Dạy ngôn ngữ bằng ký hiệu cho người khuyết tật: Nhu cầu bức thiết

Việc nghiên cứu, thống nhất và phổ biến ngôn ngữ ký hiệu cho người câm điếc ở Việt Nam đang là nhu cầu khách quan, bức thiết, cần được quan tâm. Đề xuất nhân rộng mô hình dạy ngôn ngữ ký hiệu tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên trong một hội thảo do Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam và Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức vừa qua, đã thu hút sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng người khuyết tật.

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về thông tin, học tập của người điếc ngày càng cao. Theo thống kê, Việt Nam có gần 7 triệu người khuyết tật (NKT), trong đó có hơn 1 triệu người khiếm thính (chiếm khoảng 13,5% số NKT). Trong số hơn 1 triệu người khiếm thính ở Việt Nam hiện nay, có khoảng hơn 400 nghìn người khiếm thính trong độ tuổi đi học. Hàng năm, có khoảng 20 nghìn trẻ khiếm thính đến độ tuổi đi học. Trên thực tế, các cơ sở giáo dục trẻ khiếm thính ra đời ngày càng nhiều ở các vùng miền, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế… song ngôn ngữ ký hiệu ít được sử dụng chính thức như các môn học.

Trong năm 2014, Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội phối hợp với Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người đã tiến hành khảo sát thực trạng giáo dục ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính. Theo đó, hội đã tổ chức khóa tập huấn cho đội ngũ giảng dạy ngôn ngữ khiếm thính của Chi hội người điếc Hà Nội và Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Thanh Xuân về các phương pháp giảng dạy tích cực. Tháng 10/2014, đã có 23 người khiếm thính và người thân của họ được học ngôn ngữ ký hiệu. Chương trình này đã được triển khai thử nghiệm tại quận Thanh Xuân. Ngoài ra, 60 người khiếm thính và thân nhân tại huyện Chương Mỹ đã được Trung tâm Vì ngày mai hướng dẫn các ký hiệu cơ bản để có thể giao tiếp với người khiếm thính.

Lý giải điều này, bà Phạm Thị Bích Diệp, Phó giám đốc Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội cho biết: “Để được sử dụng, duy trì và phát triển ngôn ngữ ký hiệu cần có một lượng người sử dụng. Trên các phương tiện thông tin đại chúng thu hút nhiều người theo dõi như kênh O2, chường trình thời sự của VTV dành riêng cho người khiếm thính lúc 22h hàng ngày...). Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình này gặp nhiều khó khăn bởi ký hiệu các vùng miền không có sự thống nhất, đặc biệt đối với người khuyết tật ở các vùng sâu vùng xa...”

Bà Diệp cho biết thêm: “Việc lựa chọn Trung tâm Giáo dục thường xuyên làm nơi phổ biến, dạy ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính và người thân của họ là hoàn toàn hợp lý, bởi đây là địa chỉ giáo dục cho mọi người và cũng là địa điểm tiếp cận thuận lợi của mọi người dân”.

Trước thông tin về đề xuất nhân rộng mô hình giảng dạy ngôn ngữ ký hiệu cho NKT tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên, chị Nguyễn Thị Ánh Ngọc, hoa hậu Vầng trăng khuyết (2012) cho biết: “Việc nhân rộng mô hình dạy ngôn ngữ cho NKT khiến tôi cũng như cộng đồng NKT cảm thấy được quan tâm hơn, đặc biệt là nhóm người câm điếc phải chịu nhiều sự thiệt thòi trong quá trình giao tiếp. Hi vọng sắp tới sẽ có nhiều hơn nữa những mô hình hoạt động góp phần giúp những NKT hòa nhập cộng đồng...”.

Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, bà Nguyễn Hồng Hà, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sống độc lập cho biết: Không phủ nhận những tích cực của mô hình này khi được nhân rộng, tuy nhiên để có hiệu quả như mong muốn cần phải có một chiến dịch truyền thông dài hơi để thu hút sự quan tâm của tất cả mọi người. Các chương trình giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ điếc dù chính thức hay tự biên soạn đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tiếp cận nghe – nói. Vì thế, ngay cả những người bình thường cũng cần tham gia theo học những chương trình đào tạo này, bởi nhu cầu giao tiếp của NKT không chỉ bó hẹp giữa những NKT với nhau, họ cũng có nhu cầu mở rộng giao tiếp với cộng đồng để phát triển và hoàn thiện mình. Bên cạnh đó, việc chủ động giao tiếp với NKT cũng góp phần giúp họ xóa bỏ mặc cảm để hòa nhập cộng đồng hơn nữa...”.

Cũng theo bà Hồng Hà, cần điều tra thông tin cơ sở về người khiếm thính trên phạm vi rộng hơn (trình độ, khả năng sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu); phổ biến ngôn ngữ ký hiệu trên cả nước; phát triển và hoàn chỉnh tài liệu dạy – học ngôn ngữ ký hiệu đặc biệt là những tài liệu dạy ngôn ngữ ký hiệu tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên.

