Phục dựng Chính điện Kính Thiên trong tương lai gần

(LĐTĐ) Trong những năm qua, công tác nghiên cứu diễn giải Hoàng thành Thăng Long được chú trọng và tiếp cận từ nhiều góc độ. Những kết quả mới về khảo cổ học đã góp phần nhận diện mặt bằng cấu trúc khu vực Chính điện Kính Thiên, từ đó làm rõ hơn nữa những giá trị cốt lõi của khu di sản, phục vụ công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản.
Hà Nội đẩy nhanh quá trình phục dựng điện Kính Thiên Hoàng thành Thăng Long phải trở thành công viên di sản đẹp nhất Hà Nội

Kết quả sau 10 năm khai quật

Các cuộc khai quật khảo cổ học tại khu vực Chính điện Kính Thiên 10 năm qua là sự thực hiện nghiêm túc của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đối với các khuyến nghị của UNESCO, cam kết thứ nhất (trong 8 cam kết) của Thủ tướng Chính phủ với ICOMOS.

Tổng cộng đến năm 2021, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội đã phối hợp với viện Khảo cổ học và Hội Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật khoảng 8.372m2 ở khu vực Chính điện Kính Thiên. Những cuộc khai quật đã thu được kết quả to lớn trong việc tìm hiểu các giá trị của Di sản Thế giới Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, đồng thời thu được nhiều tư liệu mới mang tính xác thực cao góp phần nghiên cứu và khôi phục Chính điện Kính Thiên.

Phục dựng Chính điện Kính Thiên trong tương lai gần
Phối cảnh dựng 3D bộ mái điện Kính Thiên thời Lê Sơ

Theo PGS.TS Tống Trung Tín, Hội Khảo cổ Việt Nam, kết quả 10 năm khai quật nghiên cứu khảo cổ học khu Trung tâm bước đầu có thể xác định khá rõ một phần kết cấu không gian Chính điện Kính Thiên thời Lê sơ và Lê Trung hưng gồm Chính điện Kính Thiên - Ðoan Môn - Ðan Trì - Ngự Đạo được bao quanh bởi tường vây, hành lang và các cổng ra vào có chiều Ðông - Tây tính từ mép ngoài của tường bao đã xác định chính xác rộng 120m (thời Lê sơ), chiều Bắc - Nam tính từ Ðoan Môn có thể dài gấp đôi hoặc gấp ba chiều Ðông – Tây, nếu bao gồm cả không gian điện Cần Chánh.

Đây là nguồn tư liệu vô cùng quan trọng cho phép hiểu được cấu trúc không gian Chính điện Kính Thiên và không gian điện Cần Chánh. Đó cũng chính là nguồn tư liệu xác thực cho phép phục dựng Chính điện Kính Thiên trong tương lai không xa bởi tất cả các thành phần kiến trúc ở khu vực này đều có tầm quan trọng đặc biệt như sân Đại Triều, Ngự đạo cùng các loại hình vật liệu kiến trúc đặc sắc như những cấu kiện gỗ sơn son thếp vàng, ngói rồng men xanh lục, men vàng lợp mái kiến trúc, mô hình tháp đất nung men xanh lục…

PGS.TS Tống Trung Tín, Hội Khảo cổ Việt Nam cho biết: Có thể nói, các đợt khai quật thăm dò, bước đầu làm rõ được một phần các dấu tích kiến trúc Lý - Trần - Lê từ Ðoan Môn đến thềm rồng điện Kính Thiên. Kết quả khai quật đã nhận thấy tầm quan trọng to lớn và sự thay đổi chồng xếp vô cùng phức tạp của các di tích khu vực Trung tâm.Tổng thể không gian Chính điện Kính Thiên đều liên quan đến ước vọng Quốc thái dân an, Quốc gia trường tồn, Dân tộc vĩnh cửu của Đại Việt và là tổ hợp kiến trúc quan trọng bậc nhất của Hoàng cung Thăng Long, tiêu biểu cho lịch sử và văn hiến của cả nước.

