Thành tựu Văn học nghệ thuật Thủ đô 10 năm sau Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội
Sáng tạo văn học nghệ thuật vì sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước | |
Sáng tác những tác phẩm văn học, nghệ thuật xứng tầm | |
Nâng tầm tác phẩm văn học để “kích cầu” độc giả |
Chia sẻ tại tọa đàm "Thành tựu Văn học nghệ thuật Thủ đô 10 năm sau Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội", Nghệ sĩ Nhân dân Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội đã đưa ra những đánh giá khái quát về nền Văn học nghệ thuật Thủ đô từ năm 2010 đến nay với những thành tựu và khó khăn cùng những định hướng thiết thực trong tương lai.
Nghệ sĩ nhân dân Trần Quốc Chiêm cho biết, bên cạnh khuynh hướng tiếp tục phản ánh các đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng, giải phóng và bảo vệ Tổ quốc với cảm hứng sử thi và tầm khái quát mới là sự phát triển mạnh khuynh hướng quan tâm đến cuộc sống bình dị, nhiều khía cạnh cuộc sống đời thường của con người, làm phong phú hơn và làm sâu thêm chủ nghĩa nhân văn của văn học, nghệ thuật hôm nay.
Múa rối nước “Linh thiêng hai tiếng đồng bào” của Nhà hát Múa Rối Thăng Long. |
Văn học, nghệ thuật đã trực tiếp tham gia cuộc đấu tranh hoàn thiện con người, làm lành mạnh các quan hệ xã hội, nhạy bén và mạnh dạn phơi trần, lên án, tố cáo cái xấu xa, độc ác, đen tối, các biểu hiện biến chất, thoái hóa về nhân cách, đạo đức, lối sống của con người. Tính chiến đấu của văn học, nghệ thuật có tác dụng cảnh báo, phản biện có hiệu quả, góp phần ngăn chặn xu hướng tiêu cực đang nảy sinh trong đời sống xã hội.
Điểm qua các tác phẩm được trao Giải thưởng văn học nghệ thuật Thủ đô trong năm 2012, nhiều tên tuổi quen thuộc với Văn học nghệ thuật Thủ đô vẫn sáng tác đều và có nhiều thành tựu, như nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ với tập truyện “Thành phố đi vắng”, nhà văn Tạ Duy Anh với tập truyện “Lãng du”, nhà thơ Vũ Quần Phương với tập sách bình thơ và thẩm định thơ.
Về Sân khấu có các vở diễn gây tiếng vang là “Những gương mặt thấp thoáng”, vở kịch về đề tài xã hội hiện đại của Nhà hát Kịch Hà Nội và “Linh thiêng hai tiếng đồng bào”, múa rối nước của Nhà hát Múa Rối Thăng Long.
Về điêu khắc, có Tượng đài “Khâm Thiên căm thù, bất khuất” của Nguyễn Tự, được dựng lên ở Khu tưởng niệm phố Khâm Thiên đúng 40 năm sau ngày Khâm Thiên bị B.52 hủy diệt trong trận “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972. Về Điện ảnh, có tác phẩm “Ngôi nhà 30 liệt sĩ”, miêu tả đầy cảm xúc về các thế hệ chiến sĩ và nghệ sĩ, đã từ ngôi nhà số 17 phố Lý Nam Đế này lên đường ra trận và không bao giờ trở về.
Nghệ sĩ nhân dân Trần Quốc Chiêm: Nghệ thuật truyền thống vẫn còn phải mỏi mắt chờ khán giả. Hàm lượng chất xám trong các tác phẩm điện ảnh còn hạn chế, văn học thiếu vắng tác phẩm đỉnh cao, âm nhạc chưa đủ sức vươn ra ngoài biên giới - như đã thấy với Hàn Quốc. Tình trạng vi phạm bản quyền còn có diễn biến phức tạp. Kinh phí đầu tư cho hoạt động văn học nghệ thuật tuy tăng hằng năm nhưng vẫn ở mức thấp. Với hoạt động phát triển công nghiệp văn hóa vốn trông cậy rất nhiều vào khả năng sáng tạo của các cá nhân và nguồn kinh phí xã hội hóa, vấn đề đặt ra cho văn học nghệ thuật là khó khăn trong việc tìm các mạnh thường quân và ứng dụng thành tựu công nghệ một cách hiệu quả... |
Những năm sau đó, hướng tới Kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (1966 – 2016), văn nghệ sĩ Thủ đô đã tạo ra thêm nhiều tác phẩm có chiều sâu tư duy và tầm vóc nhân văn sâu sắc, xứng đáng với bề dày của 50 năm lịch sử của nhiều thế hệ văn nghệ sĩ được vinh dự đứng trong đội ngũ sáng tạo vẻ vang của Thủ đô, như Tập biên khảo đồ sộ “Thơ Việt Nam tìm tòi và cách tân 1975 – 2015” của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến; phim tài liệu nhựa “30 tháng Tư, ngày thống nhất” và phim tài liệu “Lang thang như đám mây trời”.
