Dấu hiệu giao lưu giữa các nền văn hóa cổ đại
Ngôi mộ cổ 100 năm tuổi làm từ đá cẩm thạch còn sót lại giữa lòng Hà Nội Mở cơ hội kết nối giao thương các sản phẩm OCOP |
Những bí ẩn về mộ cổ
Những ngày gần đây, Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội) đã thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu, sinh viên, người dân đến thăm quan, bởi trong không gian trưng bày của Bảo tàng, những hiện vật về mộ cổ được cho là đại diện cho nền văn hóa Sa Huỳnh và Đông Sơn được thể hiện phong phú, ấn tượng, cũng như chính giá trị của nó.
Tái hiện không gian mộ chum Bãi Cọi được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Ảnh: Bảo Thoa |
Theo ông Nguyễn Quốc Bình - Trưởng phòng Trưng bày (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia), di tích Bãi Cọi là một quần thể mộ táng được phân bố trên một diện tích rộng lớn với hai loại hình mộ chính là mộ huyệt đất và mộ chum được chôn xen kẽ. Hiện vật thu được qua các đợt nghiên cứu, khai quật chủ yếu nằm trong các mộ táng này. Căn cứ vào khối lượng di vật, tư liệu hiện biết, mộ chum - đặc trưng văn hoá Sa Huỳnh có niên đại diễn biến từ sớm tới muộn; mộ huyệt đất - mang đặc điểm táng thức của văn hoá Đông Sơn có niên đại muộn hơn, nhiều trường hợp mộ huyệt đất đào cắt qua những mộ chum đã chôn trước đó. Điểm lý thú, tạo nên giá trị đặc biệt của di tích Bãi Cọi là trong các mộ chum (Sa Huỳnh) có các hiện vật thuộc văn hoá Đông Sơn, ngược lại trong các mộ huyệt đất (Đông Sơn) lại không hiếm gặp các hiện vật mang đặc trưng văn hoá Sa Huỳnh và cả những hiện vật thuộc văn hoá đồ sắt Trung Quốc.
Mộ chum là một trong những táng thức điển hình, được coi là dấu hiệu nhận biết của văn hóa Sa Huỳnh. Qua 3 lần khai quật Bãi Cọi, các nhà khảo cổ đã phát hiện được 17 mộ chum. So với những chum gốm của các di tích văn hóa Sa Huỳnh điển hình, chum gốm ở Bãi Cọi có kích thước nhỏ hơn, hình dáng biến đổi nhiều, chủ yếu là hình trái đào và hình trứng. Đây là một dạng biến thể mang tính địa phương, loại chum gốm này cũng đã được tìm thấy ở di tích Gò Mả Vôi (Duy Xuyên, Quảng Nam), Cồn Ràng (Hương Trà, Thừa Thiên - Huế). Nắp chum gồm có các loại: nắp nón cụt, nắp “hình lồng bàn” và nắp bằng nồi hoặc bát bồng. Những mộ chum cỡ lớn được chôn theo phương thức đào huyệt hình tròn sau đó đặt chum vào giữa phủ đất ngang vai chum và chôn các đồ tùy táng xung quanh, trong một vài chum gốm còn thấy dấu vết xương cháy (dấu hiệu của hài cốt được hoả táng).
Đồ tuỳ táng bên trong và xung quanh các chum gốm này chủ yếu là đồ gốm thuộc các loại hình: nồi, bình, bát bồng, chõ... Bên cạnh các đồ gốm với kiểu dáng, kỹ thuật, hoa văn đặc trưng Sa Huỳnh còn có các đồ gốm có nguồn gốc từ văn hoá Đông Sơn như: Nồi, bình gốm văn chải thô, chõ gốm...
Mộ huyệt đất (kè gốm, rải gốm) là một trong những táng thức phổ biến của văn hoá Đông Sơn. Tại di tích Bãi Cọi, mộ huyệt đất có niên đại muộn hơn so với mộ chum; nhiều trường hợp mộ huyệt đất đào cắt qua những mộ chum đã chôn trước đó; huyệt mộ dùng các mảnh gốm để kè biên, phân chia khu vực mai táng trung tâm và khu vực tuỳ táng. Đồ gốm tùy táng được đập vỡ một cách cố ý xếp, chèn quanh di cốt. Hình thức này rất gần gũi với táng thức mộ huyệt đất ở di tích Làng Vạc (Nghệ An) gần đó - một di tích thuộc loại hình sông Cả của văn hóa Ðông Sơn. Đồ gốm tuỳ táng trong mộ huyệt đất tại di tích Bãi Cọi được chôn thành bộ điển hình gồm chõ - bình có chân - nồi... Đồ gốm tuỳ táng trong mộ huyệt đất có những hiện vật mang đặc trưng đồ gốm văn hoá Đông Sơn với văn chải thô, văn thừng, văn đập... và một số đồ tuỳ táng thuộc các loại hình bình, nồi, bát bồng... mang đặc trưng rõ nét của văn hoá Sa Huỳnh. Điều đó chứng tỏ mối quan hệ, giao lưu, ảnh hưởng đặc biệt mật thiết giữa cư dân của hai nền văn hoá này tại di tích Bãi Cọi.