Những nghiên cứu mới

Từ kết quả khai quật khảo cổ học, trong những năm gần đây, các nhà khoa học trẻ đã tiến hành nghiên cứu, diễn giải, ứng dụng công nghệ vào nghiên cứu phục dựng, giúp truyền tải kết quả nghiên cứu đến công chúng một cách đầy đủ, dễ tiếp cận.Các công trình ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu phục dựng công trình kiến trúc cổ đã được triển khai thực hiện và gây được tiếng vang trong công chúng có thể kể đến kiến trúc Bảo tháp tại Thái Lăng (Quảng Ninh), một số di tích trong quần thể di tích triều Nguyễn ở Huế, phỏng dựng VR3D - AR quần thể kiến trúc chùa Diên Hựu - Một Cột (Hà Nội), một vài hình ảnh 3D kinh thành Thăng Long - Hà Nội của nhóm 3D Hà Nội và một số kết quả nghiên cứu phỏng dựng mô hình kiến trúc tại Hoàng thành Thăng Long…

TS. Trần Việt Anh, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội cho biết: “Bằng việc mở rộng nghiên cứu so sánh, sưu tầm tư liệu và nghiên cứu những dấu tích khảo cổ, các cán bộ Trung tâm đã từng bước tái hiện không gian Điện Kính Thiên trên phối cảnh 3D. Hình ảnh điện Kính Thiên dần hiện lên với từng mảnh ghép từ nền móng, kiến trúc và bộ mái. Tuy còn nhiều vấn đề phải bổ sung nghiên cứu, lấp đầy khoảng trống nhưng cho thấy khả năng khôi phục được công trình này là rất cao”.

Đặc biệt, trong đợt khai quật năm 2021, các nhà khảo cổ có phát hiện mới là một di vật mô hình kiến trúc đất nung tráng men xanh. Nghiên cứu bước đầu cho thấy đó là các mảnh vỡ một tầng mái của mô hình đất nung nhiều tầng thời Lê sơ (thế kỷ XV - XVI). Di vật đã bị vỡ mất hết tầng đế và tầng trên, phần còn lại may mắn gần đầy đủ một tầng mái. Mô hình được làm bằng đất sét mịn màu đỏ tươi, toàn bộ mặt ngoài được phủ men màu xanh đối với bộ mái và màu vàng đối với phần khung gỗ, mặt trong mô hình cũng được tráng men vàng.

Đây là một loại di vật quý có giá trị cung cấp những tư liệu mới mang tính xác thực cao quý hiếm cho việc nghiên cứu kiến trúc và mỹ thuật trang trí kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Về tổng thể, các chi tiết ngói lợp, bộ khung, cấu trúc đấu củng thể hiện rất tỉ mỉ, công phu, các cấu kiện phần khu gỗ được làm riêng từng bộ phận rồi mới được lắp ghép nên mô hình có tỷ lệ cho thấy người tạo tác rất am hiểu về kiến trúc.

Do đó giá trị tư liệu mà di vật mang lại rất cao. Cho đến nay, đây là mô hình kiến trúc đất nung duy nhất thời Lê sơ, cho phép tìm hiểu đôi nét về kiến trúc thời Lê sơ cũng như kiến trúc Thăng Long xưa./.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.

Tin khác

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Cận cảnh khu di tích lầu Bảo Đại xuống cấp trước khi được trùng tu

Cận cảnh khu di tích lầu Bảo Đại xuống cấp trước khi được trùng tu

(LĐTĐ) Khu biệt thự cổ hơn 100 năm tuổi nằm trong di tích lầu Bảo Đại (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) hiện nay đang xuống cấp, hư hỏng ở nhiều hạng mục.
Ứng xử đẹp với di tích nhìn từ mô hình kiểu mẫu xã Dương Xá

Ứng xử đẹp với di tích nhìn từ mô hình kiểu mẫu xã Dương Xá

(LĐTĐ) Từ năm 2023 đến nay, Khu di tích thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đón hàng nghìn khách tới tham quan, làm lễ, đặc biệt là các chuyến tham quan về nguồn tìm hiểu các di tích lịch sử của người dân. Đó là nhờ một phần đóng góp không nhỏ của các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện trong thực hiện mô hình danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử kiểu mẫu.
Xem thêm
Phiên bản di động