Đau đầu kỳ nghỉ hè “mùa” Covid-19!
Nhiều trăn trở
Dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát với diễn biến phức tạp khiến học sinh được nghỉ hè bất ngờ và gấp gáp. Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên nghỉ học ở nhà tránh dịch, nhưng làm thế nào để các em có những ngày nghỉ hè an toàn, bổ ích, không chìm đắm vào không gian mạng và các thiết bị công nghệ là trăn trở của nhiều gia đình.
“Con chán quá mẹ ơi”. Nghe cậu con trai thứ hai năm nay mới 5 tuổi nói đến lần thứ ba, chị Trần Thị Hạnh (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy) chỉ còn biết thở dài, vừa ngao ngán, vừa thương con.
“Dù tôi đã mua thêm cho con rất nhiều đồ chơi mới nhưng chỉ chơi được một lúc là con lại kêu chán. Bình thường, con rất thích đi học. Ở trường cả ngày được chơi với các bạn và được tham gia nhiều hoạt động nên con vui lắm. Giờ, cả tháng phải ở nhà, chỉ quanh quẩn với ông bà, không có bạn chơi cùng nên con rất buồn. Nghĩ đến còn mấy tháng hè phía trước và không biết đến khi nào dịch Covid-19 mới ổn hơn để các trường học có thể mở cửa trở lại, tôi lại cảm thấy đau đầu, không biết làm thế nào để con có một mùa hè bổ ích, lý thú và không nhàm chán khi chỉ lủi thủi quẩn quanh trong bốn bức tường” - chị Hạnh chia sẻ.
Để giúp con có kỳ nghỉ hè an toàn và bổ ích, các phụ huynh đã tìm nhiều giải pháp phù hợp với hoàn cảnh gia đình. Ảnh minh họa: P.T |
Những năm trước, vợ chồng anh Phạm Tiến Nhiệm (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) thường xây dựng kế hoạch nghỉ hè cho con theo từng giai đoạn. Trong đó, thời gian đầu, vợ chồng anh sẽ đưa con đi du lịch ít hôm rồi gửi về quê để con có cơ hội trải nghiệm cuộc sống thực tế ở làng quê, tăng thêm sự kết nối với ông bà, cô dì chú bác. Thời gian còn lại, vợ chồng anh sắp xếp cho con tham gia các lớp học tiếng Anh, học bơi, võ thuật, kỹ năng sống… và cả ôn tập lại kiến thức cũ để chuẩn bị bước vào năm học mới.Thế nhưng, mùa hè năm nay, mọi kế hoạch đều bị xáo trộn và không thể thực hiện.
“Năm nay, khi Thành phố thông báo học sinh được nghỉ hè sớm từ ngày 15/5, con cũng thích nhưng không tỏ ra quá hào hứng như những năm trước bởi dù được nghỉ thì mọi hoạt động cũng chỉ diễn ra tại nhà. Dịch bệnh nên các con không thể đi chơi cũng không thể về quê với ông bà. Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ, các con xem tivi, chơi điện thoại, máy tính cả ngày. Nếu dịch bệnh không khả quan hơn, các con phải ở nhà cả ngày sẽ rất chán. Bố mẹ vẫn phải đi làm nên việc phụ thuộc vào game online hay các thiết bị công nghệ là rất lớn” - anh Nhiệm bày tỏ.
Cùng quan điểm với anh Nhiệm, chị Hoàng Thị Vân (phường Việt Hưng, quận Long Biên) cho biết, nghỉ hè, các con không phải học, bố mẹ đi làm không có ai chơi cùng. Cả ngày bắt con ở nhà tự chơi quanh bốn bức tường sẽ rất bí bách, dễ khiến con lạm dụng tivi, các trò chơi điện tử và có cơ hội tiếp xúc với những kênh giải trí kém lành mạnh… Hiện, vợ chồng chị đang rất băn khoăn về việc tìm niềm vui cho con trong kỳ nghỉ hè.
Để kỳ nghỉ hè an toàn, bổ ích
Trong thời gian các con nghỉ hè nhưng lại phải hạn chế ra ngoài do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, bài toán khó nhất đặt ra đối với các bậc phụ huynh là làm sao để con không cảm thấy nhàm chán khi ở nhà quá nhiều, đồng thời vẫn duy trì được những thói quen tốt, không chìm đắm vào không gian mạng và các thiết bị công nghệ như tivi, điện thoại, máy tính, ipad... Để làm được điều này, các phụ huynh cần giúp con xác định trong thời gian nghỉ hè con cần làm gì. Phụ huynh nên cùng con thảo luận, xây dựng một lịch sinh hoạt mới, cân bằng và phù hợp, vừa có các hoạt động mang tính tư duy, vừa có các hoạt động vận động thể chất, kết nối xã hội hoặc những việc thể hiện trách nhiệm của bản thân trong gia đình…
Chị Nguyễn Thị Hồng (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) cho biết, dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, con nghỉ hè ở nhà, mọi kế hoạch đi chơi gia đình cũng bị hủy bỏ. Để con không cảm thấy buồn bã, nhàm chán, có môi trường vui chơi lành mạnh mà vẫn phòng dịch tốt, chị đã vạch ra kế hoạch cụ thể.
Theo đó, hằng ngày, chị đều dành thời gian để giải thích cho con về mức độ nguy hiểm và khả năng lây nhiễm của dịch bệnh Covid-19, đồng thời cùng con chơi, cùng con học tập. Nhân thời gian này, chị cũng bồi dưỡng niềm yêu thích của con với việc đọc sách. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, hai mẹ con đều cùng nhau đọc sách, bắt đầu từ những quyển truyện tranh ít chữ đến truyện thiếu nhi ngắn, sách khoa học thiếu nhi... Điều này vừa giúp các con học thêm được những điều mới mẻ, làm kỳ nghỉ hè bớt buồn chán, lại tăng sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
Chị Trần Thị An (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) đã quyết định dành một buổi tối trò chuyện với các con. Cả gia đình cùng lên một bản kế hoạch chi tiết với nhiều hoạt động để khiến những ngày nghỉ hè ở nhà không chán nản và mất tinh thần. Nhân kỳ nghỉ, chị An dạy thêm cho các con cách làm một số công việc nhà, làm một số kế hoạch nho nhỏ mà bình thường không có thời gian thực hiện. Căn hộ chung cư diện tích không quá lớn được tận dụng thành nơi vui chơi, học tập cho hai chị em.
Trong khi đó, chị Cao Thanh Hương (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) lại khuyến khích con tham gia những trò chơi vận động như nhảy dây, tập thể dục hằng ngày... để nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, do không có điều kiện bố trí người ở nhà cùng con nên vợ chồng chị đặc biệt lưu ý dạy con các kỹ năng đảm bảo an toàn, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp nguy hiểm... Sau mỗi ngày làm việc, vợ chồng chị đều dành thời gian buổi tối để trò chuyện cùng con để biết một ngày ở nhà của con diễn ra như thế nào, dành những lời khen ngợi, phần thưởng để khích lệ khi con hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cũng theo chị Hương, rất khó để tách con khỏi các thiết bị công nghệ nếu cha mẹ không tạo được hoạt động thể chất hay sân chơi cho con trong dịp nghỉ hè này. Bố mẹ không nên ngăn cản hoàn toàn mà nên quản lý thời gian con sử dụng thiết bị công nghệ an toàn và hợp lý./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40