Dấu ấn và kỳ vọng

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ Chính phủ 2016-2021 diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tiếp đó là hệ lụy của đại dịch Covid-19. Trong nước, hết thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch Covid-19 lại ập đến ảnh hưởng nặng nề đến toàn bộ nền kinh tế- xã hội... song dưới sự lãnh đạo của Đảng, với phương châm: “Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ Nhân dân”- Chính phủ đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Ông Phạm Minh Chính trở thành tân Thủ tướng Chính phủ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính được giới thiệu bầu làm Thủ tướng Chính phủ Ông Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu để Quốc hội bầu Chủ tịch nước
Dấu ấn và kỳ vọng
Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 (tính đến ngày 5/4) đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã để lại nhiều dấu ấn trong điều hành kinh tế- xã hội. (Ảnh: Một phiên họp Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điều hành- nay là Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam)

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, ngay khi bước vào đầu nhiệm kỳ, Thủ tướng đã đưa ra thông điệp là quyết tâm xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, hướng tới người dân, doanh nghiệp, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ.

Vì vậy, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đặc biệt chú trọng đề cao trách nhiệm người đứng đầu Chính phủ, trách nhiệm của từng thành viên Chính phủ, phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm các cơ quan, đơn vị và thống nhất quan điểm không để trình trạng “bắn chỉ thiên” hoặc “trên bảo dưới không nghe”.

Đồng thời, đổi mới mạnh mẽ phương thức làm việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các cơ quan hành chính nhà nước; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính xây dựng Chính phủ điện tử.

Điểm lại những thành tựu nổi bật nhất của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, có thể kể đến việc đầu tiên là công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế. Chính phủ đã chú trọng xây dựng và hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật đồng bộ, thống nhất; tập trung tháo gỡ “điểm nghẽn” thể chế, khơi thông, tạo động lực cho phát triển;

Đồng thời, chỉ đạo đổi mới tư duy, quy trình xây dựng chính sách, pháp luật theo hướng 01 luật chỉ ban hành tối đa 02 nghị định; 01 nghị định ban hành 01 thông tư hướng dẫn; thực hiện ban hành 01 văn bản mới thì phải bỏ 01 văn bản cũ. Nhờ đó, tính đến ngày 21/3/2021, Chính phủ đã ban hành 760 Nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 238 quyết định quy phạm pháp luật.

Trên bình diện kinh tế, tăng trưởng GDP bình quân 5 năm đạt khoảng 5,99% (thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới); riêng năm 2020, dù trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 nhưng tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt 2,91% (mức tăng trưởng cao nhất so với 5 nền kinh tế lớn trong khu vực Đông Nam Á).

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 3,2% (giảm mạnh so với giai đoạn 2011-2015 là 7,65%). Lạm phát cơ bản được kiểm soát tốt qua các năm, giữ mức tương đối ổn định, bình quân đạt 1,81% (giảm mạnh so với giai đoạn 2011-2015 là 5,15%). Đặc biệt, bội chi ngân sách Nhà nước được kiểm soát chặt chẽ, bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 3,45%, vượt mục tiêu đề ra là không quá 3,99%.

Cũng không thể không kể đến nhiệm vụ: “Chủ động, quyết liệt, ứng phó kịp thời, ngăn chặn, kiểm soát tốt đại dịch Covid-19”. Khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam đầu năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra ngay khẩu hiệu “chống dịch như chống giặc”, với những cách làm bài bản, khoa học, thần tốc đến nay có thể tự hào Việt Nam là một trong những quốc gia thành công nhất trong phòng, chống đại dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, dấu ấn nhiệm kỳ Chính phủ 2016-2021 không thể bỏ qua là thành công trong việc đẩy mạnh thủ tục hành chính. Với phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, xử lý công việc trên môi trường mạng hướng tới “Chính phủ phi giấy tờ”.

Dấu ấn và kỳ vọng
Cử tri và người dân tin tưởng phát huy những kết quả đã đạt được, với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành tựu hơn nữa để đưa đất nước ngày càng phát triển. (Ảnh: Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính Tuyên thệ nhậm chức chiều ngày 5/4).

Để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV đã tiến hành kiện toàn nhân sự cấp cao của Nhà nước. Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước; Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính được bầu làm Thủ tướng Chính phủ.

Tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kế thừa những thành quả đã đạt được trong thời gian qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính với tư cách là người đứng đầu Chính phủ- người có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong các lĩnh vực sẽ tạo ra một Chính phủ đoàn kết, kiến tạo và hành động tiếp tục gặt hái nhiều thành tựu trên bình diện kinh tế- xã hội; quốc phòng, an ninh… đưa đất nước ngày càng phát triển.

H. Lê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phê duyệt, điều chỉnh chủ trương 25 dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp Thành phố

Phê duyệt, điều chỉnh chủ trương 25 dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp Thành phố

(LĐTĐ) Chiều 29/3, tại kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI xem xét, quyết nghị nội dung về Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2024; cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 cấp Thành phố và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND Thành phố đối với một số cán bộ đã điều chuyển công tác khác.
Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.