Hành trình khám phá
Di tích khảo cổ học Bãi Cọi là cụm di tích bao gồm Bãi Cọi và các địa điểm xung quanh như Bãi Lòi, Bãi Phôi Phối, thuộc xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Tháng 5/1974, Khoa Lịch sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) đã tiến hành thăm dò, thám sát Bãi Phôi Phối; đến tháng 4/1976, chính thức khai quật địa điểm này. Kết quả khai quật phát hiện nhiều đồ gốm, đồ đá, rìu mài ở lớp trên và công cụ ghè đẽo ở lớp dưới. Những người khai quật đưa ra những nhận định ban đầu: Bãi Phôi Phối là di chỉ Hậu kỳ Đá mới thuộc văn hoá Bàu Tró, ngoài ra cũng ghi nhận tại đây có cư dân thời đại đồng thau hoặc muộn hơn tại đây.
Năm 2008, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia) và Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc đã ký kết dự án hợp tác về nghiên cứu khảo cổ học và cùng nhau tiến hành thám sát, khai quật một số di chỉ ở miền Bắc. Năm 2012, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam và Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc chính thức tiến hành nghiên cứu, khai quật di tích Bãi Cọi. Năm 2013, sau khi kết thúc khai quật, toàn bộ hiện vật thu được tại Bãi Cọi đã được chuyển sang Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc để tiến hành nghiên cứu, chỉnh lý và bảo quản, phục dựng. Năm 2014, những di vật sau khi phục dựng đã được lựa chọn tham gia trưng bày “Buổi đầu các nền văn hóa cổ Việt Nam - Bình minh trên sông Hồng” tại Bảo tàng Quốc gia Hàn quốc, đồng thời ấn phẩm "Di tích Bãi Cọi (Hà Tĩnh, Việt Nam)" là kết quả báo cáo hợp tác nghiên cứu học thuật Hàn - Việt cũng được xuất bản. |
Năm 1977, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia) khảo sát Bãi Phôi Phối và thu được một số hiện vật, đặc biệt là 2 vòng thuỷ tinh màu xanh lục có đường kính khoảng 8 - 9cm. Đây là dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của một giai đoạn muộn hơn ở di tích Bãi Phôi Phối.
Cuối năm 2008 đến đầu năm 2009, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh, Bảo tàng Hà Tĩnh tiến hành khai quật di tích Bãi Cọi lần thứ nhất và đã thu được khối lượng lớn di vật cùng 16 mộ. Các nhà nghiên cứu nhận định đây là di tích mộ táng mang dấu ấn văn hóa Sa Huỳnh nhưng có giao lưu, ảnh hưởng mạnh với văn hóa Đông Sơn, tồn tại vào khoảng thế kỷ I - II.
Cuối năm 2009, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tiếp tục tiến hành cuộc khai quật lần thứ hai tại Bãi Cọi đồng thời tiến hành khảo sát rộng ở các khu vực xa trung tâm di tích và mở một số hố thám sát tại Bãi Phôi Phối, Bãi Lòi, Tráng Vạn, Đền Phúc Đa... và đã phát hiện 13 mộ cùng nhiều đồ tùy tang. Tổng thể di tích, di vật trong lần khai quật này đã cho thấy rõ hơn tính chất văn hóa Sa Huỳnh của di tích Bãi Cọi. Khu mộ táng này phân bố trên một địa bàn khá rộng, tồn tại từ khoảng thế kỷ III trước Công nguyên đến đầu Công nguyên. Đây là khung niên đại được cho rằng phù hợp hơn so với nhận định ban đầu trong lần khai quật thứ nhất.
Trải qua hơn 3 thập kỷ bị lãng quên, năm 2012, Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh, Bảo tàng Hà Tĩnh và Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc khai quật lần thứ ba di tích Bãi Cọi và đã phát hiện 15 mộ với số lượng đồ tùy tang phong phú. Chương trình hợp tác khai quật này đã làm sáng tỏ nhiều bí ẩn: Bãi Cọi thuộc văn hóa Sa Huỳnh vùng Trung bộ, có sự du nhập của văn hóa Đông Sơn (miền Bắc) và văn hóa đồ sắt Trung Quốc./.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Hàng nghìn sản phẩm ưu đãi tại Chợ Tết Online của tổ chức Công đoàn
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tin khác
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07