểm đầu nằm trên đường 15B, cách rạch Mương Ngang khoảng 500m về phía Bắc; điểm cuối kết nối vào đường Rừng Sác, cách bến phà Bình Khánh khoảng 2,1km về phía Nam.

Trong khi đó, cầu Cần Giờ nối huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ dài 7,3 km, rộng 6 làn xe, tổng vốn hơn 11.000 tỉ đồng theo hình thức BOT. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 11.087 tỷ đồng (bao gồm lãi vay), trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 2.228 tỉ đồng. Về cơ cấu nguồn vốn, ngân sách Thành phố góp khoảng 49,63%, nhà đầu tư 50,37%. Công trình được đặt mục tiêu khởi công vào năm 2025 và hoàn thành năm 2028.

Cầu Thủ Thiêm 4 nối quận 7 và thành phố Thủ Đức dài hơn 2km với 6 làn xe. Tổng mức đầu tư khoảng 6.030 tỉ đồng, đầu tư theo hình thức BOT. Dự kiến công trình sẽ khởi công dịp 30/4/2025.

Thành Đồng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

(LĐTĐ) Tối 21/11, tại Philippines, đội tuyển Việt Nam đã có trận tranh ngôi vô địch giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024 với Thái Lan ở trận chung kết.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?

Tin khác

Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

(LĐTĐ) Mới đây, tại Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi hoàn thành sẽ góp phần khớp nối đồng bộ hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phía Nam. Vì vậy, huyện Thanh Trì đang quyết liệt vào cuộc nhằm gỡ “nút thắt” tại một số đoạn đường chưa giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng Trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Theo quy định, đường Vành đai 3 trên cao là đường cao tốc, chỉ dành riêng cho ô tô lưu thông, vận tốc tối đa theo từng đoạn 80-100km/h. Tuy nhiên, vẫn có một số người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy cố tình vi phạm. Đây là vi phạm xuất phát từ ý thức kém của một bộ phận người tham gia giao thông, cần phải lên án, xử lý nghiêm.
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

(LĐTĐ) Theo phương án được đề xuất, Dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc - Nam có tổng chiều dài chính tuyến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD. Điểm đầu tại Thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và điểm cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm).
10 tháng, hơn 9 nghìn người ra đi vì tai nạn giao thông

10 tháng, hơn 9 nghìn người ra đi vì tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Theo Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, trong 10 tháng năm 2024, toàn quốc xảy ra 19.711 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 9.061 người, bị thương 14.685 người. So với 10 tháng năm 2023, tăng 1.334 vụ, giảm 844 người chết và tăng 2.137 người bị thương.
Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại

Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại

(LĐTĐ) Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” được Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố thông qua sẽ giải quyết các tồn tại, hạn chế hiện nay; hình thành hệ thống giao thông thông minh của thành phố theo các giai đoạn, thực hiện mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội sẽ cơ bản trở thành Thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.
Những xe nào được miễn phí sử dụng đường bộ từ 1/1/2025?

Những xe nào được miễn phí sử dụng đường bộ từ 1/1/2025?

(LĐTĐ) Thông tư mới của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định sẽ có 12 đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.
Thanh Trì: Chùa Yên Phú bàn giao hơn 1.000 m2 đất phục vụ nâng cấp Quốc lộ 1A

Thanh Trì: Chùa Yên Phú bàn giao hơn 1.000 m2 đất phục vụ nâng cấp Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Chiều ngày 18/11, Trụ trì Chùa Yên Phú thuộc xã Liên Ninh (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã bàn giao 1.188,2m2 đất cho Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Thanh Trì, Ủy ban nhân dân xã Liên Ninh và Ban Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội để thực hiện Dự án Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi.
Xem thêm
Phiên bản di động