Về âm nhạc, có một tác phẩm thuộc thể loại romance trích từ opera, trên nền nhạc piano của nhạc sĩ Ngô Quốc Tính “Huyền diệu Biển”, được đánh giá cao vì tạo được hiệu ứng thẩm mỹ hài hòa, lời và nhạc hòa quyện, tôn tạo cho nhau khi biểu diễn.
Hội Kiến trúc sư Hà Nội cũng được vinh danh với đồ án thiết kế “Quy hoạch chung thị xã Sơn Tây”, một đồ án công phu và khá hoàn chỉnh, mang tính quy hoạch định hướng cho một thị xã có truyền thống lịch sử văn hóa Xứ Đoài vừa cổ kính vừa hiện đại .
Về tác phẩm Mỹ thuật, có “Giấc mơ Long Biên”; về Sân khấu, có vở chèo “Nàng thứ phi họ Đặng” đã đạt huy chương Vàng Liên hoan Nghệ thuật Chèo toàn quốc 2016; về múa rối, có vở “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đã đoạt Giải “Tiết mục Rối thử nghiệm xuất sắc nhất” tại Liên hoan Sân khấu Thử nghiệm Quốc tế 2016; về Văn nghệ Dân gian, có tập nghiên cứu “Làng ven đô và sự biến đổi văn hóa”, của các tác giả Nguyễn Thị Phương Châm và Đỗ Thị Lan.
Đến năm 2018, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội lại tiếp tục phát hiện, vinh danh và trao Giải thưởng cho nhiều tác phẩm xứng đáng, nối tiếp theo truyền thống đã được khẳng định qua 50 năm văn học nghệ thuật vẻ vang của Thủ đô như tiểu thuyết “Vỡ vụn” và "Cuộc vuông tròn” - bộ tác phẩm liên hoàn của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn và tập hồi ức - biên khảo “Văn nghệ Hà Nội những năm 1947 – 1054” của nhà văn Lê Văn Ba...
Có thể nói, trong 10 năm gần đây các sáng tác về Văn, Thơ, Nhạc, Họa, Nhiếp ảnh, Sân khấu, Múa…cũng như các công trình sáng tạo về Điện ảnh, Kiến trúc, Văn nghệ dân gian… đều vẫn được các văn nghệ sĩ Hà Nội tiếp tục phát huy được thế mạnh của mình, dành mọi tâm huyết và mọi suy nghĩ sâu sắc, với hoài bão lớn và ý thức trách nhiệm công dân cao, để biến các ý đồ và dự thảo của bản thân dần hóa thành hiện thực.
Tuy nhiên, theo Nghệ sĩ nhân dân Trần Quốc Chiêm, bên cạnh những thành tựu nổi bật, sự nghiệp phát triển văn học, nghệ thuật của Thủ đô cũng còn không ít hạn chế. Tuy số lượng tác phẩm ngày càng tăng, nhưng chưa có nhiều tác phẩm dám đi thẳng vào hiện thực, còn thiếu vắng các tác phẩm có sức lan tỏa trong xã hội, tác động mạnh tới suy nghĩ, nhận thức của công chúng. Chưa có nhiều nhiều tác phẩm mang tính cách tân, sáng tạo và thể hiện khuynh hướng sáng tác mới, khai thác thái quá khía cạnh giải trí, bạo lực, kinh dị…, hạ thấp tính giáo dục, xa rời bản sắc dân tộc. Hoạt động nghiên cứu, phê bình, lý luận văn học, nghệ thuật chưa làm tốt nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ, định hướng thị hiếu công chúng; chưa đủ sức cổ vũ các sáng tạo có giá trị, né tránh phê phán các biểu hiện sai trái, lệch lạc, thẩm định tác phẩm còn thiếu chính xác.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ấn tượng với show diễn Elise Thu Đông 2024
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Điều tra nguyên nhân vụ cháy kho hàng đồ chơi ở Định Công
Không khoan nhượng với tội phạm ma túy
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Công đoàn Hà Tĩnh: Tập trung nâng cao đời sống văn hóa cho người lao động
Nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn khối trường đại học, cao đẳng
Tin khác
Ấn tượng với show diễn Elise Thu Đông 2024
Thời trang 19/11/2024 10:15
Hoa hậu Thanh Thủy được chào đón nồng nhiệt ngày trở về
Giới sao 19/11/2024 00:36
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây
Điện ảnh 18/11/2024 07:37
Kết quả UEFA Nations League 2024/2025: Anh thắng đậm Ireland, Pháp hạ Italia với tỉ số 3-1
Thể thao 18/11/2024 06:55
Hoa hậu Đan Mạch đăng quang Miss Universe 2024, Kỳ Duyên vào Top 30
Giới sao 17/11/2024 14:03
UEFA Nations League 2024/2025: Đức và Hà Lan đều thắng lớn
Thể thao 17/11/2024 13:05
Lịch thi đấu chính thức AFF Cup 2024
Infographic 17/11/2024 10:50
Đội tuyển Việt Nam thăng hạng trên bảng xếp hạng FIFA trước thềm AFF Cup 2024
Thể thao 17/11/2024 10:49
Mike Tyson vẫn đút túi 20 triệu USD dù thất bại
Thể thao 16/11/2024 17:22
Hoa hậu Biển Việt Nam không chỉ là cuộc thi nhan sắc
Giới sao 15/11/2024 19:13