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai phối hợp với các cơ quan có liên quan nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nổ lò hơi để phòng ngừa tai nạn tái diễn.
Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 giao thông Hà Nội thông thoáng

Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 giao thông Hà Nội thông thoáng

(LĐTĐ) Chiều 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều người dân từ các địa phương trở về Hà Nội học tập, lao động. Theo ghi nhận của phóng viên vào cuối giờ chiều cùng ngày, mật độ giao thông tại các cửa ngõ ra - vào Hà Nội có đông hơn so với những ngày thường, tuy nhiên vẫn đảm bảo, thông thoáng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong.
Chăm sóc sức khoẻ cho nữ đoàn viên, người lao động

Chăm sóc sức khoẻ cho nữ đoàn viên, người lao động

Chào mừng Tháng Công nhân năm 2024, các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa để chăm lo, đảm bảo quyền lợi và phúc lợi tốt hơn cho lao động nữ, giúp họ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó và cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Quận Thanh Xuân: Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Thanh Xuân: Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân đề nghị các Công đoàn cơ sở tổ chức động viên, khen thưởng kịp thời đoàn viên, người lao động có các sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và bảo đảm An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Theo Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng, trong bức tranh du lịch của huyện Ba Vì, bên cạnh các khu điểm du lịch đã hoạt động lâu năm như Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà, Tản Đà resort… thì bản Miền (thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì) là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của Hà Nội gắn với dân tộc thiểu số.
Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Tháng Công nhân đã thực sự trở thành chuỗi ngày hội của công nhân lao động cả nước nói chung và thị xã Sơn Tây nói riêng với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực tri ân, hướng về người lao động. Các cấp Công đoàn thị xã cũng đã phối hợp với chính quyền đồng cấp, đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động, qua đó khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp của đội ngũ công nhân lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tin khác

Tại sao xu hướng “chữa lành” lại được giới trẻ ưa chuộng?

Tại sao xu hướng “chữa lành” lại được giới trẻ ưa chuộng?

(LĐTĐ) Giới trẻ hiện đại đang đối mặt với lo âu và áp lực tinh thần do xã hội biến động và áp lực thành công. Xu hướng "chữa lành" hay còn gọi là “healing” thông qua những phương pháp như liệu pháp thiền định, chuyển động tự do, thôi miên, và nghệ thuật trị liệu đã trở thành trào lưu như một cách tự chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Cảnh báo gia tăng lừa đảo bằng công nghệ Deepfake

Cảnh báo gia tăng lừa đảo bằng công nghệ Deepfake

(LĐTĐ) Theo Cục An toàn thông tin, Deepfake - công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã tạo ra các đoạn video giả mạo, là mối đe dọa lớn với người dùng trên không gian mạng. Gần đây, tội phạm mạng thường xuyên sử dụng các cuộc gọi video Deepfake để mạo danh một cá nhân và vay mượn tiền người thân, bạn bè của họ những khoản tiền lớn.
Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

(LĐTĐ) Sự quan tâm không lời, những vòng tay âm ấp nỗi niềm, là tấm chân tình mà cô gái kia tìm thấy nơi người đàn ông của đời mình. Anh, không chỉ là người yêu mà còn là người bạn, người thầy và là điểm tự vững chắc giữa dòng đời đầy biến động. Mỗi cảm xúc, từ những điều bé nhỏ nhất, đều đượm tình và sâu lắng, khiến cuộc sống của cô trở nên trọn vẹn. Cô ấy tìm thấy hạnh phúc trong vòng tay của một người đàn ông không chỉ là tri kỷ mà còn là tấm gương về sự lo lắng, chăm sóc, và yêu thương không bao giờ phai.
Nam Định: Nắng nóng, người dân đổ xô ra bãi biển “giải nhiệt”

Nam Định: Nắng nóng, người dân đổ xô ra bãi biển “giải nhiệt”

(LĐTĐ) Những ngày này, miền Bắc đang ở thời điểm nắng nóng gay gắt, nhiều người dân tại Nam Định đã tìm đến các bãi biển để “giải nhiệt”. Lượng người đến ngày càng đông khi trùng vào thời điểm ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Đi bơi ở sông Hồng, 2 học sinh lớp 11 đuối nước

Đi bơi ở sông Hồng, 2 học sinh lớp 11 đuối nước

(LĐTĐ) Một nhóm học sinh gồm 5 em, chủ yếu sinh năm 2007, đã rủ nhau trốn bố mẹ ra bờ sông Hồng dưới chân cầu Vĩnh Tuy, quận Long Biên, để bơi lội. Do các em thiếu kỹ năng cộng thêm thời tiết nắng gay gắt nên đã khiến 2 em bị đuối nước...
Trung tâm thương mại, công viên nước đông kín người dịp nghỉ lễ

Trung tâm thương mại, công viên nước đông kín người dịp nghỉ lễ

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, thời tiết nắng nóng tại Hà Nội khiến các không gian vui chơi ngoài trời khá vắng vẻ. Người dân Thủ đô lựa chọn các khu vui chơi trong trung tâm thương mại có điều hòa mát mẻ, hoặc đến Công viên nước Hồ Tây tham gia các trò chơi giải nhiệt với nước...
Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
Chuyện tình yêu qua chiến tranh

Chuyện tình yêu qua chiến tranh

(LĐTĐ) Trước khi đến với người chồng hiện tại, bà Vũ Thị Lui (tên thường gọi là Vũ Lưu Liên), sinh năm 1946, trú tại phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội, từng có một mối tình đẹp, vượt qua mưa bom, bão đạn với liệt sĩ Trần Mình Tiến. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, kể từ khi người yêu hy sinh, bà Liên luôn trân trọng và nâng niu từng bức thư, kỷ vật của người lính Cụ Hồ.
Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay sẽ kết thúc vào ngày 1/5. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bắt đầu từ ngày 2 của tháng. Vì vậy, dự kiến lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2024 sẽ được chi trả từ ngày 2/5.
Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

(LĐTĐ) Bắt đầu từ ngày 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Quảng An, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng quận Tây Hồ và các đơn vị có liên quan đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 5 công trình của 2 trường hợp nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu.
Xem thêm
Phiên bản di động