Bãi Cọi – nơi gặp gỡ các nền văn hóa
Nâng tầm du lịch bảo tàng Cột cờ Hà Nội – nét đẹp cổ kính giữa lòng Thủ đô Hơn 500 hiện vật từ 6 con tàu đắm được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia |
Nghi lễ cắt băng Khai mạc trưng bày “Bãi Cọi – nơi gặp gỡ các nền văn hóa” |
Thông tin với báo chí, đại diện Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết, di tích khảo cổ học Bãi Cọi là cụm di tích bao gồm Bãi Cọi và các địa điểm xung quanh như Bãi Lòi, Bãi Phôi Phối, thuộc xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Đầu năm 1974, Viện Khảo cổ học khảo sát địa bàn này và đã phát hiện nhiều hiện vật đá, gốm, đồng. Trên cơ sở đó, các nhà khảo cổ đưa ra nhận định: di chỉ có phạm vi phân bố tương đối rộng, di tích, di vật rất phong phú, có thể là khu mộ táng thuộc văn hoá Đông Sơn.
Trải qua hơn ba thập kỷ bị “lãng quên”, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia) phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh “đánh thức” cụm di tích Bãi Cọi bằng các cuộc khai quật năm 2008 - 2009.
Đặc biệt năm 2012, trong khuôn khổ dự án hợp tác nghiên cứu khai quật khảo cổ học nhằm tìm hiểu các nền văn hóa cổ đại Châu Á giữa Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc, di tích Bãi Cọi một lần nữa được các chuyên gia khảo cổ của hai bảo tàng tổ chức khai quật quy mô lớn.
Trưng bày hiện vật, tài liệu là kết quả nghiên cứu, khai quật di tích Bãi Cọi đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Bảo tàng Hà Tĩnh. |
Từ kết quả của 3 lần khai quật này, diện mạo di tích Bãi Cọi dần được hé mở, mang đến những thông tin mới trong việc tìm hiểu văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đông Sơn trong thời Sơ sử ở nước ta. Với vị trí, tính chất đặc biệt đó, năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định công nhận Di tích Khảo cổ học Phôi Phối - Bãi Cọi là Di tích cấp Quốc gia.
Nhằm tổng kết, đánh giá những kết quả nghiên cứu về di tích này, cũng như ghi nhận thành công của mô hình hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, khai quật khảo cổ học giữa Bảo tàng Lịch sử quốc gia với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh và các nhà khoa học của Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc, Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Bảo tàng Hà Tĩnh tổ chức trưng bày chuyên đề “Bãi Cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hóa”.
Trưng bày giới thiệu với công chúng trên 150 hiện vật, tư liệu thuộc sưu tập hiện vật Bãi Cọi lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Bảo tàng Hà Tĩnh với nhiều chất liệu như đá, gốm, kim loại, thủy tinh… Đây là dịp để công chúng trong nước và bạn bè quốc tế có thêm nhận thức về vị trí, vai trò của di tích này trong diễn trình lịch sử, văn hoá Việt Nam.
Hiện trường các cuộc khai quật |
Trưng bày thông qua các hiện vật, tài liệu, bằng các hình thức nghệ thuật trưng bày, trang thiết bị kỹ thuật, giới thiệu một cách cô đọng, khái quát nhất về lịch sử phát hiện, nghiên cứu di tích Bãi Cọi, đặc biệt tập trung giới thiệu kết quả của 3 lần khai quật di tích Bãi Cọi do Bảo tàng Lịch sử quốc gia chủ trì; nêu bật tính hiệu quả của việc hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, khai quật khảo cổ học; cung cấp tư liệu khoa học góp phần làm sáng tỏ những khoảng trống lịch sử giai đoạn Sơ sử miền Trung Việt Nam (văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh và mối quan hệ, giao lưu của hai nền văn hóa này), bổ sung tài liệu hiện vật cho trưng bày của Bảo tàng Lịch sử quốc gia nói riêng, nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói chung.
Nội dung trưng bày đảm bảo tính khoa học, các hiện vật, tài liệu được lựa chọn kỹ mang tính điển hình, chứa đựng nhiều thông tin; hình thức trưng bày mang tính đa dạng, phong phú, hấp dẫn, có tính thẩm mỹ cao. Sử dụng phương tiện kỹ thuật tổng hợp, hiện đại và thủ pháp nghệ thuật, sắp xếp các hiện vật theo sưu tập loại hình, chất liệu; kết hợp với việc dàn dựng không gian tái hiện hiện trường khai quật nhằm phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu khoa học, nhu cầu tuyên truyền, giáo dục di sản cho đông đảo công chúng.
Di tích Bãi Cọi có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu thời Sơ sử ở Việt Nam. |
Di tích Bãi Cọi là một quần thể mộ táng được phân bố trên một diện tích rộng lớn với hai loại hình mộ chính là mộ huyệt đất và mộ chum được chôn xen kẽ. Hiện vật thu được qua các đợt nghiên cứu, khai quật chủ yếu nằm trong các mộ táng này.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Tin khác
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07