Dấu ấn văn học Hà Nội đương đại

(LĐTĐ) Những năm gần đây, lực lượng sáng tác văn học khu vực Hà Nội tiếp tục chuyển mình với xu hướng cởi mở, nhanh nhạy. Tác phẩm của họ giàu sáng tạo, trội về cá tính, đa dạng, nhiều màu sắc, ứng với đời sống xã hội đang nhanh chóng đổi mới, nhất là về công nghệ thông tin, hợp với quy luật trẻ hóa sáng tác.
Thành tựu Văn học nghệ thuật Thủ đô 10 năm sau Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội
Tản văn trong dòng chảy văn học hiện đại

Tại Tọa đàm “Thành tựu Văn học nghệ thuật Thủ đô 10 năm sau Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội”, nhà văn Bùi Việt Mỹ cho rằng, từ cách đây gần một thập kỷ, ngay sau Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Thành phố đã tổ chức Tổng kết “Cuộc vận động sáng tác Văn học nghệ thuật Thăng Long- Hà Nội ngàn năm văn hiến” đồng thời phát động đợt sáng tác tiếp nối cùng chủ đề, trên cơ sở Chương trình 04 của Thành ủy Hà Nội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Đây là dấu ấn quan trọng, một luồng gió mới tạo bước chuyển lớn về nhận thức sáng tác và quy mô xây dựng tác phẩm cho cả lĩnh vực văn học nghệ thuật, trong đó, văn chương chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Đây cũng chính là thời kỳ bắt đầu của một xã hội công nghệ thông tin.

3203 0439 img 7813
Ảnh minh họa: Bảo Thoa

Mạng thông tin điện tử du nhập và phát triển rầm rộ như không gì có thể ngăn cản nổi. Hình thức sáng tác và truyền tải - nhất là đối với tác phẩm văn học bước sang khúc ngoặt lớn, vừa thể hiện trên giấy, vừa trên mạng điện tử, đánh dấu một mốc lịch sử như một cuộc cách mạng của thị hiếu bạn đọc tiếp cận tác phẩm và tác giả. Các tác phẩm mới vừa chịu trách nhiệm kế thừa lại vừa chuyển mình sang vận tốc cao nên phần nào ảnh hưởng đến bề dày chất liệu và quy mô tác phẩm. Đó còn chưa kể đến sự vận hành của cơ chế kinh tế đã thực sự tác động trực tiếp đến giá trị đời sống sáng tác và nhu cầu của công chúng.

Mặt khác, cũng cần khẳng định về hình thức tác phẩm văn học hiện nay còn được thể hiện khá đa dạng…Có thể kể ra một số kịch bản gần đây như: “Đập cánh giữa không trung”, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Mùi cỏ cháy”, “Người phán xử”, “Mẹ chồng nàng dâu”, “Quỳnh búp bê” và các kịch bản tái hiện các tình thế xã hội lịch sử…

Riêng đối với Hà Nội, đây là nơi tập hợp điển hình nhất về đội ngũ tác giả và tác phẩm. Chính bề chìm, bề nổi của đội ngũ các tác giả đương đại ấy tạo bề dày của giá trị văn chương Hà Nội, có thể đứng đại diện cho văn học đương đại Việt Nam.

“Nói thế, không phải chúng tôi đã để ra một phần các tác giả cũng như các cây bút ở nhiều miền vùng khác nhau trong nước bởi tôi cho rằng sáng tác của họ cũng mang tính kế thừa của văn hóa Dân tộc cũng như tầm ảnh hưởng của văn hóa Thăng Long. Về cơ bản, các tác giả là Nhà văn Việt Nam hội tụ, sống và viết ở Thủ đô Hà Nội chiếm số lượng đông đảo nhất, chiếm tỷ lệ gần một phần hai trên tổng số gần 700 nhà xuất bản, các cơ quan chuyển tải và phổ biến tác phẩm cũng chủ yếu là ở đây. Lực lượng sáng tác khu vực Hà Nội tiếp tục chuyển mình với xu hướng cởi mở, nhanh nhạy. Tác phẩm của họ giàu sáng tạo, trội về cá tính, đa dạng, nhiều màu sắc, ứng với đời sống xã hội đang nhanh chóng đổi mới, nhất là về công nghệ thông tin, hợp với quy luật trẻ hóa sáng tác”, nhà văn Bùi Việt Mỹ cho biết.