Tin khác

Gấp rút đào tạo nhân lực công nghệ bán dẫn

Gấp rút đào tạo nhân lực công nghệ bán dẫn

(LĐTĐ) Hiện nay các trường đại học, học viện, cao đẳng được thành lập nhiều, các trường cũng được mở thêm nhiều khoa, ngành học mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời cải thiện nguồn thu. Tuy nhiên, những trường chuyên về đào đạo (kỹ sư, lao động chất lượng cao….) thiên về công nghệ, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp chất bán dẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đây chính là một trong những “điểm nghẽn” cần phải “khai thông” sớm, nếu chúng ta muốn đi tắt, đón đầu trong cuộc đua tăng tốc kinh tế thời 4.0.
Ý thức không tăng, tai nạn khó giảm!

Ý thức không tăng, tai nạn khó giảm!

(LĐTĐ) Trước khi nghị định của Chính phủ về quy định không uống rượu, bia khi tham gia giao thông có hiệu lực, thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho hay, nhiều vụ tai nạn giao thông có liên quan đến lạm dụng bia, rượu. Song khi quy định này được thực thi nghiêm ngặt, đa số các vụ tai nạn giao thông lại do phóng nhanh, vượt ẩu, điều khiển phương tiện trái với quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra.
Vì sao chưa thống nhất?

Vì sao chưa thống nhất?

(LĐTĐ) Theo cơ cấu hiện hành, đối với các ban (cơ quan Đảng), ủy ban (Quốc hội), bộ (cơ quan thuộc Chính phủ) được chia thành các vụ chuyên môn. Đồng thời, nhiều bộ còn có cấp tổng cục, ủy ban. Tuy vậy, hiện vẫn còn không ít cơ quan cấp tổng cục, ủy ban (thuộc bộ), nhưng vẫn duy trì cơ cấu tổ chức cấp vụ, cục. Người đứng đầu cấp vụ vẫn mang “hàm” vụ trưởng.
Cần mở rộng hạn mức chứng nhận quyền sử dụng đất

Cần mở rộng hạn mức chứng nhận quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Luật Đất đai (sửa đổi) mới được thông qua mục đích nhằm sửa đổi, bổ sung một số vấn đề bất cập liên quan đến công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Đặc biệt, gỡ nút thắt “xung đột” liên quan đến đất đai, một trong những vấn đề nóng nhất thời gian vừa qua. Còn về phía người dân kỳ vọng, việc thông qua Luật này sẽ giúp họ không còn chạy ngược, chạy xuôi đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Xuân mới, tỏa rạng thế rồng bay

Xuân mới, tỏa rạng thế rồng bay

(LĐTĐ) Chúng ta đã đón Tết cổ truyền trong không khí chan hòa của mùa xuân mới. Thời tiết đẹp, nhà nhà, người người ai cũng cảm nhận được Tết đoàn viên, dự cảm về một năm mới tốt lành.
“Ngoại giao cây tre” nâng tầm vị thế Việt Nam

“Ngoại giao cây tre” nâng tầm vị thế Việt Nam

(LĐTĐ) Năm 2023, Hà Nội - Việt Nam trở thành một trong những “tâm điểm”của truyền thông thế giới khi chứng kiến hàng loạt chuyến thăm cấp Nhà nước của nhiều nguyên thủ quốc gia; chính khách, tổ chức và lãnh đạo nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Đồng thời, năm 2023 cũng là năm các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước công du nước ngoài theo lời mời của lãnh đạo một số quốc gia, dự nhiều sự kiện quốc tế quan trọng.
Khơi nguồn lực đón vận hội mới

Khơi nguồn lực đón vận hội mới

(LĐTĐ) Xuân mới mang theo vận hội mới đến với đất nước Việt Nam và Thủ đô Hà Nội tươi đẹp. Điều mà chúng ta quan tâm là khơi nguồn lực ra sao để đón vận hội mới, hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại…
Kinh tế Việt Nam vững niềm tin tiến bước

Kinh tế Việt Nam vững niềm tin tiến bước

(LĐTĐ) Khi nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt với nhiều biến số khó lường, những căng thẳng địa chính trị khiến thương mại và đầu tư suy giảm thì Việt Nam với nền kinh tế có độ mở lớn cũng không tránh khỏi xu hướng bị tác động. Dẫu vậy, Việt Nam đã kiên cường, vững vàng vượt sóng gió để khép lại một năm khó khăn bằng những thành tựu đáng tự hào; tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2023 tăng 5,05%, gấp 1,68 lần mức tăng chung của kinh tế thế giới, trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng tích cực, ấn tượng…
Quốc hội hành động, đổi mới vì dân

Quốc hội hành động, đổi mới vì dân

(LĐTĐ) Đổi mới tư duy, chủ động vào cuộc “từ sớm, từ xa” là thông điệp được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đưa ra từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Từ sự chủ động, vào cuộc “từ sớm, từ xa” đó, năm 2023, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, đạt được nhiều kết quả nổi bật cả trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia. Đây là tiền đề quan trọng bước vào năm 2024 - năm bứt phá để hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.
Học Bác để làm nên những thắng lợi mới!

Học Bác để làm nên những thắng lợi mới!

(LĐTĐ) Cách đây hơn 5 thế kỷ, Thân Nhân Trung làm quan dưới thời hậu Lê đã nói: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao; nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Tiếp bước cha ông, về vấn đề cán bộ, đúc kết những tinh hoa của dân tộc và thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” và “huấn luyện cán bộ là công việc của Đảng”.
Xem thêm
Phiên bản di động