Cũng theo nhà văn đúc kết, thời điểm này, sự chuyển giao thế hệ về sự thích ứng thời cuộc cũng như bút pháp đang rõ nét hơn. Các tác giả nổi bật trong thời kỳ đánh Mỹ như Hữu Thỉnh, Chu Lai, Vũ Quần Phương, Bằng Việt, Vương Trọng, Nguyễn Trọng Tạo và trẻ hơn là Trần Đăng Khoa… sáng tác thường kèm theo luận bàn văn chương, kinh nghiệm sáng tác và phê bình văn học. Phần đông, chậm dần theo thời gian để ra đời hàng loạt tác phẩm điển hình như: truyện và tiểu thuyết của Lê Minh Khuê, Hoàng Minh Tường, Nguyễn Văn Thọ, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bắc Sơn và Tạ Duy Anh... nổi bật với những cung bậc đa dạng đời sống, ký ức và tình yêu.

Các tác phẩm này giữ nhịp cho dòng chảy sáng tác chung ở quãng đổi khúc cần thiết. Một loạt các tác phẩm thơ của Dương Kiều Minh, Trần Quang Quý, Lê Cảnh Nhạc, Vũ Từ Trang, Giáng Vân…; phê bình tiểu luận của Phạm Khải, Lê Thành Nghị, Trần Đăng Suyền, Bùi Việt Thắng; dịch văn học nước ngoài của Dương Tường, Đoàn Tử Huyến và Lê Bá Thự... ra mắt bạn đọc và được dư luận đánh giá cao. Một nhịp cầu nối nhanh tới cái nhìn mới, đáp ứng thị hiếu mới, không đơn điệu, ba tác giả song hành là Nguyễn Thị Minh Thái, Văn Giá và Phạm Xuân Nguyên muốn tránh lối phê bình giản lược và xuôi chiều...

Những bài bình cập nhật đã trở thành tác nhân giúp các cây bút trẻ tự tin thể hiện các sáng tạo mới. Một số tác giả văn xuôi tiếp tục giữ nhịp sáng tác trẻ, có cá tính, giám nhìn thẳng vào muôn mặt của cuộc sống, trong đó có góc khuất, có bức bối và đi tìm một giá trị nhân bản trong truyện của Nguyễn Thị Thu Huệ, pha chút dữ dội, cảm giác mạnh trong truyện của Y Ban…

Tác giả thơ xuất hiện nhiều, thậm chí chia thành nhiều “phái cách tân” khác nhau. Tuy vậy, bạn đọc Thủ đô vẫn đón nhận hướng sáng tạo thẩm mỹ. Sau ánh ngày tinh khôi của Hoàng Nhuận Cầm đến sự chuyển động bề bộn, phát động nội hàm của Nguyễn Quang Thiều, trào lộng của Nguyễn Linh Khiếu. Rồi tác giả trẻ hơn, “8X” hoặc thậm chí “9X” như Hữu Việt, Vi Thùy Linh, Nguyễn Phan Quế Mai và Nguyễn Quang Hưng ... có lúc, họ cũng chưa hẳn đã nhận được sự hưởng ứng. Song, bản năng thơ không thay đổi, họ đang tạo dựng một cấu trúc mới, một bố cục mới thật mở, xác lập một giai đoạn mới của thơ. Cùng thời điểm này còn nổi lên hai nhà văn quân đội Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Bình Phương. Đặc điểm sáng tác của họ là lối viết tương tác với cách cảm, cách nghĩ của thời điểm, tác phẩm thể hiện cái nhìn mới, không câu nệ vào bất kỳ một khuôn mẫu nào.

“Thời gian gần đây, tham góp vào diễn đàn văn chương Hà Nội, chúng ta thấy sức nặng rất đáng kể về nội dung, chất liệu đời sống xã hội thực tại trong tiểu thuyết và loạt truyện bi hài của Phạm Quang Long và ứng xử xã hội của Phan Thúy Hà qua các tập: “Gia đình” và “Tôi là con của cha tôi” do Nhà xuất bản Phụ Nữ mới ấn hành. Thế rồi, cũng là những điển hình mới trong lý luận phê bình, hãy nhìn nhận và đánh giá không câu nệ trong “Giăng lưới bắt chim” của Nguyễn Huy Thiệp, tập “Việt Nam thi ca luận và văn chương xã hội”, luận về văn và tác giả của Lương Đức Thiệp. Có thể nói, các tác phẩm có sức phản biện đa chiều, công phu và quy mô đã và đang xuất hiện, đáp ứng tốt định hướng sáng tác của giai đoạn này”, nhà văn Bùi Việt Mỹ khẳng định.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".
Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Hoài Đức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức; đồng thời đề nghị lái xe điều khiển xe ô tô BKS 88H-288.49 đến cơ quan Công an trình diện để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động